Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Lưu thông tiền tệ (Currency in circulation) là sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế với chức năng phương tiện trao đổi, nhằm thực hiện việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và thành toán các khoản nợ giữa các chủ thể trong nền kinh tế.

Tầm quan trọng của lượng tiền trong lưu thông?

Lượng tiền trong lưu thông tác động tới mọi khía cạnh của nền kinh tế.

Ở cấp độ vi mô, nguồn cung tiền lớn sẽ tác động tới chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Ví dụ khi lãi suất ngân hàng ở mức thấp, sẽ thúc đẩy gia tăng chi tiêu và đầu tư. Cụ thể khi lãi suất ngân hàng thấp, hộ gia đình có thể dễ dàng tiếp cận các khoản vay để tiêu dùng như mua nhà, mua xe hoặc tìm đến các kênh đầu tư có lợi nhuận cao hơn như đầu tư chứng khoán.

Ở cấp độ vĩ mô, lượng tiền trong lưu thông ảnh hưởng tới GDP và các yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất.

Để kiểm soát lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, Ngân hàng Trung ương (NHTW) thường sử dụng các công cụ sau:

Yêu cầu dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm tiền gửii mà các ngân hàng thương mại (NHTM) bắt buộc phải giữ làm dự trữ theo yêu cầu. Nói cách khác, sẽ tồn tại một lượng tiền nhất định được giữ lại thay vì đem ra lưu thông.

Ví dụ: Nếu NHTW yêu cầu dự trữ bắt buộc ở mức 9%, và một NHTM có tổng tiền gửi của khách hàng là 100 triệu USD, ngân hàng đó bắt buộc phải giữ lại tối thiểu 9 triệu USD để đáp ứng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và 91 triệu USD còn lại sẽ được đem ra lưu thông.

NHTW gia tăng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế bằng cách giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc từ đó các NHTM có thể cho vay nhiều tiền hơn.

Ngược lại, NHTW  giảm lượng tiền lưu thông bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khiến NHTM có ít tiền để cho vay.

Tác động đến lãi suất

Về cơ bản, NHTW không thể trực tiếp đặt ra một mức lãi suất cho các khoản vay như vay thế chấp, vay tự động hoặc vay tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, NHTW có thể gián tiếp tác động và đưa các loại lãi suất đó về mức mong muốn, thông qua một công cụ khác: lãi suất chiết khấu – mức lãi suất mà NHTM phải trả khi vay tiền từ NHTW. Khi lãi suất chiết khấu thấp, ngân hàng thương mại sẽ tiết kiệm được chi phí và giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, lượng tiền cho vay sẽ được tăng lên khiến lượng tiền lưu thông nhiều hơn trong nền kinh tế.

Nghiệp vụ thị trường mở

NHTW cũng có thể điều tiết lượng tiền trong lưu thông bằng nghiệp vụ mua – bán giấy tờ có giá của chính phủ như chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kho bạc, trái phiếu hính phủ thông qua các hoạt động thị trường mở (OMO). NHTW cách tăng số lượng tiền trong lưu thông bằng cách mua lại các giấy tờ có giá này từ NHTM, giúp NHTM có thêm nguồn tiền cho hoạt động kinh doanh . OMO một phần trong chính sách nới lỏng tiền tệ.

Nới lỏng định lượng – QE

Trong trường hợp  nền kinh tế lâm vào hoàn cảnh nghiêm trọng, các NHTW có thể đưa hoạt động thị trường mở tiến thêm bước nữa: thực hiện nới lỏng định lượng. Cụ thể, NHTW sẽ in thêm tiền và dùng nó để mua nhiều giấy tờ có giá  hơn. Số tiền này sau đó sẽ được chuyển vào tài khoản của NHTM dưới dạng thanh toán cho giao dịch OMO khiến lượng tiền cho vay ra ngoài nhiều hơn, giúp hạ lãi suất dài hạn và khuyến khích hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009, NHTW Anh và Cục dự trữ liên bang Mỹ đã phải áp dụng chương trình nới lỏng định lượng. Những năm gần đây, nới lỏng định lượng cũng được NHTW Châu Âu và Nhật Bản sử dụng.

In tiền

Những năm trước, các quốc gia thường gắn đồng tiền của mình vào chế độ bản vị vàng, khiến nguồn cung tiền có thể bị giới hạn. Từ thế kỷ 20, chính sách này hầu như đã bị gỡ bỏ. Các NHTW có thể tăng lượng cung tiền trong lưu thông bằng cách in thêm tiền.

Hoạt động in thêm tiền của NHTW có thể gây ra hệ lụy là lạm phát khi lượng tiền in ra nhiều không tương xứng với sản lượng nền kinh tế tạo ra, từ đó khiến đồng tiền của quốc gia đó bị mất giá trị.

