Máy tính fantom có tốt không

Fantom cũng là một dự án làm mưa làm gió trên thị trường vào năm 2021 với tốc độ tăng trưởng đạt vô cùng ấn tượng, đạt trên 15.500%/năm. Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ về dự án cũng như token FMT thì hãy đồng hành cùng Coinvn để tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan chung về Fantom (FTM)

Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tổng quan về dự án, từ các khái niệm, cơ chế hoạt động, đặc điểm nổi bật của Fantom. 

Fantom cũng là một trong những nền tảng tương thích với Ethereum, tương tự như các nền tảng Polygon, Near, Avalanche… Điểm khác biệt duy nhất đó là Fantom tạo ra một blockchain mới, cho phép các Dapp có thể triển khai và hoạt động trên nó. Cơ chế này có phần giống với nền tảng Cardano. 

Việc này cho phép các khối lượng công việc cần được thực hiện sẽ được trải rộng trên các blockchain. Cụ thể, thay vì chỉ lưu trữ tất cả các thông tin trên một blockchain, gây áp lực và hạn chế khả năng mở rộng, thì nền tảng này sẽ chia sẻ ra hàng trăm blockchain khác nhau. Những blockchain vệ tinh này sẽ được kết nối với nhau và cùng sử dụng một cơ chế đồng thuận. 

Fantom (FTM) la gi? Co nen dau tu vao token FTM hay khong? - anh 2

Cơ chế hoạt động của Fantom

Để tìm hiểu sâu về cơ chế hoạt động của Fantom. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Lachesis – thuật toán đồng thuận, aBFT – giao thức đồng thuận và mô hình hoạt động DAG. 

Thuật toán đồng thuận Lachesis

Lachesis là một thuật toán đồng thuận đặc biệt dành cho các mạng DAG. Thuật toán này được lấy ý tưởng và sửa đổi từ cơ chế bằng chứng cổ phần (PoS). 

  • Theo thuật toán Lachesis, trong mỗi validator đã có DAG riêng chứa cấu trúc giao dịch và trình tự thời gian. Vì thế, validator chỉ cần tuân theo cấu trúc DAG của riêng Fantom và cho phép validator đạt được đồng thuận một cách hoàn toàn độc lập.
  •  Phương pháp xác minh bằng chứng cổ phần không cần người lãnh đạo. Tất cả các validator có thể xác minh các giao dịch mà không cần phải khớp dữ liệu với nhau. Đây là một điểm rất mới vì mỗi validator cung cấp các tập hợp thông tin khác nhau. 
  • Lachesis hỗ trợ triển khai mạng chính Opera của Fantom. Sử dụng Máy ảo Ethereum (EVM) và nó tương thích với Ethereum.
  • Mỗi Dapp phát triển trên Fantom được tách ra thành một blockchain độc lập và có thể tùy chỉnh theo nhu cầu từng Dapp. Đặc biệt, các Dapp này cũng được hưởng lợi vì tất cả các blockchain có thể tương tác qua lại với nhau. 
Fantom (FTM) la gi? Co nen dau tu vao token FTM hay khong? - anh 3

Giao thức đồng thuận aBFT

Fantom là một mạng sử dụng cơ chế PoS (Proof of Stake), nhưng có phương pháp đồng thuận gọi là aBFT. Thuật ngữ aBFT có nghĩa là mỗi node có thể xử lý thông tin một cách độc lập. 

  • Vì thế mà mạng có thể hoạt động ngay cả khi một số node khác có thông tin không chính xác.
  • Sự đồng thuận aBFT của Fantom cho phép các giao dịch được xử lý không đồng bộ. Tăng tốc độ và thông lượng của giao dịch so với các sổ cái BFT đồng bộ như trên mạng Ethereum và Bitcoin. 
  • Fantom là việc nó sử dụng phiên bản riêng của hệ thống aBFT mà nó đặt tên là Lachesis. Đây là một dạng của hệ thống aBFT, sử dụng cấu trúc DAG (đồ thị vòng quay hướng dẫn), thay vì sử chuỗi khối dài vô tận như hiện nay. 

Công nghệ DAG

Fantom (FTM) la gi? Co nen dau tu vao token FTM hay khong? - anh 4

Hầu hết các blockchain hiện tại sẽ sử dụng cấu trúc dài vô hạn và được khóa lại với nhau như hình bên trái. Fantom lại sử dụng cấu trúc DAG. Một DAG có thể có nhiều chuỗi giao dịch được xử lý cùng một lúc. Điều này giúp Fantom có khả năng tương thích cao với các mạng khác, giải quyết được các vấn đề nan giải của mạng phi tập trung: Bảo mật và mở rộng.

