Người tối cổ thường sinh sống ở đâu hang đá

Với bộ Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 8 có đáp án năm 2021 sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch Sử lớp 6.

Show

Người tối cổ thường sinh sống ở đâu hang đá

Câu 1: Dấu tích nào của người tối cổ được phát hiện ở Việt Nam?

A. những mảnh sọ.                                        

B. răng, công cụ lao động,

C. bộ xương.

D. công cụ lao động

Lời giải

Ở hang Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khảo cổ đã tìm thấy răng của người tối cổ và tìm thấy nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sở ở di tích Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Khu vực nào là địa bàn sinh sống chủ yếu của người tối cổ ở Việt Nam?

A. Hang động, mái đá, gần nguồn nước

B. Đồng bằng, cao nguyên lớn.

C. Đồng bằng ven biển lớn.

D. Thảo nguyên, thung lũng phía Bắc.

Lời giải

Thời nguyên thủy, người tối cổ ở Việt Nam thường sinh sống trong những hang động, mái đá, gần nguồn nước để thuận lợi cho việc cư trú và tìm kiếm thức ăn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Công cụ lao động của người tinh khôn vào khoảng 3-2 vạn năm trước đây có đặc điểm gì nổi bật?

A. Rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng

B. Lười cuốc đá, được mài sắc cạnh, có hình thù rõ ràng.

C. Lười cày đá, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù chưa rõ ràng.

D. Rìu đá mài sắc, được màu sắc hai mặt, có hình thù rõ ràng.

Lời giải

Vào khoảng 3-2 vạn năm cách ngày nay, người tối cổ đã phát triển thành người tinh khôn. Công cụ chủ yếu của họ là những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Những dấu tích đầu tiên của Người tinh khôn giai đoạn đầu được tìm thấy ở đâu trên đất nước Việt Nam?

A. Mái đá Ngườm, Sơn Vi

B. Núi Đọ, Đông Sơn. 

C. Hòa Bình, Bắc Sơn

D. Thẩm Hai, Thẩm Khuyên

Lời giải

Những dấu tích đầu tiên của người tinh khôn cách đây 3-2 vạn năm được tìm thấy ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Vì sao núi rừng rậm rạp, nhiều hang động, mái đá và khí hậu ấm lại thuận lợi cho người tối cổ sinh sống từ sớm?

A. Trình độ sản xuất thấp, con người sống phụ thuộc vào tự nhiên

B. Hoạt động sản xuất chính là trồng trọt, chăn nuôi

C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi trồng lúa nước

D. Người nguyên thủy quen với cuộc sống hoang dã.

Lời giải

Trong buổi đầu lịch sử, do trình độ sản xuất thấp, con người phải sống phụ thuộc vào tự nhiên nên núi rừng rậm rạp, nhiều hang động, mái đá, sông suối, khí hậu ấm áp thuận lợi cho con người thời nguyên thủy sinh sống từ rất sớm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Địa điểm nào sau đây không phải là nơi tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam?

A. Thẩm Hai

B. Thẩm Khuyên

C. Đông Sơn.

D. Núi Đọ

Lời giải

Ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), các nhà khảo cổ đã tìm thấy răng của người tối cổ và tìm thấy nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sở ở di tích Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai).

=> Loại trừ đáp án: C

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Sự phát triển của công cụ lao động thời nguyên thủy không mang lại kết quả nào sau đây?

A. Tạo điều kiện mở rộng sản xuất

B. Nâng cao đời sống của con người

C. Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người

D. Đưa đến sự ra đời của những nhà nước phong kiến

Lời giải

Sự phát triển của công cụ lao động vừa tạo điều kiện để mở rộng sản xuất, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người.

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Nguyên nhân chính nào khiến người tối cổ có xu hướng mở rộng địa bàn sinh sống theo thời gian?

A. Công cụ sản xuất phát triển

B. Dân số tăng

C. Nguồn thức ăn ở rừng núi dần cạn kiệt

D. Đã tìm được cách trị thủy

Lời giải

Trải qua hàng chục vạn năm lao động, những người tối cố đã mở rộng dần vùng sinh sống ra nhiều nơi như Thẩm Ồm (Nghệ An), Hang Hùm (Yên Bái), Thung Lang (Ninh Bình), Kéo Lèng (Lạng Sơn) do việc cải tiến dần chế tác công cụ lao động bằng đá nên con người có thể khai thác được nhiều nguồn thức ăn ở nhiều khu vực khác nhau

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Điểm tiến bộ về công cụ lao động của người tinh khôn cách đây 12000 - 4000 năm so với người tối cổ là gì?

