Nghiên cứu kinh tế lượng là thực hiện các giai đoạn nghiên cứu sau:

Phân tích kinh tế lượng được thực hiện theo các bước sau đây:

1. Phân tích lý thuyết kỉnh tế (economic theory):

Nêu ra các giả thuyết về các mối quan hệ giũa các biến kinh tế

Chẳng hạn kinh tế vĩ mô khẳng định rằng mức tiêu dùng của các hộ gia đình phụ thuộc theo quan hệ cùng chiều với thu nhập khả dụng của họ.

2. Thiết lập mô hình (modeling): thiết lập mô hình kỉnh tế lượng để mô tả mối quan hệ giữa các biến kinh tế

Chẳng hạn: Y = p! + p2X + u                                                     (1.1)

Trong đó, Y: chi tiêu cho tiếu dùng của một hộ gia đình X: thu nhập khả dụng của hộ gia đình pi: hệ số chặn p2: hệ số góc u: yếu tố ngẫu nhiên

Sự tồn tại của yếu tố ngẫu nhiên bắt nguồn từ mối quan hệ giữa các biến kinh tế nói chung là không chính xác.

3. Ước lượng các tham số của mô hình kỉnh tế lượng (estimation of econometric model):

Nhằm xác định số đo về mức ảnh hưởng của các biến nhân tố

Các ước lượng này là các kiểm định thực nghiệm cho lý thuyết kinh tế.

4. Kiểm đinh giả thuyết (hypothesis testing):

Phân tích kết quả dựa trên lý thuyết kinh tế để phân tích và đánh giá kết quả nhận được

Xét xem các kết quả nhận được có phù hợp với lý thuyết kinh tế không, kiểm định các giả thuyết thống kê về các ước lượng nhận được. Trong mô hình (1.1) ở ví dụ nói ở ừên, nếu ước lượng của p2 là số dương và nhỏ hơn 1 thì ước lượng này là hợp lý về mặt kinh tế. Trong trường hợp ngược lại (< 0 hoặc > 1) thì không phù hợp về mặt kinh tế. Trong trường hợp này cần phải tìm ra một mô hình đúng.

5. Dự báo (forecasting, prediction)

Neu như mô hình phù hợp với lý thuyết kinh tế thì có thể sử dụng mô hình để dự báo. Dự báo giá ừị trung bình hoặc dự báo giá trị cá biệt.

6. Sử dụng mô hình để kiểm tra hoặc đề ra chính sách (for control, policy purposes)

Các bước ưên đây có nhiệm vụ khác nhau trong quá trình phân tích một vấn đề kinh te và chúng được thực hiện theo một trình tự nhất định. Tìm ra bản chất một vấn đề kinh tế là một việc không đơn giản. Vì vậy, quá trình trên đây phải được thực hiện nhiều lần như là các phép lặp cho đến khi chứng ta thu được một mô hình đúng. Có thể minh họa quá trình phân tích kinh tế lượng một vấn đề kinh tế bằng sơ đồ dưới đây. Những điều nói ưên đây cho thấy rõ nội dung nghiên cứu, đối tượng và mục đích,

cũng như công cụ và cách tiếp cận trong nghiên cứu của môn khoa học này. Chính vi vậy, từ khi ra đời đến nay, kinh tế lượng đã đem lại cho các nhà kinh tế một công cụ đo lường sắc bén để đo lường các quan hệ kinh tế. Ngày nay, phạm vi sử dụng của kinh tế lượng đã vượt quá phạm vi kinh tế, đã mở rộng sang các lĩnh vực khác như xã hội học, vũ trụ học, V. V.

Trong 35 năm gần đây, kinh tế lượng là một bộ phận không thể thiếu được trong chương trình đào tạo các cán bộ kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới, số các đầu sách viết về kinh tế lượng, bao gồm các sách giáo khoa ở bậc đại học và sau đại học, các sách chuyên khảo, cũng như các tài liệu thực hành, các chuyến san về lý thuyết và ứng dụng kinh tế lượng, đã trở nên hết sức phong phú. Sự đòi hỏi phải phân tích định lượng các hiện tượng kinh tế, kiểm định sự phù hợp và độ tin cậy của các giả thuyết trong quá trình hoạch định chính sách vĩ mô cũng như ra các quyết định tác nghiệp, việc dự báo và dự đoán có độ tin cậy cao; tất cả đã làm cho kinh tế lượng có một vai trò ngày càng quan họng và bản thân nó cũng không ngừng được phát triển và hoàn thiện. Sự phát triển của máy tính điện tử đã làm ra tăng sức mạnh của kinh tế lượng. Điều đó, giúp các nhà kinh tế kiểm chứng được các lý thuyết kinh tế có thích hợp hay không, dẫn tới những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh tác nghiệp và hoạch định các chính sách và chiến lược kinh tế xã hội. Cùng với việc đưa vào giảng dạy kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, thì kinh tế lượng là một môn không thể thiếu được. Neu như kinh tế vĩ mô mô tả sự vận động của toàn bộ nền kinh tế, kinh tế vi mô mô tả hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng, thì kinh tế lượng trang bị cho các nhà kinh tế một phương pháp lượng hóa và phân tích sự vận động và các hành vi trến. Ba môn này sẽ trang bị những kiến thức cơ sở để người học và các nhà kinh tế đi vào các chuyên ngành hẹp.