Tóm lại, khả năng chịu lỗi Byzantine không đồng bộ (aBFT) cho phép mạng đạt được sự đồng thuận trung thực, hoạt động ngay cả khi chỉ có 1/3 số nút đang hoạt động có hại.

Đặc điểm nổi bật của Fantom

Fantom thậm chí còn được nhiều người ưu ái gọi là “Ethereum killer” và đặt cao hơn cả Solana và Cardano. Vậy nền tảng này có những điểm gì đặc biệt mà được mọi người đánh giá cao như vậy? Dưới đây chính là câu trả lời chi tiết. 

Như đã đề cập ở phần trên, mỗi mạng trên Fantom hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau theo kiến trúc DAG. Vì vậy, hiệu suất được tối ưu hóa và không xảy ra hiện tượng tắc nghẽn hoặc quá tải. Điều này đã thực sự vượt trội hơn Ethereum, nền tảng đầu tiên khai mở “hợp đồng thông minh”, nhưng đã gặp bài toán phí gas, mở rộng khi số lượng Dapp gia tăng trên cùng một cơ sở hạ tầng. Điều này tương tự như việc đưa ra nhiều yêu cầu thực thi cùng một lúc, máy tính sẽ bị treo, đơ hoặc rất chậm. 

Fantom (FTM) la gi? Co nen dau tu vao token FTM hay khong? - anh 5

Bài toán mở rộng đã được Fantom giải quyết tương đối triệt để bằng cách cho phép nhiều blockchain cùng được phép hoạt động song song thay vì chỉ một chuỗi vô hạn như đa số. Mỗi blockchain hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau và có thể có token tùy chỉnh, token và quy tắc quản trị riêng. Nhưng tất cả các cơ chế đó đều được gắn vào Lachesis, sự đồng thuận aBFT. 

Do vậy dù hoạt động độc lập, nhưng các blockchain có thể tương tác và hưởng lợi từ những thành tự tốc độ và công nghệ bảo mật. Mỗi mạng hoàn toàn có thể tùy chỉnh theo cách sử dụng cụ thể. Fantom là một mạng lưới của các mạng lưới.

Dù ban đầu phát triển trên nền tảng Ethereum nhưng Fantom vẫn tạo blockchain riêng sử dụng cơ chế Proof-of-Stake. Lachesis, thuật toán đồng thuận cho mạng DAG, có thể cung cấp bảo mật cấp tổ chức cho các mạng phân tán. Khả năng bảo mật đã được nâng cấp hơn thông thường. Bên cạnh đó, Fantom cũng là nền tảng cung cấp “tính cuối cùng” tuyệt đối. 

Fantom (FTM) la gi? Co nen dau tu vao token FTM hay khong? - anh 6

Điều này có nghĩa là các giao dịch không bao giờ có thể được hoàn lại như trong các mạng có tính cuối cùng, dù tính theo xác suất. Cơ chế đồng thuận của Fantom không chỉ đảm bảo tính bảo mật mà còn có thể mở rộng quy mô lên tới hàng trăm node. 

Fantom là mạng lưới mã nguồn mở với không cần được cấp phép. Do đó, bất kỳ ai cũng có thể trở thành validator node. Chuỗi Opera của Fantom gần như không giới hạn node xác thực. Điều bạn cần làm đó là stake tối thiểu 3.175.000 FTM vào mạng lưới là có thể trở thành một validator node. Trong trường hợp bạn không có đủ số lượng này vẫn có thể tham gia vào việc bảo mật của Fantom bằng cách ủy quyền, tối thiểu 1 FTM cho một node xác thực và nhận thưởng. 

Fantom (FTM) la gi? Co nen dau tu vao token FTM hay khong? - anh 7

Fantom cung cấp tốc độ giao dịch cực nhanh bằng cách hạn chế sự phân quyền trong cơ chế đồng thuận của nó. Điều này được thực hiện thông qua Lachesis – một phiên bản nâng cao của PBFT Practical Byzantine Fault Tolerance).