Bởi vậy, việc in thêm tiền để tác động tới lượng cung tiền trong nền kinh tế không phải là lựa chọn hàng đầu của các NHTW.

NHTW luôn có những chính sách điều chỉnh để đảm bảo sức khỏe của nền kinh tế quốc gia và kiềm soát lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế là biện pháp được sử dụng phổ biến nhất. Tùy vào tình hình của nền kinh tế mà NHTW có thể đưa ra những biện pháp khác nhau vào từng thời điểm khác nhau.

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

BNEWS Trung Quốc ngày 15/4 thông báo sẽ cắt giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ, giúp “giải phóng” khoảng 530 tỷ NDT (83,25 tỷ USD) thanh khoản dài hạn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Rủi ro toàn cầu gia tăng từ căng thẳng tại Ukraine, chính phủ áp đặt biện pháp phong tỏa trên diện rộng do dịch COVID-19 và thị trường bất động sản suy yếu đang gây ra sự xáo trộn trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vốn đang bị ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xuất khẩu của Trung Quốc, động lực tăng trưởng chính, cũng cho thấy dấu hiệu chững lại, và một số nhà phân tích cho biết rủi ro suy thoái đang tăng lên.

Trên trang web của mình, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) thông báo sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) cho tất cả các ngân hàng khoảng 25 điểm cơ bản, bắt đầu từ ngày 25/4.

PBoC cho biết thêm một số ngân hàng thương mại nhỏ ở khu vực thành thị và nông thôn có thể được cắt giảm thêm 25 điểm cơ bản.

Việc cắt giảm RRR được nhiều người mong đợi sau khi Trung Quốc ngày 13/4 cho biết công cụ chính sách tiền tệ nên được sử dụng kịp thời để thúc đẩy tăng trưởng.

Động thái này, diễn ra sau một đợt giảm trên quy mô lớn hồi tháng 12/2021, đánh dấu bước đi mới nhất của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nhằm kiềm chế đà tăng trưởng suy giảm mạnh.

PBoC cũng đã bắt đầu cắt giảm lãi suất, trong khi các chính quyền địa phương đẩy nhanh chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, và Bộ Tài chính cam kết cắt giảm thuế nhiều hơn.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát thị trường cho hay dư địa để Trung Quốc cắt giảm chính sách lãi suất khá hạn chế.

Trong khi các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ tăng mạnh lãi suất hoặc sẵn sàng làm điều đó, việc nới lỏng mạnh mẽ hơn ở Trung Quốc có thể thúc đẩy dòng vốn mà có khả năng gây bất ổn do các nhà đầu tư chuyển tiền sang các tài sản có lợi suất cao hơn.

Trước đó cũng trong ngày 15/4, PBoC đã giữ nguyên chi phí đi vay đối với các khoản vay trung hạn trong tháng thứ ba liên tiếp, như dự  đoán của thị trường./.

Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng thương mại hơn so với ngân hàng trung ương. Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ.

Thông qua hoạt động tạo tiền, từ tiền cơ sở (gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng cộng với tiền mặt dự trữ trong hệ thống ngân hàng), tiền mặt so với tiền gửi (C/D) của các ngân hàng; r là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Do đó khi r thay đổi thì số nhân tiền thay đổi theo tỷ lệ nghịch. Chính vì thế bằng cách thay đổi tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, ngân hàng trung ương có thể thay đổi số nhân tiền để điều tiết cung tiền với một tiền cơ sở bất kỳ.

Thông thường, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được các ngân hàng trung ương trên thế giới quy định là tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt so với tiền gửi vãng lai là một bộ phận cấu thành của M1 mà không quy định tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt với tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm..., một bộ phận cấu thành của M2). Dữ trữ bắt buộc có thể được gửi ở ngân hàng trung ương hoặc giữ tại két dự trữ của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thông thường các ngân hàng thương mại sẽ gửi ở ngân hàng trung ương để được hưởng lãi suất. Ở Việt nam, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm và tiền gửi có thời hạn từ 1 năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dữ trữ bắt buộc so với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn. Ngoài ra tỷ lệ dữ trữ bắt buộc còn được quy định khác nhau đối với những loại ngân hàng khác nhau có thể theo quy mô, tính chất hoạt động... Ngân hàng trung ương của một số quốc gia như các nước thuộc Anh, Thụy Sĩ,... đã không còn áp dụng quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nữa.

  • Lãi suất chiết khấu
  • Chính sách tiền tệ
  • Cung tiền

  • Kinh tế học - David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nhà xuất bản Thống kê 2007.
  • Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Fed quy định

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Dự_trữ_bắt_buộc&oldid=68814965”

Video liên quan

Chủ đề