Một người đang sử dụng tủ lạnh mà bị điện giật thì cách xử lý đúng và an toàn nhất là

Khi sờ vào vỏ tủ lạnh mà bạn cảm thấy bị tê tay hay sờ vào các chi tiết kim loại không có sơn như ống đồng bị giật điện, thì có lẽ tủ lạnh đã bị rò rỉ điện. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu mẹo nhận biết nguyên nhân cũng như cách xử lý sự cố rò rỉ điện nhé.

1Tủ lạnh quá cũ

Nguyên nhân

Khi tủ lạnh đã được sử dụng quá lâu, kết cấu bên trong tủ đã cũ, các linh kiện xuống cấp và bị rỉ sét khiến cho khả năng cách điện của tủ kém đi. Khi đó, điện thường sẽ rò rỉ ra vỏ tủ lạnh gây nguy hiểm cho người dùng.

Cách khắc phục

Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên thay tủ lạnh mới để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

2Đặt tủ lạnh ở nơi ẩm ướt

Nguyên nhân

Khi tủ lạnh đặt ở nơi ẩm ướt thì rò rỉ điện rất dễ xảy ra. Hơi ẩm và nhiệt độ cao dễ khiến cho cho phần cách điện của tủ bị oxi hóa và gây rò điện.

Cách khắc phục

Bạn cần lựa chọn vị trí đặt tủ lạnh khô ráo, thông thoáng và cách xa các khu vực ẩm ướt như sàn nước, máy tạo độ ẩm,... hoặc có thể gọi cho nhân viên kỹ thuật để tư vấn vị trí kê tủ lạnh phù hợp nhất.

Đồng thời, trong quá trình vệ sinh, lau chùi tủ lạnh bạn cũng nên rút nguồn điện ra, rồi lau khô tủ lạnh bằng khăn sạch sau khi vệ sinh xong. Bạn cũng nên đợi khoảng 2 - 3 tiếng sau cho tủ lạnh không còn hơi ẩm mới tiếp tục cắm điện vào sử dụng.

3Phích cắm hoặc dây dẫn tủ lạnh bị đứt

Nguyên nhân

Dây dẫn tủ lạnh bị hở phần cách điện sẽ dẫn điện sang vỏ tủ. Nguyên nhân gây ra trường hợp này thường do chuột hoặc gián cắn đứt dây điện, hoặc cũng có thể dây điện sử dụng lâu ngày bị mòn lớp cách điện.

Ngoài ra, đầu phích cắm không đảm bảo chất lượng hay đã xuống cấp cũng có thể gây ra tình trạng rò rỉ điện trên vỏ tủ.

Cách khắc phục

Trước tiên bạn cần rút nguồn điện, sau đó dùng băng keo cách điện nối lại phần dây điện bị hở, hoặc bạn có thể trực tiếp gọi cho nhân viên kỹ thuật để tìm ra vị trí hở điện và thay thế.

Trong trường hợp phích cắm đã cũ, bạn cần thay đổi đầu phích cắm mới.

4Chạm tay ướt vào tủ

Nguyên nhân

Vì nước dẫn điện tốt, nên khi bạn chạm tay ướt vào tủ lạnh có lớp cách điện kém thì sẽ bị tê tay.

Cách khắc phục

Bạn nên cẩn thận lau khô tay trước khi chạm vào vỏ tủ lạnh. Trong trường hợp tủ lạnh cũ hoặc dây điện rò rỉ, bạn cũng nên đeo găng tay cách điện trước khi tiến hành sửa chữa.

5Block tủ lạnh bị hỏng

Nguyên nhân

Block tủ lạnh hay máy nén tủ lạnh bị hỏng cũng là một trong các nguyên nhân gây ra hiện tượng rỏ rỉ điện trên vỏ tủ lạnh.

Cách khắc phục

Bạn nên gọi nhân viên kỹ thuật đến để kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới nếu cần thiết.

6Lỗi kỹ thuật bên trong tủ lạnh

Nguyên nhân

Quá trình sửa chữa hoặc thay thế linh kiện không đúng kỹ thuật cũng sẽ dẫn đến kết cấu điện trong tủ bị thay đổi gây rò điện.