Với Lachesis, Fantom có ​​thể xử lý các giao dịch chỉ trong vài giây với chi phí rất rẻ. Thuật toán Lachesis cho phép Fantom tập trung nhiều hơn vào tốc độ và ít tập trung hơn vào phân cấp. Điều này khác biệt so với BTC, một dự án thiên về bảo mật và phân quyền hơn là tốc độ hoặc khả năng mở rộng.

  • Hỗ trợ mạnh mẽ cho hệ sinh thái DeFi

Fantom có lẽ cũng là một số ít nền tảng hỗ trợ mạnh mẽ hệ sinh thái DeFi. Đã có thời điểm, giá trị bị khóa TLV của Fantom đạt đỉnh hơn 12 tỷ đô la Mỹ và vươn lên vị trí thứ 3 dựa trên TVL (tổng tiền được khoá lại). Không chỉ tương thích với Ethereum, Fantom còn có thể tương thích với hầu hết các ứng dụng DeFi hàng đầu hiện nay như Curve, Yearn Finance…

Fantom (FTM) la gi? Co nen dau tu vao token FTM hay khong? - anh 8

Thông tin chung về token FTM 

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về token FTM của Fantom. 

Token FTM được sử dụng để làm gì?

FTM là token gốc của Fantom, được sử dụng vào những mục đích như sau: 

  • Tham gia staking để trở thành validator node, xác minh giao dịch
  • FTM còn là tiền tệ để thanh toán các loại phí giao dịch trong mạng lưới
  • Tham gia vào hệ thống quản trị mạng lưới

Thông tin cơ bản về token FTM

  • Ticker: FTM
  • Blockchain: Ethereum
  • Smart Contract: 0x4e15361fd6b4bb609fa63c81a2be19d873717870
  • Token standard: ERC-20
  • Token type: Utility token
  • Total supply: 3.175.000.000 FTM
  • Circulating supply: 2.545.006.273 FTM

Phân bổ token FTM

Kế hoạch phân bổ 3,175 tỷ token như sau: 

  • Seed Sale: 3,15%
  • Private Sale: 37,04% 
  • Public Sale: 1,57% 
  • Cố vấn dự án FTM:12% 
  • Team phát triển của dự án:7,49%
  •  Block Rewards: 32,75% 
  • Dự trữ: 6% 

Lịch phát hành token FTM

Fantom (FTM) la gi? Co nen dau tu vao token FTM hay khong? - anh 9

Nơi mua bán, lưu trữ token FTM uy tín hiện nay

FTM là được phát triển trên nền tảng Ethereum, theo tiêu chuẩn ERC-20, nên bạn sẽ có khá nhiều lựa chọn để lưu trữ token này. 

  • Các loại ví ETH thông dụng như là: My Crypto, Myetherwallet, Metamask.
  • Ví nóng trên các sàn giao dịch: Binance, KuCoin, Gate.io, Huobi…
  • Ví lạnh: Trezor, Ledger.

Bên cạnh đó, token này đã được niêm yết và hỗ trợ giao dịch trên khá nhiều sàn giao dịch hiện nay. Vì vậy, việc mua bán FTM cũng diễn ra vô cùng đơn giản. Một số sàn điển hình như: Binance, Huobi Global, Kraken, OKX, MEXC… Các cặp tiền giao dịch cùng FTM cũng khá đa dạng: FTM/USDT, FTM/USD, FTM/EUR, FTM/RUB, FTM/BTC, FTM/USDC, FTM/XRP…

Fantom (FTM) la gi? Co nen dau tu vao token FTM hay khong? - anh 10

Tương lai dự án Fantom thế nào, có nên đầu tư vào token FTM không?

Fantom là nền tảng sử dụng công nghệ Directed Acrylic Graph (DAG), hỗ trợ các Dapp giải quyết các vấn đề về tốc độ giao dịch, khả năng mở rộng, chi phí giao dịch. Đó đều là các bài toán hóc búa mà nhiều nền tảng trong không gian blockchain đang loay hoay tìm lời giải. Trong tương lai nếu Fantom thu hút được lượng lớn các Dapp thì rất có thể nền tảng này sẽ phát triển mạnh mẽ, xếp ngay sau Ethereum và Polkadot.

Mặc dù vậy, chúng tôi cũng không thể đưa ra lời khuyên nên hay không nên đầu tư vào token FTM. Đó hoàn toàn là quyết định đầu tư cá nhân của bạn. Dưới đây chính là những ưu/nhược điểm của Fantom đã được chúng tôi tổng hợp, với mục đích hỗ trợ bạn trong quá trình phân tích, đánh giá. 