7. Ứng dụng phần mềm máy tính trong phân tích kỉnh tế lượng

Hiện nay trên thị trường có nhiều phần mềm máy tính có thể được ứng dụng trong phân tích kinh tế lượng để đơn giản hoá các thủ thuật tính toán như LIMĐEP, EVIEWS, STATA, SAS, V. V.

Kinh tế lượng (econometrics) là một bộ phận của Kinh tế học, được hiểu theo nghĩa rộng là môn khoa học kinh tế giao thoa với thống kê học và toán kinh tế.[1] Hiểu theo nghĩa hẹp, là ứng dụng toán, đặc biệt là các phương pháp thống kê vào kinh tế.[2] Kinh tế lượng lý thuyết nghiên cứu các thuộc tính thống kê của các quy trình kinh tế lượng, ví dụ như: xem xét tính hiệu quả của việc lấy mẫu, của thiết kế thực nghiệm... Kinh tế lượng thực nghiệm bao gồm: (1)ứng dụng các phương pháp kinh tế lượng vào đánh giá các lý thuyết kinh tế (2) phát triển và sử dụng các mô hình kinh tế lượng, tất cả để sử dụng vào nghiên cứu quan sát kinh tế trong quá khứ hay dự đoán tương lai. Thuật ngữ Kinh tế lượng (econometrics) lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1910 bởi Paweł Ciompa.[3]

Kinh tế lượng khác với các nhánh khác của thống kê học ở chỗ econometrics đặc biệt liên quan tới các nghiên cứu quan sát và với hệ thống các phương trình (equations). Nghiên cứu quan sát khác với nghiên cứu sử dụng thí nghiệm có kiểm soát (vốn hay dùng trong y học hay vật lý).

Hai mục đích chính của kinh tế lượng là (1) kiểm nghiệm lý thuyết kinh tế bằng cách xây dựng các mô hình kinh tế (mà có khả năng kiểm định được) và (2) chạy (estimate) và kiểm tra các mô hình đó xem chúng đưa ra kết quả chấp nhận hay phủ quyết lý thuyết kinh tế.

Ví dụ, một lý thuyết kinh tế cho rằng một đường cầu phải dốc xuống. Người tiêu dùng sẽ mua ít hàng hơn khi giá tăng, giả định rằng các yếu tố khác không đổi để từ đó phong tỏa chỉ kiểm tra mối quan hệ giữa giá và lượng. Một phương trình toán học có thể được viết ra mô tả quan hệ giữa lượng, giá, và các biến (variable) khác như thu nhập, và một random term ε để phản ánh mô hình lý thuyết một cách đơn giản:

Q = β 0 + β 1 Price + β 2 Income + ε . {\displaystyle Q=\beta _{0}+\beta _{1}{\text{Price}}+\beta _{2}{\text{Income}}+\varepsilon .}  

Phân tích hồi quy có thể được sử dụng để ước lượng (estimate) các thông số β 0 {\displaystyle \beta _{0}}  , β 1 {\displaystyle \beta _{1}}  , và β 2 {\displaystyle \beta _{2}}   trong phương trình trên, sử dụng dữ liệu về giá, thu nhập và lượng cầu. Mô hình có thể sau đó được kiểm định về ý nghĩa thống kê statistical significance theo đó tăng giá làm giảm lượng cầu. Giả thuyết để kiểm định ở đây là β 1 < 0 {\displaystyle \beta _{1}<0}  .

Phương pháp thống kê quan trọng nhất trong môn kinh tế lượng là phân tích hồi quy (regression analysis). Phương pháp này quan trọng đối với kinh tế lượng bởi vì các nhà kinh tế không có cơ hội tiến hành các thử nghiệm có kiểm soát. Vấn đề các dữ liệu quan sát chệch do thiếu biến và các vấn đề khác cũng cần phải được giải quyết về mặt thống kê nhờ các mô hình kinh tế lượng. Các nhà kinh tế lượng thường tìm cách làm sáng tỏ các thực nghiệm tự nhiên trong khi thiếu bằng chứng từ các thực nghiệm có kiểm soát.

