Người bạn của tác giả lại lẽ ra có thể tiết kiệm được 3 đôla bằng cách nào

Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài.

Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17, SGK Tiếng Việt 5, tập I. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. (Phần đọc thành tiếng 4 điểm, trả lời câu hỏi 01 điểm).

II. Đọc thầm (5 điểm)

CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”.

Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”

- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.

Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”

Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”. Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp

Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:

Câu 1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào?

A. Bảy tuổi trở xuống.

B. Sáu tuổi trở xuống.

C. Bốn tuổi trở xuống.

Câu 2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?

A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.

B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.

C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.

Câu 3. Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào?

A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.

B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi.

C. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có năm tuổi.

Câu 4. Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó?

A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối.

B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ.

C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.

Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất.

B. Cần phải sống sao cho con mình kính trọng.

C. Không nên bán đi sự kính trọng.

Câu 6: Từ trái nghĩa với “trung thực” là:

A. Thẳng thắn

B. Gian dối

C. Trung hiếu

D. Thực lòng

Câu 7. Dòng nào dưới đây toàn các từ láy?

A. đường đua, tiếp sức, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng.

B. khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau đớn.

C. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn , đau đớn.

Câu 8. Trong câu “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được.” có đại từ xưng hô là:

A. Tôi

B. Ông

C. Tôi và ông

Câu 9. Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm gồm những từ nhiều nghĩa là:

A. Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống

B. Trong veo, trong vắt, trong xanh

C. Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành

Câu 10. Trong câu “Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la” có mấy quan hệ từ ?

A. Có một quan hệ từ (Đó là từ: ………………………………………)

B. Có hai quan hệ từ ( Đó là từ: …………….. và từ : .........................)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả ( 5 điểm )

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”. Tiếng Việt 5 – Tập 1, trang 144 (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra ….đến hết) trong khoảng thời gian 15 phút.

II. Tập làm văn (5 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một người bạn học của em.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng (5 điểm)

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, diễn cảm được đoạn văn, đọc tốc độ đạt yêu cầu khoảng 110 tiếng/ phút. (4 điểm)

- Đọc sai 2,3 tiếng, nghỉ hơi không đúng 2,3 chỗ, chưa thật đạt về tốc độ (3 điểm)

- Đọc sai 4,5 tiếng, nghỉ hơi không đúng 4,5 chỗ, tốc độ đọc không đảm bảo theo yêu cầu (2 điểm)

- Đọc còn phải đánh vần, ấp úng…(1 điểm)

+ Phần trả lời câu hỏi của Giáo viên (1 điểm)

II. Đọc hiểu (5 điểm)

- Học sinh khoanh đúng mỗi câu cho (0,5 điểm ).

Đáp án đúng:

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9
B A B C A B C C A

Câu 10

- Học sinh khoanh vào ý B và ghi quan hệ từ là của và với

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (5 điểm)

1. Chính tả:

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn, đúng mẫu chữ (5 điểm)

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai về phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định…trừ 0,25 điểm.

- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

* Nội dung: (4,5 điểm)

- Mở bài: Giới thiệu được người thân mình định tả. (Là ai? Quan hệ với mình như thế nào (0,5đ)

- Thân bài:

+ Tả bao quát về hình dáng, các bộ phận cơ thể phù hợp với người mình tả, có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh cho hay sinh động. (2đ)

+ Tả những việc làm của người bạn qua đó thể hiện được tính cách và các phẩm chất của người được tả. (1,5đ )

- Kết luận: Nêu tình cảm của em với người bạn đó. (0,5 điểm)

* Hình thức: (0,5 điểm)

- Bài viết đủ 3 phần, chữ viết rõ ràng, cả bài không sai quá 4 lỗi chính tả. (0,5đ)

Bài mẫu:

Những năm tháng tuổi thơ được học dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều bạn tốt. Bạn nào cùng dễ thương và đáng mến nhưng em thích rất là bạn Thuỳ Dung.

Thuỳ Dung năm nay tròn mười tuổi, bằng tuổi em. Dáng người bạn nhỏ nhắn, đi đứng nhanh nhẹn. Bạn có khuôn mặt tròn trĩnh trông rất dễ thương. Đôi mắt bồ câu đen láy sáng long lanh. Đôi mắt ấy biết buồn, cười, biết thông cảm với bạn bè xung quanh. Đôi môi đỏ như son luôn nở nụ cười tươi như hoa. Mái tóc của Thuỳ Dung đen nhánh và dài như suối xõa xuống bờ vai tròn trịa trông thật đáng yêu.

Hằng ngày, Thuỳ Dung đến trường với bộ đồng phục quen thuộc váy xanh, áo trắng. Chiếc khăn quàng đỏ trên vai như cánh bướm. Thuỳ Dung nói năng rất nhỏ nhẹ, tính tình hiền lành, chan hoà với mọi người, luôn giúp đỡ những bạn học yếu. Có điều gì bạn bè không hiểu, Dung đều tận tình giúp đỡ. Trong giờ học Dung thường phát biểu ý kiến xây dựng bài. Bài làm của Dung luôn đạt điểm cao.

Ở trường, Dung là một học sinh giỏi, về nhà, Dung là một người con ngoan Dung giúp mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, hướng dẫn cho em học. Có lần Dung tâm sự: “Cha mẹ phải làm việc vất vả để cho mình ăn học, mình phải học giỏi và ngoan ngoãn để cha mẹ vui lòng”.

Thuỳ Dung đã đế lại trong lòng bạn bè nhiều ấn tượng tốt đẹp. Bạn là tấm gương tốt cho các bạn noi theo. Tôi sẽ cố gắng học tập tốt đế xứng đáng là bạn thân của Thuỳ Dung. Sống trên đời ai cũng cần phải có 1 người bạn thân !!!

