Người ăn thịt người bị gì?

Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” phổ biến nhất sẽ xuất phát từ phổi, nơi nhiễm trùng có thể hình thành một ổ nung mủ (hay còn gọi là áp xe). Tác động của nhiễm trùng phổi sẽ trải dài từ viêm phế quản nhẹ đến viêm phổi nặng. Do đó, bệnh nhân cũng có thể bị sốt cao, nhức đầu, chán ăn, ho, khó thở, đau ngực và đau nhức cơ nói chung.

2. Nhiễm trùng tại chỗ

Các tác động do nhiễm trùng cũng có thể tập trung vào nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào) cùng cảm giác đau hoặc sưng, loét và áp xe kèm theo sốt cũng như đau cơ.

3. Nhiễm trùng máu

Nếu không được điều trị nhanh chóng, thích hợp, nhiễm trùng phổi có thể tiến triển thành nhiễm trùng máu. Nhiễm khuẩn huyết do bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” còn được gọi là sốc nhiễm trùng và tình trạng này khá phổ biến cũng như có nguy cơ đe dọa tính mạng. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt, đi kèm với tình trạng run rẩy và đổ mồ hôi
  • Đau đầu
  • Viêm họng
  • Vấn đề về hô hấp, bao gồm khó thở
  • Đau bụng trên
  • Tiêu chảy
  • Đau khớp và đau cơ
  • Mất phương hướng
  • Vết loét có mủ trên da hoặc bên trong gan, lá lách, cơ hoặc tuyến tiền liệt

4. Nhiễm trùng lan tỏa

Vi khuẩn “ăn thịt người” có thể lây lan từ da qua máu để trở thành một dạng nhiễm trùng mạn tính, ảnh hưởng đến tim, não, gan, thận, khớp và mắt. Các triệu chứng bao gồm sốt, giảm cân, đau dạ dày hoặc ngực, đau cơ hoặc khớp, đau đầu và co giật.

Chẩn đoán nhiễm trùng vi khuẩn “ăn thịt người” như thế nào?

Bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan nội tạng và gây ra nhiều triệu chứng tương tự như nhiều bệnh khác. Đó là lý do tại sao đôi khi bác sĩ không tìm ra được chính xác nguyên nhân hoặc thậm chí chẩn đoán sai dẫn đến việc điều trị không đúng hoặc chậm trễ khiến bệnh nhân có nguy tử vong.

Việc nuôi cấy vi khuẩn B. pseudomallei được coi là xét nghiệm chẩn đoán tiêu chuẩn. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bao gồm máu, đờm, mủ, nước tiểu, dịch bao hoạt dịch (tìm thấy giữa các khớp), dịch màng bụng (tìm thấy trong khoang bụng) hoặc dịch màng tim (tìm thấy quanh tim) để xét nghiệm.

Mẫu sẽ được đặt trên môi trường phù hợp, chẳng hạn như agar, để xem vi khuẩn có phát triển không. Nếu có, bác sĩ cũng sẽ xác nhận bạn đã mắc bệnh.

Điều trị nhiễm khuẩn do bệnh Whitmore

Trường hợp được chẩn đoán nhiễm bệnh vi khuẩn “ăn thịt người”, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ lên phác đồ điều trị với các loại thuốc thích hợp.

Việc điều trị thường bắt đầu bằng liệu pháp kháng sinh tiêm tĩnh mạch (trong tĩnh mạch) trong tối thiểu 2 tuần (lên đến 8 tuần tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng), sau đó là 3–6 tháng điều trị bằng kháng sinh đường uống. Các bác sĩ có thể chỉ định một trong hai loại kháng sinh:

  • Ceftazidime (Fortaz, Tazicef), đây là loại thuốc được sử dụng 6 – 8 giờ/lần
  • Meropenem (Merrem), đây là loại thuốc được sử dụng mỗi 8 giờ.

Giai đoạn điều trị thứ hai kéo dài từ 3 – 6 tháng bằng một trong hai loại kháng sinh thông qua đường uống:

  • Sulfamethoxazole-trimethoprim (Bactrim, Septra, Sulfatrim), uống mỗi 12 giờ.
  • Doxycycline (Adoxa, Alodox, Avidoxy, Doryx, Monodox), uống mỗi 12 giờ.

Nguy cơ tái phát thường không xảy ra nếu người bệnh hoàn thành chu kỳ sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn “ăn thịt người” Whitmore

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin để ngăn ngừa loại vi khuẩn này nhưng bạn có thể hạn chế nguy cơ nhiễm trùng bằng cách giảm thiểu việc tiếp xúc với vi khuẩn.

  • Tuân thủ quy tắc ăn chín, uống sôi
  • Rủa tay với xà phòng sau khi tiếp xúc với đất, nước bẩn
  • Khi phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường đất hoặc nước, nên mang ủng và găng tay cao su
  • Tránh tiếp xúc với đất và nước đọng nếu bạn có vết thương hở, mắc bệnh đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn tính
  • Nhân viên y tế nên đeo khẩu trang, găng tay và áo khoác khi tiến hành thăm khám cho các bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh
  • Nếu uống các sản phẩm sữa, hãy chắc chắn rằng chúng được tiệt trùng.

