Ngất ngất nghĩa là gì

Ngất là một mất ý thức thoáng qua tự giới hạn do suy yếu lưu lượng máu não toàn bộ cấp tính. Khởi phát nhanh chóng, thời gian ngắn, phục hồi tự động và đầy đủ. Các nguyên nhân khác của mất ý thức thoáng qua cần được phân biệt với ngất; bao gồm động kinh, thiếu máu động mạch nền đốt sống, thiếu oxy máu và hạ đường huyết. Một tiền ngất (báo trước ngất) là phổ biến, mặc dù mất ý thức có thể xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng báo trước. Các triệu chứng tiền ngất điển hình bao gồm chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu, yếu, mệt mỏi, và rối loạn thị giác và thính giác. Nguyên nhân của ngất có thể được chia thành ba loại chung: (1) ngất qua trung gian thần kinh (còn gọi là ngất do phản xạ hoặc vận mạch), (2) hạ huyết áp thế đứng và (3) ngất tim.

Ngất xỉuPhân loại và tài liệu bên ngoàiICD-10R55ICD-9780.2DiseasesDB27303MedlinePlus003092eMedicinemed/3385 ped/2188 emerg/876MeSHD013575

[1]

  Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.


Khi bệnh nhân bị ngất xỉu, đầu tiên tránh nên cho bệnh nhân bị chấn thương và phải bảo đảm là bệnh nhân vẫn còn thở và có mạch. Nếu người bệnh không tự thở hoặc không có mạch, gọi ngay cấp cứu. Nếu bệnh nhân đang thở, cần phải để bệnh nhân nằm dưới nền cứng và phẳng rồi nhấc nhẹ chân lên cao dần dần, để cho máu có thể chảy ngược lại dễ dàng về tim. Chú ý tuyệt đối không nhấc bệnh nhân dậy ngay.[2]

Với bệnh nhân có nguy cơ bị ngất do phản xạ thần kinh tim, cách tốt nhất là tránh môi trường quá nóng hoặc nơi quá đông người. Bệnh nhân cần uống nhiều nước có bổ sung muối. Hơn nữa, có thể dùng các loại thuốc chẹn beta giao cảm như Propranolol, Atenolol, Metoprolol, Bisoprolol. Nếu các biện pháp trên không thành công, có thể xem xét việc cấy máy tạo nhịp.[2]

Với bệnh nhân thường xuyên bị ngất do thay đổi tư thế, cần dùng thuốc theo chỉ định và tránh đi chân đi tất chật, nằm ngủ phải cao đầu. Còn với trường hợp ngất do rối loạn nhịp, có thể dùng máy tạo nhịp tim nếu nhịp chậm, hay dùng thuốc điều chỉnh nhịp hoặc sóng radio với trường hợp nhịp tim quá nhanh.[2]

  1. ^ “Huyết áp thấp”. Điềutrị.vn. Truy cập 20 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ a b c “Ngất xỉu - nguyên nhân và cách xử lý”. Báo điện tử Dân Trí. 10 tháng 10 năm 2005. Truy cập 20 tháng 6 năm 2014.

  • Grubb, Blair P. The Fainting Phenomenon; Understanding Why People Faint and What to Do About It. 2001. 2nd ed. New York: Blackwell Publishing, 2007

  Bài viết chủ đề y học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ngất_xỉu&oldid=65213048”

Ý nghĩa của từ ngất là gì:

ngất nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 4 ý nghĩa của từ ngất. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa ngất mình


0

  0


Nói cao lắm. | : ''Núi cao '''ngất'''.'' | Rất sang. | (Xem từ nguyên 1). | : ''Diện '''ngất'''.'' | . | Tình trạng người ngã lăn ra, không biết gì vì các mạch má [..]


0

  0


ph. 1. Nói cao lắm: Núi cao ngất. 2. Rất sang (thtục): Diện ngất.(y) d. Tình trạng người ngã lăn ra, không biết gì vì các mạch máu trong óc thiếu máu.. Các kết qu [..]


0

  0


ph. 1. Nói cao lắm: Núi cao ngất. 2. Rất sang (thtục): Diện ngất. (y) d. Tình trạng người ngã lăn ra, không biết gì vì các mạch máu trong óc thiếu máu.

Nguồn: informatik.uni-leipzig.de

Ngất hay còn gọi là ngất xỉu, là tình trạng mất ý thức thoáng qua do giảm tưới máu toàn não bộ, người bệnh thấy hoa mắt, chóng mặt, mắt tối sầm và sau đó không nhận thức được xung quanh.