Em hãy tìm danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau?; Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé cho trẻ em ở độ tuổi nào ? … trong Đề thi học kì 1 Văn lớp 4. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

Người bạn của tác giả lại lẽ ra có thể tiết kiệm được 3 đôla bằng cách nào

I. ĐỌC HIỂU

CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi : “Vé vào cửa là bao nhiêu ? Bán cho tôi bốn vé”.

Người bán vé trả lời : “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi ?”

– Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.

Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói : “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thế nói rằng đứa lớn chỉ mới sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ !”

Bạn tôi từ tốn đáp lại : “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.

(Theo Pa-tri-xa Phơ-rip)

Khoanh tròn chữ cái trước cảu trả lời đúng :

1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé cho trẻ em ở độ tuổi nào ?

a. Bảy tuổi trở xuống.

b. Sáu tuổi trở xuống.

c. Bốn tuổi trở xuống.

2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai ?

a. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.

b. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.

c. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.

3. Người bạn của tác giả lẽ ra có thể tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào ?

a. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.

b. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới sáu tuổi.

c. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới năm tuổi.

4. Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó ?

a. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối

b. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ.

c. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.

5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

a. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất.

b. Cần phải sống sao cho con mình luôn kính trọng.

c. Không nên bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Em hãy tìm danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau :

    Nhiều người vẫn nghĩ loài cây bao báp kì diệu chỉ có ở châu Phi. Nhưng thực ra tại châu lục đen chỉ có duy nhất một loài bao báp. Còn trên đảo Ma-đa-ga-xca ở Ấn Độ Dương có tới tận bảy loài. Một loài trong số đó còn được trồng thành đồn điền, vì từ hạt của nó có thể chế được loại bơ rất ngon và bổ dưỡng.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

    Trong câu chuyện trên, người bạn của tác giả đã nói : “…Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la.” Em hiểu câu nói đó có ý nghĩa như thế nào ?

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề 1. Có những câu chuyện về lòng trung thực mà nhân vật chính là những người sống quanh em. Hãy kể cho các bạn về một câu chuyện như thế và nêu cảm nghĩ của em.

Đề 2. Em hãy kể lại câu chuyện trên bằng lời nói của nhân vật người cha với lời mở đầu như sau :

“Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.

Người bạn của tác giả lại lẽ ra có thể tiết kiệm được 3 đôla bằng cách nào

I. ĐỌC HIỂU

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

– Danh từ chung : người, loài, cây, bao báp, đảo, đồn điền, hạt, bơ.

– Danh từ riêng : châu Phi, Ma-đa-ga-xca, Ấn Độ Dương.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

    Lòng trung thực là vô giá. Sự kính trọng của mọi người đối với mình là không thể mua được. Vì vậy, cần luôn sống trung thực ngay từ những điều nhỏ nhất.

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề bài 1:

    Cuối năm lớp 3, em và cả lớp được mẹ bạn Tiến Minh – Tiến Minh là một thành viên của lớp 3B chúng em – mời đi chơi ở khu sinh thái riêng nhà bạn ấy ở Việt Mường cùng bốn cô giáo cũ.

    Em mong cả lớp cùng bốn cô giáo cùng đi nhưng lần đó chỉ có mười mấy bạn và cô Mỹ.

    Đến khu sinh thái, em thấy rất nhiều điều thú vị. Em chơi ở đó rất vui và ăn những món ngon no căng cả bụng. Ăn xong em đi ngủ. Khoảng hai, ba giờ chiều, em cùng các bạn đi leo núi. Tuy mệt nhưng thật vui. Sau cuộc đi chơi đó, mọi căng thẳng trong một năm học được trút hết, nhường chỗ cho sự thoải mái.

    Mấy ngày sau…

    “Chán cậu quá đi mất”. – Giọng Việt Anh chế giễu. Hoá ra Việt Anh – đứa em kết nghĩa của em đang nói về Quang Huy – bạn trai ngồi bàn trên – không xin được bố mẹ cho đi chơi ở Việt Mường. Quang Huy nổi tiếng là người trung thực số một, trung thực đến nỗi Tiến Minh nói rằng ở Việt Mưòng có con chó béc-giê to đùng mà cũng tin, về nói với bố mẹ thế là không được đi ! Việt Anh kêu lên :

    – Sao cậu ngốc thế ? Thì cậu cứ bịa ra ở đấy đẹp lắm, ăn miễn phí hay là cứ ghép cho chỗ đấy những thứ tốt nhất.

    – Nhưng tớ chưa nghĩ ra gì cả. – Quang Huy ngây ngô đáp.

    – Thì cậu về uống phờ-rít-ti mà cho trí tưởng tượng bay xa ! Nhưng dù sao cậu cũng ngốc ! – Việt Anh làu bàu nói.

    Tiếc cho Quang Huy quá ! Thật là ngố. Mong lần sau bố mẹ Quang Huy sẽ cho bạn cùng đi với tập thể lớp. Nhưng dù sao tôi cũng đồng ý với Quang Huy : không được nói dối bố mẹ, dù chỉ là những chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh. Các bạn có đồng ý với tôi không ?

(Vũ Thu Lan)

Đề số 2:

    “Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”. Đó là điều mà tôi đã nói với người bán vé vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, khi tôi cùng một người bạn và hai đứa con của tôi đến một câu lạc bộ giải trí. Tôi tiến đến quầy vé và hỏi : “Vé vào cửa là bao nhiêu ? Bán cho tôi bốn vé”.

    Người bán vé trả lời : “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi ?”

    – Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.

    Người đàn ông ngạc nhiên nhìn tôi và nói : “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thế nói rằng đứa lớn chỉ mới sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ !”

    Tôi đã từ tốn đáp lại : “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.