Người bị viêm gan B có nên kết hôn

Làm gì khi người yêu bị viêm gan B?

Câu hỏi 1: Cháu 21 tuổi, bạn trai cháu bị viêm gan B. Chúng cháu sắp kết hôn, theo như cháu được biết nếu cháu được tiêm vắc xin viêm gan B thì cháu sẽ không bị viêm gan B và chúng cháu vẫn có thể sinh con khỏe

Người bị viêm gan B có nên kết hôn

mạnh. Như vậy có đúng không ạ? Và nếu tiêm vắc xin thì cháu phải tiêm trước khi chúng cháu muốn có con bao nhiêu lâu ạ? Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu! Cháu cảm ơn ạ! Ảnh minh họa BS. Nguyễn Thị Thúy trả lời: Chào cháu, Bạn trai cháu bị viêm gan B, trước khi đi tiêm phòng, cháu nên đi xét nghiệm xem mình có bị viêm gan B không. Nếu cháu âm tính, cháu hoàn toàn có thể tiêm phòng trước khi cưới và trước khi mang thai. Hiện nay tiêm phòng viêm gan B, tiêm 3 mũi, các mũi cách nhau 1 tháng. Sau 1 [Xem thêm: benh phoi] tháng kể từ khi cháu tiêm đủ mũi 3 viêm gan B, cơ thể cháu đã có kháng thể, cháu có thể có thai và cháu bé sinh ra khỏe mạnh không sợ bị nhiễm viêm gan B do cháu truyền cho con khi mang thai, với điều kiện cơ thể cháu đáp ứng tốt với vắc-xin viêm gan B (sau 1 tháng tiêm phòng viêm gan B đủ 3 mũi, cơ thể cháu có kháng thể). Chúc sức khỏe! Câu hỏi 2: Vợ em là nữ giới, năm nay 20 tuổi và bị mắc bệnh viêm gan B, liệu vợ em có sinh con được không và có cách nào để phòng chống không lây sang con không. Bác sĩ tư vấn giúp em. Em cám ơn! Ảnh minh họa ThS. Vũ Thị Tuyết Mai trả lời: Chào em, Khoảng 60% số trẻ sinh ra từ
Người bị viêm gan B có nên kết hôn

người mẹ bị viêm gan B không mắc căn bệnh này, và không phải đứa trẻ nào mang mầm bệnh cũng bị bệnh suốt đời. Do vậy, vợ em bị viêm gan B vẫn có thể mang thai, nhưng phải tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ.  Nếu xét nghiệm HBsAg (+) / HBeAg (+) thì khả năng mẹ truyền bệnh cho con là 90%. Nếu xét nghiệm HBsAg (+) / HBeAg (-) thì khả năng mẹ truyền bệnh cho con chỉ là 5-10%. Chính vì thế, trước khi quyết định có thai, vợ em cần đi khám tổng quát, nếu HBsAg (-) hoặc không có quá trình tăng lên của vi-rút viêm gan B thì vẫn có thể mang thai bình thường. Nếu HBsAg (+), vợ em cần điều trị bằng các thuốc ức chế quá trình nhân lên của vi-rút để giảm nồng độ của vi-rút trong máu, HBsAg (+) chuyển thành HBsAg (-) thì mới mang thai. HBsAg (-) thì khả năng lây nhiễm cho bé gần như không có. Thông thường, khi xét nghiệm HBsAg (+) và định lượng HBsAg dưới 5 đơn vị copi thì cũng có thể mang thai. Trong quá trình mang thai, vợ em không nên dùng thuốc điều trị [Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ] viêm gan B (kể cả những thuốc bổ gan) vì thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, thai nhi và trong khi sinh đẻ. Lúc này, vợ em cần bồi dưỡng, ăn uống đủ chất, giảm thiểu lao động… để tăng khả năng chống lại bệnh tật.  Ngay trong 24 giờ đầu sau sinh, vợ chồng em hãy cho bé tiêm vắc-xin viêm gan B. Đây là cách tốt nhất để phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con (phòng ngừa được 80-95%).  Chúc các em hạnh phúc! [Xem thêm: Bệnh mất ngủ] Theo Suckhoedoisong.vn

Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm với tốc độ lây lan chóng mặt cùng nhiều biến chứng nguy hiểm trực chờ. “Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?” là câu hỏi rất nhiều độc giả quan tâm hiện tại. Bài viết dưới đây sẽ giải thích về các con đường lây truyền virus viêm gan B cũng như đưa ra lời giải đáp cho thắc mắc trên, cùng theo dõi!

1. Viêm gan B nguy hiểm thế nào?

Viêm gan B do virus viêm gan B (HBV) gây nên và đang gia tăng ở mức báo động mỗi ngày. Theo thống kê tại nước ta, cứ 8 người thì có 1 người nhiễm virus HBV. Không chỉ phổ biến, bệnh lý này còn đáng sợ vì những biến chứng đe dọa tính mạng như: xơ gan, ung thư gan.

Người bị viêm gan B có nên kết hôn

Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn tới hiểm họa xơ gan, ung thư gan.

