Mẫu công văn đề nghị tạm ứng theo hợp đồng năm 2024

Tạm ứng là việc doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng một khoản tiền hoặc vật tư do để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt.

Tuy nhiên, mẫu văn bản đề nghị tạm ứng theo hợp đồng không có mẫu sẵn nên các doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc trong việc soạn thảo các loại văn bản này.

Vì vậy Luật Quang Huy chúng tôi cung cấp mẫu đề nghị tạm ứng hợp đồng dưới đây để các doanh nghiệp có thể tham khảo:

Theo quy định tại điều 21 Thông tư 133/2016/TT-BTC giấy đề nghị tạm ứng là loại giấy chuyên dùng để xin doanh nghiệp trợ cấp cho dự án một khoản tiền gọi là khoản tạm ứng.

Khoản tiền tạm ứng này chính là khoản tiền hay được cung cấp cho bên dự án dưới dạng vật tư cấp cho người cần tạm ứng để tiến hành vô số nhiệm vụ cho công ty phải được giám đốc phê duyệt.

Giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng là: Mẫu đơn được sử dụng phổ biến đối với đơn vị sử dụng lao động bởi khi công ty muốn xin cấp, sử dụng nguồn tiền từ công ty để chi tiêu, đầu tư, kinh doanh, sản xuất thì họ cần có các giấy tờ, chứng từ phù hợp để xác định chi phí của công ty.

Nhưng không phải trường hợp nào công ty có đầy đủ các giấy tờ, chứng từ tại thời điểm mong muốn được chi tiền nên việc tạm ứng tiền ra đời nhằm mục đích đáp ứng việc chi tiền đối với các hoạt động của công ty trước thời điểm có các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sử dụng tiền cho các hoạt động của công ty.

Mẫu giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng

2. Mẫu giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng

Giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng là một giấy tờ cần thiết giúp các bên xây dựng có thể đảm bảo được quyền lợi chính đáng của mình, mức tạm ứng trước giá trị hợp đồng sẽ do hai bên chủ động thỏa thuận.

Dưới đây là mẫu giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng mới nhất bạn đọc có thể tham khảo tại đây:

TẢI MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG HỢP ĐỒNG

Tải mẫu giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng tại đây:

TẢI MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG HỢP ĐỒNG

3. Hướng dẫn cách viết mẫu giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng

Bạn muốn xin tạm ứng chi phí hợp đồng nhưng lại không biết cách viết mẫu đề nghị tạm ứng hợp đồng sao cho đúng.

Mẫu giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng phải đảm bảo đầy đủ nội dung và chính xác thì mới được cơ quan cấp trên duyệt.

Thì dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách viết mẫu đề nghị tạm ứng theo hợp đồng.

Trước tiên bạn cần điền đầy đủ rõ ràng về các thông tin như: Tên đơn vị, bộ phận nơi đang làm việc tại góc trên bên trái của giấy đề nghị tạm ứng.

Giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng được viết 1 liên bởi người xin tạm ứng và ghi rõ kính gửi giám đốc doanh nghiệp,…

Bên cạnh đó người đề nghị tạm ứng hợp đồng cần phải kê khai thông tin chi tiết của mình bao gồm: họ và tên, đơn vị, số tiền xin tạm ứng (ghi rõ bằng số và chữ)

Lý do tạm ứng: bạn phải tiến hành kê khai mục đích sử dụng tiền tạm ứng hợp đồng là để phục vụ công việc gì? Ví dụ tiền công tác phí, mua chi phí văn phòng phẩm, tiếp khách, hay xử lý công vụ….

Thời hạn thanh toán: Bạn phải tiến hành ghi rõ thời gian gồm ngày … tháng … năm … hoàn lại số tiền bạn đã tạm ứng.

Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo hợp đồng sau khi được viết và trình cho kế toán trưởng xe xét thì được trình lên cho giám đốc duyệt xem xét có được duyệt hay không.

Căn cứ vào các ý kiến quyết định của Giám đốc, kế toán sẽ tiến hành soạn thảo lập phiếu quyết định chi tạm ứng kèm theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ thực hiện hóa tiến trình xuất quỹ.

Trên đây là: Mẫu giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng.

Trong quá trình giải quyết vấn đề nếu còn có thắc mắc hay chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi tới Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp, hướng dẫn chi tiết.

Mẫu giấy đề nghị tạm ứng được sử dụng phổ biến hiện nay là Mẫu số 03-TT được ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014.

Mẫu giấy đề nghị tạm ứng

Cách viết mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 200

Cụ thể, các nội dung trong mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 200 sẽ được thực hiện như sau:

(1) Ghi rõ tên doanh nghiệp, bộ phận – nơi người lao động sử dụng Giấy đề nghị tạm ứng làm việc.

(2) Giấy đề nghị tạm ứng do người xin tạm ứng viết 1 liên.

Giấy đề nghị tạm ứng được chuyển cho kế toán trưởng xem xét và ghi ý kiến đề nghị giám đốc duyệt chi. Căn cứ quyết định của giám đốc, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.

(3) Ghi rõ gửi Giám đốc doanh nghiệp hoặc người xét duyệt tạm ứng.

(4) Ghi cụ thể lý do tạm ứng (ghi rõ mục đích sử dụng tiền tạm ứng).

(5) Ghi rõ ngày, tháng hoàn lại số tiền đã tạm ứng tại mục thời hạn thanh toán.

Quy định về tạm ứng tiền lương theo Bộ luật Lao động 2019

Cụ thể tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm ứng tiền lương như sau:

- Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.

- Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.

Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì không được tạm ứng tiền lương.

- Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Không cho người lao động tạm ứng tiền lương thì phạt bao nhiêu tiền?

Cụ thể, người sử dụng lao động có hành vi không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật sẽ chịu các mức phạt tiền theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Mức phạt trên áp dụng cho người sử dụng lao động là cá nhân. Trong trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt tiền sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, cụ thể:

- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

- Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

- Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

(Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ đề