Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tiền kỹ thuật số

Ngân hàng Nhà nước được Thủ tướng chỉ đạo chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế tiền kỹ thuật số quốc gia.

Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1813 về Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Một trong những nội dung về hành lang pháp lý và cơ chế chính sách cần hoàn thiện là nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.

Việt Nam hiện nay chưa có khái niệm chính thức về "tiền kỹ thuật số quốc gia", tuy nhiên, nhiều quốc gia đã nghiên cứu và một số đang thử nghiệm phiên bản tiền điện tử của tiền pháp định, do ngân hàng trung ương phát hành.

Trong đó, Trung Quốc là nước thể hiện tham vọng hàng đầu trong trong cuộc đua tiền kỹ thuật số của các ngân hàng trung ương. Nước này đã thử nghiệm tiền kỹ thuật số nhân dân tệ ở một số thành phố lớn như Bắc Kinh và Thâm Quyến. Đồng tiền này hiện được sử dụng để mua vé tàu điện ngầm, mua sắm trực tuyến tại nhiều nhà cung cấp ở Trung Quốc. Tại Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh sắp tới, Trung Quốc dự kiến cho phép người nước ngoài mở ví kỹ thuật số và tham gia thử nghiệm.

Tại Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước cũng được giao trong năm 2022 phải hoàn thành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này nhằm quản lý, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và triển khai các mô hình hợp tác, kinh doanh mới trong cung ứng dịch vụ thanh toán.

Ngay trong năm nay, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng quy định về định danh và xác thực điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bộ Công an có trách nhiệm quy định, hướng dẫn kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ cho việc xác thực thông tin, nhận biết khách hàng bằng phương tiện điện tử.

Trước đó vào cuối tháng 6, Thủ tướng cũng giao Ngân hàng Nhà nước "nghiên cứu, xây dựng và thí điểm "tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain" từ năm 2021 đến 2023. Như vậy tới nay, Ngân hàng Nhà nước là đơn vị chủ trì nghiên cứu đồng thời "tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain" (thường được gọi là tiền mã hóa) và tiền kỹ thuật số quốc gia neo theo tiền đồng pháp định.

Với việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, Thủ tướng giao nghiên cứu, triển khai từng bước hoạt động đại lý thanh toán, cho phép các tổ chức không phải ngân hàng triển khai hoạt động đại lý thanh toán.

Thủ tướng cũng ủng hộ việc tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí để mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động ở khu vực vùng sâu xùng xa, gắn với việc triển khai dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money). Theo Thủ tướng, cần đánh giá và đề xuất xử lý phù hợp đối với dịch vụ Mobile - Money.

Nhiều nội dung khác được đề cập trong đề án nhằm mục tiêu tới cuối 2025, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%. Trong 5 năm tới, làm sao để 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép. Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%...

Quỳnh Trang

  • Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, thí điểm tiền ảo

Ngân hàng Nhà nước sắp đề xuất chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia

(NLĐO) – Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Ngân hàng Nhà nước nhằm triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam thời gian tới

  • Bong bóng tiền kỹ thuật số sắp vỡ? (*): Nhiều rủi ro cho nhà đầu tư

  • Bong bóng tiền kỹ thuật số sắp vỡ?

  • Thị trường tiền kỹ thuật số toàn cầu "rực lửa" khi mất 47% giá trị

  • Facebook lấn sân tiền kỹ thuật số

Ngân hàng Nhà nước vừa có quyết định số 2006/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là đề án).

Theo Ngân hàng Nhà nước, kế hoạch được ban hành nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp thuộc phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan này theo đề án; đồng thời, xác định nhiệm vụ cụ thể, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của đơn vị trực thuộc và ngành ngân hàng.

Các nhiệm vụ trong thời gian tới để triển khai đề án này như hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách. Cụ thể, rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt nhằm tăng cường quản lý hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, nhất là đối với giao dịch mua, bán tài sản có giá trị lớn phù hợp với quy định tại Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật phòng, chống rửa tiền, Luật phòng, chống tham nhũng.

Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. Đáng lưu ý là nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định 1813 về Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Một trong những nội dung về hành lang pháp lý và cơ chế chính sách cần hoàn thiện là nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.

Việt Nam hiện chưa có khái niệm chính thức về "tiền kỹ thuật số quốc gia". Dù vậy, một số quốc gia đã nghiên cứu và một số đang thử nghiệm phiên bản tiền điện tử của tiền pháp định, do ngân hàng trung ương phát hành.

Tại hội thảo trực tuyến về "Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành" do Văn phòng tăng cường năng lực của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Thái Lan phối hợp với Vụ Thị trường vốn và tiền tệ của IMF được tổ chức hồi tháng 3-2021, có sự tham dự của Ngân hàng trung ương các bước, trong đó có Việt Nam đã đưa ra thông điệp: mỗi nước có một con đường đi khác nhau đối với việc phát triển đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, vì ngay cả định nghĩa về đồng tiền này giữa các nước cũng khác nhau. Vì vậy, không nhất thiết mọi quốc gia đều phải phát hành đồng tiền kỹ thuật số của mình và cả khi phát hành thì một quốc gia có thể chọn hình thức phát hành bán buôn hoặc bán lẻ tùy vào những cân nhắc riêng.

Đối với nhà đầu tư cá nhân, vài năm gần đây, đầu tư tiền ảo, ngoại hối (forex) là những hình thức đầu tư mới được rất nhiều người chú ý. Dù các hoạt động này hoàn toàn tự phát và chưa được nhà nước cho phép nhưng thu hút số lượng lớn nhà đầu tư tham gia, mở tài khoản đầu tư coin (tiền kỹ thuật số) nhờ việc mở tài khoản dễ dàng, giao dịch 24/7 theo thị trường quốc tế và mức sinh lời rất cao. Đổi lại, do chưa được công nhận chính thức ở Việt Nam nên trong trường hợp có rủi ro sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Thái Phương

Video liên quan

Chủ đề