Mối quan hệ 3 người gọi là gì

Từ ngày phát triển những ứng dụng hẹn hò, những thuật ngữ kiểu như: 419 (tình một đêm); FWB (bạn giường)... đã không còn xa lạ với giới trẻ, đặc biệt là những người có nhu cầu tình dục nhưng không muốn có mối quan hệ ràng buộc. Nhưng cũng giống như tình yêu có muôn màu muôn vẻ, nhu cầu về tình dục của con người dường như cũng chẳng hề có giới hạn. Ngay cả khi có nhiều sở thích tình dục được cho là không phù hợp với "thuần phong mỹ tục" hay quan niệm về tình dục từ trước tới nay mà người Á Đông vẫn nghĩ, song những thoả thuận này vẫn cứ diễn ra nhan nhản mỗi ngày.

(Nguồn ảnh: Olha Morozinska)

Một trong số những "thoả thuận tình dục" gây tranh cãi nhất nhì hiện nay chính là "open relationship". Vậy rốt cuộc, "open relationship" là gì?

Theo Wikipedia, "open relationship" dịch ra tiếng Việt là "Mối Quan Hệ Mở", định nghĩa nó như sau: Mối quan hệ mở, còn được gọi là mối quan hệ không độc quyền, là một mối quan hệ mật thiết mang tính tình dục nhưng không một vợ một chồng.

Định nghĩa của Wikipedia đúng, nhưng theo nhiều người nó vẫn chưa đủ. Bởi nếu đúng như giải thích ở trên, thì FWB cũng có thể định nghĩa như vậy. Vậy ý nghĩa đầy đủ của "open relationship" chính là: Bạn và người yêu (hoặc vợ chồng của mình) đồng ý cho phép đối phương có trải nghiệm tình dục (hoặc tình cảm) với người khác. Ở mức độ nào tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên, thì đó là "open relationship".

(Nguồn: Joey Guidone)

Dưới đây là một vài ví dụ về những Mối Quan Hệ Mở bạn có thể hình dung:

+ Dũng và Thanh là một cặp đôi đồng tính nam đã yêu nhau được 8 năm. Vào một ngày nọ, Dũng phát hiện Thanh ngoại tình nên đã đưa ra đề nghị cả hai nên "open relationship". Nguyên nhân vì Dũng không muốn chia tay, nhưng cũng không thích việc Thanh lén lút đi ngoại tình.

+ Tuấn và Lan là cặp đôi đã yêu nhau được 10 năm. Khi Tuấn đi du học, anh chàng đã chủ động đề nghị với bạn gái mình rằng giai đoạn này cả hai có thể "open relationship" để dễ dàng giải quyết những nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên, cả hai thoả thuận rằng phải sử dụng biện pháp an toàn và không được hôn môi đối tượng kia.

+ Hải và Châu đã cưới nhau được 15 năm. Trong quá trình sinh hoạt vợ chồng, cả hai cảm thấy không còn "mặn mà" với đối phương nữa. Châu đã chủ động đề nghị Hải, cho phép anh được "open relationship". Về phía mình, cô sẽ không có partner nhưng cho phép chồng làm điều ấy. Tuy nhiên, Hải phải tiêm vaccine ngừa bệnh tình dục và không đòi hỏi Châu chuyện 18+ nữa.

... Tất nhiên, còn rất nhiều những cặp đôi, không phân biệt xu hướng tính dục, đã kết hôn hay chưa kết hôn chọn "open relationship". Mục đích chính của "Mối Quan Hệ Mở" này đó chính là vừa giữ được mối quan hệ lâu bền mà 2 người đã xây dựng, vừa giúp người còn lại đáp ứng sinh lý mà không phải "vụng trộm" hay "ngoại tình".

(Nguồn: Joey Guidone)

Vậy "open relationship" có xu hướng xuất hiện ở những cặp đôi yêu lâu?

Đúng! Bởi vì lúc mới yêu thật vui biết bao nhiêu. Vậy nên sẽ rất khó để hai người đồng ý có sự chen ngang của ai đó khác vào. Tuy nhiên, khi yêu nhau đã lâu, nhiều thứ ràng buộc + phát sinh sẽ dẫn đến mối quan hệ này.

"Open relationship" có gây tranh cãi không?

Tất nhiên là có!

Không chỉ có ở các nước Á Đông, ngay cả những nơi cởi mở chuyện tình dục nhất thì "open relationship" vẫn gây ra những ý kiến trái chiều. Đầu tiên, nó thể hiện sự không thiêng liêng, đi ngược lại yếu tố chung thuỷ trong tình yêu. Thứ hai, nó đặt ra những vấn đề khác liên quan đến đạo đức, khi "open relationship" được cho là cổ vũ cho lối sống phóng túng tình dục. Cuối cùng, "open relationship" cũng có những hệ luỵ liên quan đến các bệnh truyền nhiễm về tình dục.

Bạn đã hiểu hơn về mối quan hệ này chưa?

Nguồn ảnh: Tổng hợp

Chủ đề