Ưu điểm của dự án Fantom

  • Fantom đã xây dựng được một blockchain đáng tin cậy và đang tiến đến trở thành nền tảng hàng đầu cho Dapp và các NFT.
  • Fantom là một nền tảng có tính bảo mật cao: Các node tham gia xác thực của Fantom tạo thành một mạng Proof-of-Stake toàn cầu, không qua trung gian. Vì vậy khả năng bị hacker là vô cùng nhỏ. 
  • Blockchain Fantom có khả năng mở rộng vượt trội: Fantom có thể xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây nhờ kiến trúc chuỗi DAG cùng các giao thức đồng thuận tiên tiến.
  • Fantom có thể tương thích ấn tượng với Ethereum: Ethereum là nền tảng số 1 của các Dapp hiện nay nhưng phí gas, tốc độ mạng, khả năng mở rộng đang trở thành những rào cản lớn. Vì vậy, đây là cơ hội cho những developer. Họ có thể triển khai và chạy Ethereum Dapp trên Fantom.
  • Có thể stake token FTM và kiếm phần thưởng: Ngoài việc mua bán, giao dịch trực tiếp và kiếm lợi nhuận như một nhà đầu cơ thì bạn còn có thể tiến hành Stake token FTM, ủy quyền cho các node để kiếm phần thưởng. 
  • Fantom (FTM) vẫn đang ở thời kỳ đầu của quá trình phát triển nên vẫn đang được định giá khá thấp. Trong tương lai khi thị trường hồi phục, MarketCap tăng lên thì giá trị của token FTM cũng cao hơn rất nhiều lần. 

Nhược điểm của dự án Fantom 

Mặc dù Fantom (FTM) có một số ưu điểm, tuy nhiên dự án cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như sau: 

  • Andre Cronje – người thổi hồn của Fantom rời bỏ dự án.
  • Các đồng coin nền tảng đang mất dần sức nóng: Năm ngoái là một năm thành công của các đồng Altcoin, riêng FTM đã tăng hơn 155 lần. Tuy nhiên, tới năm nay, thậm chí đợt bùng nổ tới có lẽ sẽ không còn được như vậy. Các coin Layer 1 sẽ hạ nhiệt, giảm dần sức hút. Chỉ có những nền tảng thực sự giá trị mới tìm được chỗ đứng trong ngách đang bão hòa cao như hiện nay. 
  • Cạnh tranh gay gắt giữa các nền tảng: Không chỉ bị hạ nhiệt chung mà Fantom đang cạnh tranh thị phần với nhiều nền tảng khác, trong đó nổi bật là Ethereum với 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Smart Contract của blockchain. 
  • Ngoài ra, Fantom không phải là nền tảng duy nhất cung cấp các loại tốc độ giao dịch nhanh và chi phí rẻ. Solana (SOL) là một trong những nền tảng vượt trội, có thể xử lý ít nhất 50.000 giao dịch mỗi giây và cũng thu phí 1%. Có vẻ, DOT, Solana đã vượt trội hơn Fantom về nhiều mặt như: dòng tiền, developer, ứng dụng, người dùng…
  • Mạng lưới của Fantom không ổn định: Fantom được quảng bá là sử dụng nền tảng công nghệ tiên tiến nhất. Nhưng trong thực tế lại không hẳn như vậy, Fantom có thời gian thường xuyên bị tắc nghẽn khiến cho tốc độ giao dịch bị chậm đi nhiều lần, cùng với chi phí giao dịch tăng lên đáng kể.
  • Fantom không có các quỹ lớn đầu tư vào: Đây có lẽ cũng là một điểm thiệt thòi của Fantom. Những quỹ lớn sẽ giúp dự án phát triển cộng đồng, sản phẩm tốt hơn. Đặc biệt là vai trò tạo lập thị trường, trong việc giữ giá và đẩy giá của token, giúp các biên độ lên xuống ổn định hơn, thay vì để cộng đồng hoàn thành nhiệm vụ này. 

Tổng kết

Như vậy, chúng tôi đã hoàn thành việc chia sẻ về dự án Fantom cũng như token FTM. Hy vọng rằng, thông qua bài viết, các bạn đã có thể phần nào nắm được các thông tin cơ bản về dự án Fantom và tự đưa ra được quyết định để đầu tư cho mình. Mọi quyết định đầu tư đều tiềm ẩn rủi ro, vì vậy các bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Chúc các bạn thành công!