Cần lưu ý là ngay cả với các phương pháp điều trị bằng kháng sinh mới nhất, một số lượng đáng kể bệnh nhân vẫn tử vong vì vi khuẩn “ăn thịt người” mỗi năm, đặc biệt là do nhiễm trùng huyết và các biến chứng của kèm theo. Ngoài ra, tỷ lệ bệnh nhân tử vong cũng cao hơn ở những khu vực có điều kiện chăm sóc y tế thấp. Nếu du lịch đến các khu vực có nguy cơ, bạn hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ để hạn chế nguy cơ phơi nhiễm.

TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết người dân không cần quá hoảng sợ, lo lắng bởi bệnh có thể phòng ngừa.

Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết, vì sao Whitemore được gọi là vi khuẩn "ăn thịt người"?

TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM): Thực chất tên vi khuẩn ăn thịt người trên thế giới xác định thường là do liên cầu nhóm A gây tán huyết, hủy hoại cơ. Còn bệnh Whitemore hay một số vi khuẩn gây hoại tử, tổn thương bộ phận trên cơ thể người ta gọi chung là vi khuẩn ăn thịt người.

Tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung là vùng dịch tễ của bệnh Whitmore. Trước đây, chỉ tập trung ở Đông Nam Á và Úc, nhưng hiện tại do biến động dân cư người ta di chuyển đến nước này, nước kia nên có xu hướng bệnh xuất hiện ở toàn thế giới, chỗ nào cũng có thể bắt gặp.

TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) thông tin

Phóng viên: Nguyên nhân gây bệnh và biểu hiện bệnh như thế nào thưa bác sĩ?

+ Đây là loại vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể sẽ nhiễm trùng, xâm nhập vào đâu nhiễm trùng ở đó. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào nhiều con đường qua vết trầy xước trên da bởi vi khuẩn nằm sẵn trong đất, cát, những nơi có nước bẩn. Đặc biệt vào mùa mưa sẽ gia tăng tỷ lệ bệnh. Ví dụ, lũ lụt nước sẽ lôi kéo vi khuẩn lan tràn nhiều hơn nên mùa mưa phát nhiều hơn. Nó có thể xâm nhập vào các vết tổn thương trên da như vết trầy xước hoặc nằm ở trong cát, đất gió mạnh cuốn lên không khí mình hít phải sẽ xâm nhập vào phổi gây viêm phổi. Nó xâm nhập chỗ nào dẫn đến triệu chứng bệnh ở đó.

Biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận, tổn thương ở đâu sẽ có triệu chứng lâm sàng tương ứng. Ví dụ, vào phổi sẽ gây ho, sốt, khó thở. Trong trường hợp vào hệ thần kinh sẽ gây viêm màng não, áp xe não, đau đầu nhiều, sốt. Nếu vào cơ gây áp xe cơ, mưng mủ, nổi đỏ… Như vậy, có nhiều biểu hiện lâm sàng.

Bệnh này không giống như các loại bệnh khác bởi loại vi khuẩn này tiếp xúc ở đâu gây bệnh ở đó. Vì có nhiều biểu hiện lâm sàng nên khó mà chẩn đoán xác định được bằng khám bình thường mà phải cấy ra vi khuẩn này mới có chẩn đoán chính xác được.

Phóng viên: Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh, thưa bác sĩ?

Những người dễ bị là nông dân, người tiếp xúc nhiều với nước như nông dân trồng lúa, nuôi tôm, cá, những người hay làm việc ở môi trường rừng, núi… Để phòng ngừa bệnh, những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao khi làm việc cần có đồ bảo hộ như đi ủng, tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn. Bên cạnh đó, nếu xuất hiện vết trầy xước trên da cần phải băng bó, tránh tiếp xúc với các nguồn lây bệnh trên.

Phóng viên: Tại Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận và điều trị bệnh này ra sao, thưa bác sĩ?

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, 1 năm tiếp nhận từ 80-100 ca bệnh Whitemore do các địa phương chuyển đến với nhiều tình trạng khác nhau. Riêng từ đầu năm 2022 đến nay, tại bệnh viện tiếp nhận khoảng 5-6 ca. Thông thường, các bệnh nhân chuyển đến khi đã mắc bệnh khoảng 5-6 ngày.

Đây là bệnh do vi khuẩn gây ra nên có kháng sinh điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, quan trọng là người bệnh đến sớm thì điều trị hiệu quả, dứt cơn được nhưng nếu đến trễ khiến bệnh lan tràn cơ thể gây tổn thương nhiều cơ quan sẽ rất khó điều trị, lúc này tỷ lệ tử vong cao.

Do Việt Nam nằm trong dịch tễ của bệnh này nên khi bác sĩ thăm khám bước đầu ghi nhận các ổ áp xe, nhiễm trùng chưa nghi ngờ được nguyên nhân thì cần phải nghĩ tới nó để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.