Theo các nghiên cứu ngất chiếm khoảng 1% số bệnh nhân nhập viện và khoảng 3% số bệnh nhân cấp cứu và cũng có khoảng 3% dân số có xảy ra tình trạng ngất. Bệnh nhân nên được chẩn đoán nguyên nhân rõ ràng để chữa trị.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của ngất 

Trước khi ngất: Có thể có biểu hiện chóng mặt hoặc choáng váng (chiếm 70% trường hợp), yếu, toát mồ hôi, khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, nhìn mờ, xanh xao hoặc có dị cảm.

Các triệu chứng bất thường cần đặc biệt lưu ý: Ngất khi gắng sức, đau ngực, khó thở, đau lưng, đánh trống ngực, nhức đầu nặng, triệu chứng thần kinh khu trú, nhìn đôi, mất điều hòa hoặc loạn vận ngôn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Không phải trường hợp ngất xỉu nào cũng nguy hiểm. Nếu ngất do bị chấn động tâm lý, làm việc quá sức, đói hoặc khát thì bạn có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng nếu có biểu hiện ngất cùng với đau ngực, khó thở hoặc có tiền sử bệnh tim, người bệnh nên đến ngay phòng khám hoặc bệnh viện để được kiểm tra.

Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến ngất xỉu

Hầu hết các trường hợp ngất xỉu xảy ra đều là do các nguyên nhân khiến huyết áp của cơ thể giảm thấp hoặc nhịp tim thay đổi bất thường như:

  • Chứng huyết áp thấp, tụt huyết áp đột ngột là nguyên nhân phổ biến.
  • Bệnh lý về tim mạch như mạch vành, rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng tâm thất.
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp, thuốc điều trị trầm cảm.
  • Mắc bệnh tiểu đường, parkinson, rối loạn hệ thần kinh thực vật.

Bệnh cũng thường được kích hoạt bởi một số yếu tố nhất định như: Đứng lên ngồi xuống đột ngột, thay đổi nhiệt độ, nhìn thấy một cảnh tượng khó chịu, sợ hãi, bị đau bất ngờ,…

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị ngất?

Bệnh xảy đến đột ngột, với mọi lứa tuổi và giới tính đều có nguy cơ mắc bệnh. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ, bao gồm:

  • Mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp thấp.
  • Đứng lâu hoặc nằm lâu rồi đứng lên đột ngột.
  • Căng thẳng, rối loạn lo âu.
  • Hiến máu khi chưa ăn, thiếu máu.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ngất

Các bác sĩ có thể chẩn đoán chứng ngất xỉu bằng cách:

  • Quan sát biểu hiện lâm sàng.
  • Hỏi về tiền sử bệnh lý của bệnh nhân để xem có yếu tố nào liên quan đến việc ngất xỉu hay không.
  • Đo huyết áp và điện tâm đồ.
  • Các xét nghiệm bổ trợ như:
    • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC).
    • Xét nghiệm glucose huyết thanh, điện giải trong huyết thanh.
    • Xét nghiệm men tim, xét nghiệm đo lượng creatine phosphokinase (CPK).
    • Xét nghiệm nước tiểu.
    • Chụp X-quang ngực; chụp cắt lớp vi tính (CT) đầu, ngực, bụng; chụp cộng hưởng từ (MRI) não và cộng hưởng từ động mạch (MRA).
    • Chụp thông khí tưới máu phổi (V/Q scan), siêu âm tim, điện tâm đồ (ECG), điện não đồ (EEG).
    • Nghiệm pháp bàn nghiêng (head-up tilt table test)
    • Xét nghiệm mức độ căng thẳng tim.

Phương pháp điều trị ngất hiệu quả

Cần xác định được nguyên nhân và điều trị bệnh lý dẫn đến ngất để giúp bệnh nhân kéo dài đời sống, hạn chế các chấn thương thực thể, và ngăn ngừa tái phát.

Các trường hợp ngất xỉu thường sẽ tự hồi phục, việc điều trị chủ yếu là loại bỏ nguyên nhân dẫn đến ngất xỉu.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những phương pháp phòng bệnh hiệu quả

Chế độ sinh hoạt:

  • Uống đủ nước.
  • Không bỏ bữa, nhịn ăn.
  • Không đứng dậy đột ngột khi đang ngồi hoặc nằm lâu.
  • Không đi dưới nắng quá lâu, tránh những nơi đông và ngột ngạt.
  • Nằm nghỉ ngơi nếu cảm thấy choáng váng.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Ăn uống khoa học, đa dạng các loại thực phẩm hằng ngày.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, vitamin B12, folat có tác dụng bổ máu như thịt nạc, thịt bò, trứng, sữa, cá, đậu tương, bí đỏ, trái cây tươi,…
  • Hạn chế ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ.
  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Video liên quan

Chủ đề