Cách khắc phục

Bạn nên liên hệ lại nhân viên kỹ thuật trước đó để kiểm tra lại quá trình sửa chữa và thay thế linh kiện, đồng thời có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Nếu bạn đã thực hiện theo các bước trên mà vẫn chưa được, vậy thì bạn hãy liên hệ ngay với nơi sửa chữa hoặc trung tâm bảo hành gần nhất để kịp thời sửa chữa nhé! Bạn có thể truy cập vào trangChính sách bảo hànhhoặc gọi theo số1800.1061miễn phí (7h30 - 22h) để được hỗ trợ nhanh nhất.

Mời bạn tham khảo thêm một số tủ lạnh đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Trên đây là một số nguyên nhân và cáchkhắc phục hiện tượng tủ lạnh bị rò điện. Nếu bạn có thắc mắc hay chia sẻ gì vớiĐiện máy XANH, thì hãy bình luận phần ở phía dưới sẽ có tư vấn viên giúp bạn giải đáp thắc mắc trong thời gian nhanh nhất.

Sơ cứu người bị điện giật là một việc quan trọng và cấp thiết. Bởi nếu được sơ cứu nhanh và đúng cách, khả năng cứu sống người bị nạn là 98%. Ngược lại, sau 5 phút bị điện giật mà không được sơ cứu kịp thời, khả năng cứu sống chỉ còn 25%. Thậm chí, người bị nạn có thể bị tử vong.

1. Các bước sơ cứu người bị điện giật

Ngay khi phát hiện người bị điện giật, bạn cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách theo các bước sau. Sơ cứu càng nhanh thì khả năng cứu sống sẽ càng cao, mức độ rủi ro càng thấp.

Ngắt nguồn điện ngay lập tức

Đây là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng. Hãy quan sát xung quanh để xác định nguồn điện ở đâu và tìm cách ngắt ngay nguồn điện. Điện được ngắt càng sớm thì mức độ tổn thương mà người bị nạn gánh chịu càng thấp, càng dễ cứu chữa. Ngược lại, bị điện giật càng lâu thì cơ thể càng bị tổn hại, việc cứu chữa sẽ khó khăn, thậm chí là tử vong trước khi được sơ cứu.

Ngắt nguồn điện là việc đầu tiên khi phát hiện người bị điện giật

Tách nguồn điện ra khỏi người bị nạn

Không phải lúc nào bạn cũng có thể xác định được vị trí nguồn điện ở đâu. Và trong những trường hợp như vậy, hãy dùng thanh nhựa, thanh gỗ, thanh cao su hay bất cứ vật dụng, món đồ nào không dẫn điện để tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện. Tuyệt đối không dùng tay, chân hay bất cứ bộ phận nào của cơ thể để chạm vào người bị điện giật.

Tiến hành sơ cứu người bị điện giật

Sau khi ngắt nguồn điện hoặc tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện, bắt đầu thực hiện sơ cứu người bị điện giật theo các bước sau:

  • Đặt nạn nhân trong tư thế thoải mái, đầu thấp, ở nơi thoáng khí, rộng rãi, thuận tiện cho việc sơ cứu. Đồng thời, chú trọng việc giữ ấm cho nạn nhân, không để nạn nhân bị lạnh.

  • Kiểm tra nạn nhân còn thở hay không. Trường hợp nạn nhân còn thở và bị bỏng nhẹ thì có thể rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước mát. Nếu bị chảy máu thì cầm máu bằng miếng gạc (hoặc vải) sạch.

  • Nếu nạn nhân bị tổn thương nặng ở phần đốt sống cổ thì chuyển họ đến bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời, tránh bị liệt về sau.

  • Trường hợp nạn nhân bất tỉnh và có dấu hiệu ngưng thở, cần thực hiện sơ cứu bằng cách hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực. Đây là những kỹ thuật quan trọng, cần thực hiện đúng cách để có thể cứu sống nạn nhân.

Thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực nếu nạn nhân bất tỉnh và có dấu hiệu ngưng thở

Nói chung, khi kiểm tra tình trạng nạn nhân, tùy mức độ mà bạn có cách sơ cứu phù hợp. Nhưng lưu ý, sau khi sơ cứu người bị điện giật xong, nạn nhân đã tỉnh táo và ổn định thì vẫn nên đưa họ đến bệnh viện.

Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra các tổn thương như vết bỏng, mức độ chảy máu, tình trạng gãy xương,… Trong một số trường hợp, sẽ chỉ định người bị nạn thực hiện một số xét nghiệm quan trọng. Chẳng hạn như xét nghiệm máu, đo điện tâm đồ, chụp CT hoặc MRI.

2. Một vài lưu ý khi sơ cứu người bị điện giật

Ngoài các bước sơ cứu nói trên, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho cả bản thân lẫn nạn nhân:

  • Khi nhìn thấy người bị điện giật, việc đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh, không được hốt hoảng. Bởi sự mất bình tĩnh trong lúc này có thể dẫn đến hành động sai, không chỉ đe dọa tính mạng nạn nhân mà còn nguy hiểm cho bản thân.

  • Không chạm vào người nạn nhân khi chưa tắt nguồn điện. Không dùng vật truyền dẫn điện, chẳng hạn như thanh kim loại để tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân. Bởi những việc này có thể khiến bạn bị điện giật.

Không chạm tay mà hãy dùng vật không dẫn điện để tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân

  • Sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, nên đặt họ ở tư thế phục hồi một cách cẩn thận, nhẹ nhàng. Tuyệt đối không để họ ngã hoặc va chạm vào những vật cứng. Bởi không chỉ gây đau đớn mà còn khiến các tổn thương càng thêm nghiêm trọng. Cũng không nên tập trung đông người vì có thể khiến họ cảm thấy khó thở.

  • Nếu nạn nhân bị giật điện trên cao, nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết để đưa nạn nhân xuống. Để thuận lợi và an toàn, có thể nhờ sự hỗ trợ của công ty điện lực.

  • Tuyệt đối không thoa dầu, cạo gió hay đổ nước vào người nạn nhân. Chỉ cần giữ ấm cho nạn nhân là được.

  • Chỉ sơ cứu người bị điện giật bằng cách hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực khi họ bất tỉnh và có dấu hiệu ngưng thở. Nếu họ còn thở thì không thực hiện các kỹ thuật này.

  • Đối với hô hấp nhân tạo, thực hiện 20 lần/phút. Có thể thổi hơi vào miệng hoặc mũi nạn nhân đều được. Đối với ép tim ngoài lồng ngực, thực hiện 100 lần/phút. Nạn nhân càng trẻ tuổi thì càng thực hiện nhanh và nhiều.

  • Để nạn nhân nhanh tỉnh, có thể kết hợp song song hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. Cứ 5 lần ép tim thì thực hiện 1 lần thổi hơi. Kết hợp đến khi nào nạn nhân tỉnh lại thì dừng và đưa đến viện.

  • Quá trình sơ cứu tại chỗ, nên gọi thêm xe cứu thương. Và ngay sau khi xe cứu thương đến thì hãy để các nhân viên y tế cấp cứu và đưa nạn nhân vào viện nhanh chóng. Kể cả khi nạn nhân tỉnh táo.

Song song với sơ cứu người bị điện giật, nên gọi xe cứu thương để kịp thời đưa nạn nhân đến bệnh viện

Có thể nói, bị điện giật là tai nạn thường gặp. Có nhiều nguyên nhân cũng như mức độ nguy hiểm là khác nhau. Nhưng nhìn chung, người bị điện giật cần được sơ cứu kịp thời, nếu không, sẽ gặp nhiều biến chứng, thậm chí là tử vong.

Trên đây là những lưu ý cũng như các bước sơ cứu người bị điện giật đúng cách và an toàn. Trong mọi tình huống khẩn cấp, hãy luôn giữ bình tĩnh và có cách xử lý phù hợp, đúng cách, an toàn.

Song song đó, gọi điện đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được hỗ trợ. Hotline của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là 1900565656, mọi người có thể gọi bất cứ lúc nào để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời trong mọi tình huống.

Video liên quan

Chủ đề