Ngành Luật Kinh tế Đại học Luật Hà Nội

Ngành Luật Kinh tế Đại học Luật Hà Nội

Ngành Luật Kinh tế Đại học Luật Hà Nội

Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế là ngành nghiên cứu và vận dụng những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế. Học ngành này, sinh viên được đào tạo kiến thức về pháp luật, thực tiễn pháp luật trong kinh doanh cũng như khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong hoạt động kinh doanh đối với nền kinh tế Việt Nam.

Ngành Luật Kinh tế Đại học Luật Hà Nội

Sách Luật kinh tế.

Danh sách các trường đào tạo ngành Luật kinh tế năm 2016 ở Hà Nội

1. ĐH Kinh tế Quốc dân

2. ĐH Luật Hà Nội

3. ĐH Đại Nam

4. ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

5. Viện Đại học Mở Hà Nội

6. ĐH Thương mại

7. ĐH Ngoại thương

8. ĐH Quốc gia Hà Nội.

Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc.

  • TAGS
  • các trường có ngành luật
  • ngành luật
  • ngành luật kinh tế

admin

Ngành Luật kinh tế là ngành học nghiên cứu về Luật trong lĩnh vực kinh tế.

Chắc hẳn nhiều bạn có mối quan tâm rằng ngành luật kinh tế học gì, sau khi ra trường làm công việc gì phải không nào?

Cùng mình tìm hiểu toàn bộ thông tin chi tiết về ngành này nhé.

Ngành Luật Kinh tế Đại học Luật Hà Nội

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Luật kinh tế là ngành gì?

Luật kinh tế (tiếng Anh là Economic Law) hay Kinh tế – Luật là một ngành thuộc khối luật nhưng lại phục vụ chính cho lĩnh vực kinh tế.

Luật kinh tế là một hệ thống pháp luật chi phối các mối quan hệ gắn liền với các hoạt động kinh tế. Luật kinh tế được  sinh ra để giúp cho nhà nước kiểm soát cũng như bảo vệ quyền lợi cá nhân và doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.

Ngành Luật kinh tế bao trùm cả một lĩnh vực rộng lớn với nhiều bộ luật về lĩnh vực doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ, luật thương mại, cạnh tranh, thủ tục đăng ký doanh nghiệp…

Chương trình học ngành Luật kinh tế trang bị cho người học các kiến thức chuyên ngành như hệ thống thông tin kinh doanh, kinh tế học quốc tế, kinh tế lượng, phương pháp định lượng trong nghiên cứu kinh tế, lịch sử các thuyết học kinh tế, kinh tế đối ngoại, kinh tế lao động, kinh tế công, lập thẩm định dự án đầu tư, kinh tế phát triển…

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Luật kinh tế

Có những trường nào đào tạo ngành Luật kinh tế?

Dưới đây mình đã tổng hợp danh sách toàn bộ các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Luật kinh tế năm 2022. Các bạn có thể thoải mái hơn trong việc cân đo, so sánh và lựa chọn nhé.

Các trường tuyển sinh ngành Luật kinh tế năm 2022 và điểm chuẩn như sau:

Điểm chuẩn ngành Luật kinh tế năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 14.0 và cao nhất là 29.25 (thang điểm 30).

Các khối thi ngành Luật kinh tế

Các khối xét tuyển ngành Luật kinh tế năm 2022 bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối D01 (Toán, Anh, Văn)

Ngoài ra, các bạn cũng có một số lựa chọn đặc biệt từ một số trường như:

  • Khối A04 (Toán, Lý, Địa)
  • Khối A08 (Toán, Sử, GDCD)
  • Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
  • Khối C02 (Toán, Hóa, Văn)
  • Khối C03 (Văn, Toán, Sử)
  • Khối C04 (Toán, Văn, Địa)
  • Khối C05 (Văn, Lý, Hóa)
  • Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
  • Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
  • Khối C19 (Văn, Sử, GDCD)
  • Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
  • Khối D02 (Văn, Toán, tiếng Nga)
  • Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh)
  • Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
  • Khối D15 (Văn, Địa, Anh)
  • Khối D66 (Văn, Anh, GDCD)
  • Khối D84 (Toán, Anh, GDCD)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
  • Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)

Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế

Mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế của trường Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG TPHCM nhé.