A. Sử dụng công cụ kim khí

B. Biết đến kĩ thuật mài

C. Áp dụng kĩ thuật ghè đẽo

D. Biết kĩ thuật khoan, đục lỗ, tra cán

Lời giải

- Kĩ thuật chế tác công cụ đá cách đây khoảng 12000 đến 4000 năm, người tinh khôn đã biết đến kĩ thuật mài. Số công cụ đá được mài ở lười như rìu ngắn, rìu có vai ngày càng nhiều.

- Trong khi đó, công cụ lao động của người tối cổ vẫn là công cụ lao động bằng đá nhưng mới chỉ được ghè đẽo thô sơ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Người nguyên thuỷ đã chế tạo ra đồ gốm bằng cách nào?

A. Nặn đất sét trộn với cát rồi đem nung cho khô cứng.                        

B. Nặn đất sét rồi phơi cho khô cứng.

C. Nặn đất sét rồi sấy cho khô cứng.

D. Nặn đất sét bằng khuôn gỗ.

Lời giải

Thời kỳ nguyên thủy con người chế tạo gốm bằng cách nặn đất sét trộn với cát rồi đem nung cho khô cứng. Lò nung giúp sản phẩm cho mau khô và chất lượng cũng tốt hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Dấu tích nào của người tối cổ được phát hiện ở Việt Nam?

Khu vực nào là địa bàn sinh sống chủ yếu của người tối cổ ở Việt Nam?

Người nguyên thuỷ đã chế tạo ra đồ gốm bằng cách nào?

Lịch sử lớp 6

So sánh công cụ ở hình 20 (SGK, trang 23) với các công cụ ở hình 21, 22, 23 (SGK, trang 24).

Chi tiết Chuyên mục: Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta

- Hình 20 là công cụ chặt ở Nậm Tun (Lai Châu) là chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ,có hình thù rõ ràng.

- Hình 21, 22, 23 : hình thù rõ ràng hơn, lưỡi rìu sắc hơn vì thế lao động có hiệu quả hơn.

Xem tiếp...

Em thử so sánh công cụ ở hình 19 và hình 20 (SGK, trang 22-23)

Chi tiết Chuyên mục: Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta

- Công cụ ở hình 19 là rìu đá núi Đọ (Thanh Hóa) rất đơn giản, hình thù không rõ ràng, chỉ ghè đẽo thô sơ.

- Công cụ ở hình 20 là công cụ chặt ở Nậm Tun (Lai Châu) tuy được ghè đẽo thô sơ nhưng có hình thù rõ ràng hơn.

Xem tiếp...

Nhìn trên lược đồ ở trang 26 (SGK), em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của Người tối cổ trên đất nước ta?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta

Trên đất nước ta, Người tối cổ sống khắp nơi từ Bắc, Trung, Nam:

- Ở miền Bắc, Người tối cổ sống ở Lạng Sơn.

- Ở miền Trung, Người tối cổ sống ở Thanh Hóa.

- Ở miền Nam, Người tối cổ sống ở Đồng Nai.

Xem tiếp...

Người tối cổ là những người như thế nào?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta

Người tối cổ là người chỉ khác loài vượn chút ít, đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm, trán nhô ra phía trước, biết sử dụng những hòn đá, cành cây làm công cụ.

Xem tiếp...

Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy là gì? Em có suy nghĩ gì về việc chôn công cụ sản xuất theo người chết?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta

Những điểm mới trong đời sống tinh thần:

- Họ biết làm đẹp bằng việc làm đồ trang sức từ những vỏ ốc, vòng tay đá, hạt chuỗi bằng đất nung.

- Biết vẽ trên vách hang động những hình mô tả cuộc sống của mình.

- Tình cảm gắn bó giữa những người cùng huyết thống trong chế độ thị tộc.

- Tục chôn cất người chết có chôn theo công cụ lao động.

Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội đã bắt đầu phân hóa giàu nghèo.

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử Số bài viết: 10

Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử Số bài viết: 4

Phần 1: Khái quát lịch sử thế giới cổ đại Số bài viết: 14

Phần II: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X Số bài viết: 122

Page 7 of 30

  • Start
  • Trang trước
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • Trang sau
  • End