Cơ sở dữ liệu áp dụng trong kinh tế lượng được chia thành chuỗi thời gian (time series), dữ liệu chéo (cross-sectional analysis), dữ liệu mảng (panel data) và dữ liệu mảng đa chiều. Chuỗi thời gian là tập hợp những quan sát của một biến số (ví dụ tỷ lệ lạm phát) trong những khoảng thời gian liên tiếp nhau (ví dụ trong 20 năm). Cơ sở dữ liệu cross-sectional là những quan sát của nhiều cá nhân trên một đặc tính (ví dụ thu nhập) tại cùng một thời điểm duy nhất (ví dụ thu nhập của 1000 người trong mẫu vào cuối năm 2011). Cơ sở dữ liệu mảng (panel data) chứa cả quan sát của chuỗi thời gian và của cross-sectional. Vì vậy, panel data thường được hiểu là dữ liệu hai chiều. Dữ liệu mảng đa chiều là tập hợp các quan sát theo dạng mảng, theo thời gian và cả theo một số chiều thứ ba nữa. Ví dụ Cơ sở dữ liệu của Nghiên cứu hộ gia đình, bao gồm rất nhiều chiều (thu nhập, tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn...) theo thời gian.

Phân tích kinh tế lượng còn có thể phân loại dựa trên số lượng các quan hệ được mô hình hóa. Phương pháp phương trình đơn mô hình hóa một biến số duy nhất, gọi là (biến phụ thuộc), dưới dạng một hàm số mà đầu vào là một hay nhiều biến độc lập. Trong nhiều trường hợp, phương pháp Bình phương tối thiểu không thể thể hiện được quan hệ cần nghiên cứu, hoặc có thể tạo ra các ước lượng sai, bởi các giả thuyết để chạy được mô hình nhiều khi bị vi phạm. Một cách khắc phục đó là sử dụng instrumental variables (IV). Khi mô hình bao gồm nhiều phương trình, thì cácphương pháp phương trình đồng thời (simultaneous-equation methods) có thể được sử dụng, bao gồm two IV variants, Two-Stage Least Squares (2SLS), và Three-Stage Least Squares (3SLS).

Các phương pháp ước lượng khác gồm Method of Moments, Generalized Method of Moments (GMM), phân tích chuỗi thời gian (time series analysis), và các phương pháp Bayesian.

Một ví dụ đơn giản là tìm mối quan hệ trong kinh tế lượng trong lĩnh vực kinh tế lao động:

ln ⁡ ( wage ) = β 0 + β 1 ( years of education ) + ε . {\displaystyle \ln({\text{wage}})=\beta _{0}+\beta _{1}({\text{years of education}})+\varepsilon .}  

Ví dụ này giả sử rằng logarit tự nhiên của lương của một người là một hàm tuyến tính với biến đầu vào là số năm học của người đó. Tham số β 1 {\displaystyle \beta _{1}}   đo mức tăng lên của logarit tự nhiên (ln) của lương bắt nguồn từ một năm học tăng thêm. ϵ {\displaystyle \epsilon }   là một biến ngẫu nhiên (random variable) đại diện cho tất cả các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến lương. Mục tiêu ở đây là ước lượng các thông số, β 0  và  β 1 {\displaystyle \beta _{0}{\mbox{ và }}\beta _{1}}   với các giả thuyết về biến ngẫu nhiên ϵ {\displaystyle \epsilon }  . Ví dụ, nếu ϵ {\displaystyle \epsilon }   không tương quan (uncorrelated) (hay còn gọi là độc lập) với số năm học, thì phương trình trên có thể được ước lượng bằng phương pháp hồi quy tuyến tính (linear regression) hay còn gọi là ordinary least squares.

Tuy nhiên, trên thực tế câu chuyện không đơn giản như vậy. Có thể xem thêm phần tiếng Anh để hiểu thêm tại sao không đơn giản như vậy. Tóm tắt các phương pháp để giải quyết bài toán trên có thể tìm thấy ở Card (1999)[4].

  • Jan Tinbergen và Ragnar Frisch (1969)
  • Lawrence Klein (1980)
  • Trygve Haavelmo (1989)
  • Daniel McFadden và James Heckman (2000)
  • Robert Engle và Clive Granger (2003)
  • Thomas J.Sargent and Christopher A.Sims (2011)

  1. ^ M. Hashem Pesaran (1987). "Econometrics," The New Palgrave: A Dictionary of Economics, v. 2, p. 8 [pp. 8-22]. Reprinted in J. Eatwell et al., eds. (1990). Econometrics: The New Palgrave, p. 1 [pp. 1-34]. Abstract (2008 revision by J. Geweke, J. Horowitz, and H. P. Pesaran).
  2. ^ P. A. Samuelson, T. C. Koopmans, and J. R. N. Stone (1954). "Report of the Evaluative Committee for Econometrica," Econometrica 22(2), p. 142. [p p. 141-146], as described and cited in Pesaran (1987) above.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2017.
  4. ^ David Card (1999) "The Causal Effect of Education on Earning," in Ashenfelter, O. and Card, D., (eds.) Handbook of Labor Economics, pp 1801-63.

  • Chuỗi thời gian
  • Panel data
  • Hội Kinh tế lượng
  • Econometrica
  • Huy chương Frisch

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kinh_tế_lượng&oldid=67747562”

Video liên quan

Chủ đề