Chương trình này bao gồm 8 học kỳ ứng với 4 năm học hệ cử nhân ngành Luật kinh tế:

HỌC KỲ 1
Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin (5)
Toán cao cấp (5)
Kinh tế học vi mô 1 (3)
Pháp luật đại cương (3)
Tiếng Anh thương mại 1 (4)
Môn tự chọn (2)
HỌC KỲ 2
Lý thuyết xác suất (2)
Luật doanh nghiệp (3)
Quản trị học căn bản (3)
Kinh tế học vĩ mô 1 (3)
Nguyên lý kế toán (3)
Tiếng Anh thương mại 2 (4)
Môn tự chọn 1 (3)
Môn tự chọn 2 (2)
HỌC KỲ 3
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (3)
Marketing căn bản (3)
Nguyên lý thị trường tài chính (3)
Thống kê ứng dụng (3)
Tiếng Anh thương mại 3 (4)
Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nước (3)
Môn tự chọn 1 (3)
Môn tự chọn 2 (2)
HỌC KỲ 4
Tư tưởng Hồ Chí Minh (2)
Hệ thống thông tin kinh doanh (2)
Kinh tế học quốc tế (2)
Kinh tế lượng (3)
Phương pháp định lượng trong nghiên cứu kinh tế (3)
Lịch sử các học thuyết kinh tế (3)
Tiếng Anh thương mại 4 (4)
Môn tự chọn 1 (3)
HỌC KỲ 5
Dự báo kinh tế (3)
Kinh tế học vi mô 2 (4)
Kinh tế NN&PTNT (3)
Kinh tế đối ngoại (3)
Kế hoạch hóa và chính sách kinh tế (3)
Ngoại ngữ chuyên ngành (4)
Môn tự chọn 1 (3)
HỌC KỲ 6
Kinh tế vĩ mô 2 (4)
Kinh tế tài nguyên môi trường (3)
Kinh tế lao động (3)
Kinh tế công (4)
Ngoại ngữ chuyên ngành (4)
Môn tự chọn 1 (3)
HỌC KỲ 7
Lập thẩm định dự án đầu tư (3)
Kinh tế phát triển (4)
Chuyên đề 1 (3)
Chuyên đề 2 (3)
Môn tự chọn 1 (3)
HỌC KỲ 8
Thực tập tốt nghiệp (4)
Khóa luận tốt nghiệp (6)

Cơ hội việc làm và mức lương ngành Luật kinh tế

Sinh viên ngành luật kinh tế cũng phải trải qua 4 năm đào tạo cử nhân ngành luật, thêm 12 tháng của khóa đào tạo nghề luật sư, tập sự thêm 12 tháng nữa và cuối cùng phải hoàn thành bài kiểm tra kết thúc tập sự với bài kiểm tra gồm 2 phần. Mức lương khởi điểm với ngành Luật kinh tế có thể tới 10 triệu/tháng và thăng tiến dần theo thời gian.

Công việc ngành luật từ cơ bản bao gồm:

  • Thực tập sinh ngành luật kinh tế: Hỗ trợ, thực hiện các công việc trong lĩnh vực đầu tư doanh nghiệp, giấy phép con, hỗ trợ các luật sư trong tranh tụng…
  • Nhân viên pháp lý tại các doanh nghiệp: Thực hiện các công việc tư vấn pháp lý cho ban lãnh đạo công ty. Phối hợp xây dựng, thẩm định, rà soát quy trình, hợp đồng, cập nhật thông tin liên quan tới pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh của công ty. Đại diện công ty giải quyết các tranh chấp, kiện tụng và làm việc trực tiếp với các cơ quan có thẩm quyền.
  • Chuyên viên pháp chế: Chịu trách nhiệm tham mưu cho ban điều hành và tổ chức. Cung cấp và hướng dẫn tổ chức cách áp dụng các văn bản pháp luật.
  • Nghiên cứu sinh, giảng viên đại học ngành luật kinh tế

Mức lương ngành Luật kinh tế

Thường để có một mức lương cao đòi hỏi các bạn cần có khả năng làm việc tốt, có kinh nghiệm thực tế và khả năng giải quyết công việc. Chẳng ai đi trả lương cao cho bạn nếu bạn không làm được việc cả phải không nào?

Mức lương bình quân của một mới tốt nghiệp ngành Luật kinh tế vào khoảng 8 – 10 triệu. Tuy nhiên, cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành này sẽ tăng rất nhanh theo thời gian, chỉ cần bạn chịu khó cố gắng tích lũy kinh nghiệm thôi nhé. Cố lên!!

Trên đây là những chia sẻ từ hiểu biết của bản thân và tổng hợp một số thông tin từ các trường. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp đỡ các bạn trong việc chọn ngành, chọn nghề phù hợp để thành công trong tương lai.