Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là gì năm 2024

Hạch toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo TT 200. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm: Chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán. Vậy Cách hạch toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản như thế nào?

Tư vấn Blue sẽ hướng dẫn các bạn Cách hạch toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo TT 200.

Hạch toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là gì?

Trước khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bạn cần hiểu được bản chất của khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản (từ đây gọi tắt: XDCB). Cụ thể: Vốn đầu tư là tài sản tích lũy hoặc huy động được của nhà đầu tư được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm phục vụ cho mục đích phát triển và đầu tư sinh lời. Hiểu một cách đơn giản là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành từ các nguồn sau: – Vốn ngân sách nhà nước – Vốn tín dụng đầu tư – Vốn tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế – Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài – Vốn vay nước ngoài bao gồm – Vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài (ODA) – Vốn huy động của dân cư bằng tiền, vật liệu hoặc công cụ lao động

Theo Thông tư 200, để Hạch toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chúng ta sử dụng tài khoản 441.

Tài khoản 441 – Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: là TK dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp.

Nội dung phản ánh của tài khoản 441 như sau:

Bên Nợ : Số vốn đầu tư xây dựng cơ bản giảmdo:

– Xây dựng mới và mua sắm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và đã quyết toán vốn đầu tư

– Nộp lại vốn đầu tư XDCB sử dụng không hết

Bên Có: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng do:

– Nhà đầu tư cấp hoặc gốp vốn

– Nhận vốn ĐTXDCB từ viện trợ, tài trợ;

– Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển

Số dư bên Có: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện có của doanh nghiệp chưa sử dụng; hoặc đã sử dụng nhưng công tác xây dựng cơ bản chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa duyệt.

Trình tự kế toán

Khi nhận vốn đầu tư XDCB do ngân sách cấp, cấp trên cấp, do các nhà đầu tư góp vốn, các cổ đông góp vốn cổ phần, kế toán ghi: Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Nợ TK 151 – Hàng mua đang đi đường

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

– Nhận công trình XDCB dở dang từ các đơn vị khác đang thi công theo quyết định của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi: Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412)

Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

– Bổ sung nguồn vốn đầu tư XDCB từ phần lợi nhuận sau thuế, kế toán ghi: Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

Bổ sung vốn đầu tư XDCB từ quỹ đầu tư phát triển, kế toán ghi : Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

Kết chuyển giảm nguồn vốn XDCB khi đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ hoàn thành bàn giao: Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.

Khi trả vốn đầu tư XDCB cho Ngân sách, cấp trên, các nhà đầu tư, kế toán ghi: Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Công việc của kế toán xây dựng cơ bản là một lĩnh vực khó trong công tác kế toán. Tư vấn Blue sẽ chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán xây dựng và các công việc của kế toán xây dựng cần làm.

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 210/2010/TT-BTC ' title="vbclick('1C8C7', '177562');" target='_blank'>Điều 3 Thông tư 210/2010/TT-BTC quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm do Bộ Tài chính ban hành thì:

1. Vốn trong dự toán ngân sách nhà nước:

  1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước giao hàng năm;
  1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch năm trước được cơ quan có thẩm quyền quyết định bằng văn bản chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện và thanh toán.

2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác của ngân sách nhà nước được phép sử dụng để đầu tư theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Riêng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn trái phiếu Chính phủ: các chủ đầu tư, các cơ quan cấp trên của chủ đầu tư, các cơ quan trung ương và địa phương, cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước các cấp thực hiện việc lập báo cáo tình hình thanh toán theo quy định tại Thông tư này, nhưng lập báo cáo riêng, không tổng hợp chung vào quyết toán ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành trung ương và địa phương. Báo cáo này được gửi cùng quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm. Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo theo quy định.

3. Đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản được cơ quan có thẩm quyền cho phép ứng trước dự toán ngân sách năm sau thì không lập báo cáo quyết toán năm, nhưng lập báo cáo tổng hợp để cơ quan tài chính các cấp theo dõi.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Các loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước được quyết toán năm. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 210/2010/TT-BTC để nắm rõ quy định này.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là gì?

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là việc sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung vào NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là tài khoản gì?

Hệ thống tài khoản - 441. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. a) Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp. Nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp được hình thành do Ngân sách cấp hoặc đơn vị cấp trên cấp.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản gồm những gì?

Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng cơ bản là gì?

Xây dựng cơ bản là quá trình thiết kế và triển khai cơ sở hạ tầng và các hệ thống cần thiết cho một dự án xây dựng. Nó bao gồm các hoạt động như lập kế hoạch, thiết kế, triển khai và kiểm tra để đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng và hệ thống được xây dựng đáp ứng được yêu cầu của dự án.

Chủ đề