Viêm gan siêu vi B chính là “sát thủ thầm lặng” tiến triển bệnh sang giai đoạn nặng rất âm thầm. Khi mới nhiễm bệnh, phần lớn người bệnh không có triệu chứng gì rõ ràng hoặc nếu có thì cũng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Một số dấu hiệu cảnh báo viêm gan B như: vàng da, vàng mắt, đau hạ sườn phải, mệt mỏi, đau đầu,…Vì bệnh rất nguy hiểm nên đường lây truyền virus HBV, chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không… là những lo lắng thường trực của người dân.

2. Các đường lây nhiễm virus viêm gan B

Trước khi đến với câu trả lời “Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không“, hãy trang bị kiến thức chung nhất về 3 con đường lây virus HBV:

– Đường máu: Virus viêm gan B tồn tại ở trong máu bệnh nhân do đó bạn có thể bị lây nhiễm HBV nếu dùng chung các bơm kim tiêm. Ngoài ra việc dùng chung các đồ dùng cá nhân có thể dẫn đến xây xước như dao cạo, lược, bàn chải, bấm móng tay,… cũng làm tăng nguy cơ lây bệnh. Nếu truyền máu, nhận máu từ người bệnh hoặc thực hiện phẫu thuật với vật tư y tế chưa được xử lý thì khả năng nhiễm bệnh cũng cao hơn.

– Đường sinh hoạt tình dục: Virus HBV còn được tìm thấy ở dịch âm đạo hoặc tinh dịch của bệnh nhân. Do đó nếu bạn quan hệ tình dục với người mang bệnh mà không dùng bao cao su thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao. Rất nhiều trường hợp quan hệ với gái mại dâm, hoạt động tình dục tập thể,… đã nhiễm bệnh viêm gan B.

– Lây truyền từ mẹ sang con: bắt đầu lây nhiễm ở giai đoạn tuần thai thứ 28 đến những tháng đầu đời của bé. Tuy vậy không phải 100% mẹ bầu mắc viêm gan B đều lây cho con. Bên cạnh đó trẻ có thể bị nhiễm virus HBV thông qua bú mẹ nếu không may núm vú của mẹ có vết thương hở.

Người bị viêm gan B có nên kết hôn

Virus HBV lây sang người lành qua 3 đường: máu, tình dục hoặc từ mẹ sang con.

3. Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không

Rất khó có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này vì tùy tình hình mỗi cặp vợ chồng mà tỷ lệ lây nhiễm sẽ khác nhau. Ví dụ thời điểm người chồng phát hiện ra bệnh viêm gan B là lúc nào? Trước đó 2 vợ chồng có thực hiện tốt những phương pháp phòng bệnh hay không?…

3.1 Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không – Các yếu tố nguy cơ

Dựa trên 3 con đường lây nhiễm kể trên thì khả năng chồng bị viêm gan B lây sang vợ là rất cao. Cụ thể:

– Đối với vợ chồng việc sinh hoạt tình dục là nhu cầu chính đáng. Và thông thường vợ chồng thường ít sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ nên nguy cơ lây nhiễm tăng lên đáng kể.

– Vợ chồng là những người sử dụng chung không gian sống. Việc dùng chung 1 vài đồ dùng cá nhân như lược, dao cạo,… đôi khi không tránh khỏi. Vì vậy nguy cơ lây nhiễm virus HBV từ chồng sang vợ qua đường máu là rất cao.

Người bị viêm gan B có nên kết hôn

Chồng bị viêm gan B thì tỷ lệ lây truyền cho người vợ là rất cao.

3.2 Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không – Cách phòng tránh

Vậy phải làm gì để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B từ chồng sang vợ? Dưới đây là những khuyến cáo từ chuyên gia, bạn nên thực hiện theo:

– Thực hiện thăm khám tiền hôn nhân để đảm bảo người bạn đời của mình khỏe mạnh

– Tiêm vaccine viêm gan B nếu cả 2 là người lành không mang mầm bệnh.

– Sau khi kết hôn, cả 2 vợ chồng nên thăm khám gan mật thường xuyên. Điều này vừa giúp chính bản thân bạn kiểm soát được sức khỏe lá gan vừa giúp bảo vệ gia đình, người thân.

– Tích cực sử dụng các biện pháp bảo vệ khi sinh hoạt tình dục để kế hoạch hóa gia đình đồng thời bảo vệ sức khỏe cho cả 2

– Chung thủy 1 vợ 1 chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan siêu vi B

– Xây dựng chế độ ăn, lối sống lành mạnh, tích cực tập luyện thể dục để tăng cường đề kháng cho cả gia đình

– Nếu biết bạn đời bị nhiễm viêm gan B bạn cần động viên và đồng hành cùng chồng chiến thắng bệnh tật. Nhưng bạn cũng cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống lây nhiễm HBV.

Trên đây là đáp án cho câu hỏi “chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?”. Hy vọng những kiến thức này giúp ích cho việc chăm sóc sức khỏe hôn nhân của bạn!