Nguyễn ái quốc tham gia đại hội quốc tế cộng sản lần thứ v(1924) tại liên xô vào năm bao nhiêu tuổi?

Bài 16. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925

* Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923) và những dấu ấn

* Nguyễn Ái Quốc trên đất nước của LêNin (1923-1924)

* Vì sao Nguyễn Ái Quốc chọn Trung Quốc để hoạt động cách mạng năm 1924

Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925

Câu 1. Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác vói lớp người đi trước?

  a. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước, b Đi sang Châu Mĩ tìm đường cứu nước. c. Đi sang Châu Phi tìm đường cứu nước. d. Đi sang phương Đông tim đường cứu nước.  

Câu 2. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là:

a. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (1917) đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. b. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18/6/1919). c. Đọc sơ thảo luân cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin (7/1920 ) d. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).  

Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

  a Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (18/6/1919). b. Tiếp cận luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920) c. Gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp( 12/1920). d Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921) ở Pari.  

Câu 4. Vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng. Đó là nội dung của tờ báo nào?.

  a Đời sống công nhân b. Nhân đạo c. Người cùng khổ d. Tạp chí thư tín quốc tế  

Câu 5. Câu thơ sau đây của nhà thơ Chế Lan Viên phù hợp với sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: “ Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”?

  a. Khi Người sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. b. Khi Người đọc luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. c. Khi Người viết bài và làm chủ nhiệm tờ báo “Người cùng khổ”. d. Khi Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924).  

Câu 6. Để nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác-Lê nin và tìm hiểu cách mạng tháng Mười Nga, từ năm 1920 đến đầu 1923 Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở đâu?

  a. Liên Xô b. Pháp c. Trung Quốc d. Anh  

Câu 7. Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa trong :

  a. Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (12/1920). b. Hội nghị Quốc tế nông dân ( 6/1923). c. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924). d. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5/1929).  

Câu 8. Năm 1922 Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo:

  a. Đời sông công nhân, b Người cùng Khổ (Le Paria) c. Nhân đạo. d. Sự thật.  

 Câu 9. Vào thời gian nào, Nguyễn Ái Quốc rời Pari đi Liên Xô, đất nước mà từ lâu Người mơ đặt chân tới?

  a. Tháng 6/ 1924 b. Tháng 6/1922 c. Tháng 12/1923 d. Tháng 6/1923   

Câu 10. Thời gian 6/1924 gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô, đó là sự kiện nào?

  a. Người dự Hội nghị Quốc tế nông dân. b. Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. c. Người dự Đại hội quốc tế phụ nữ. d. Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII.  

Câu 11. Từ 1920 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước nào?

  a. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc. b. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc. c. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. d. Câu a và c đúng.  

Câu 12. Trong quá trình hoạt động để chuẩn bị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, hoạt động nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc đã diễn ra tại Quảng Châu (Trung Quốc)?

  a. Dự Hội nghị Quốc tế nông dân(1924). b. Dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V(1924). c. Ra báo “Thanh niên”(1925). d. Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân”.  

Câu 13. Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản năm 1922 là gì?

  a. Bản án chế độ thực dân Pháp. b. Đường cách mệnh. c. a và b đúng. d. a và b sai.  

Câu 14. Nguyễn Ái Quốc tham gia đại Hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V(1924) tại Liên Xô vào năm bao nhiêu tuổi?

  a. 33 tuổi b. 34 tuổi c. 35 tuổi d. 36 tuổi  

Câu 15. Cuối 1924 đã diễn ra sự kiện:

  a. Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân. b. Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). c. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm “Đường kách mệnh”. d. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.  

Câu 16. Mục đích của chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là gì?

  a. Đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống lao động với công nhân để tự rèn luyện, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin. b. Rèn luyện tính kỷ luật cho hội viên. c. Hội viên sống gần gũi với quần chúng. d. Xây dựng phong trào cách mạng ở tận cơ sở.  

Câu 17. Những sự kiện nào dưới đây thúc đẩy quá trình phổ biến chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam?

  a. Tác phẩm “Đường kách mệnh” và “Bản án chế độ thực dân” được đưa vào Việt Nam. b. Báo “Người cùng khổ”, báo “Thanh niên” được phổ biến ở Việt Nam. c. Chủ trương "Vô sản hóa" của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. d. a, b và c đúng.  

Câu 18. Những hoạt động nào của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc?

  a. Mở lớp tập huấn chính trị đào tạo cán bộ tại Quảng Châu ra báo “Thanh niên”. b. Bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước. c. Chủ trương phong trào “vô sản hóa”. d. Sự ra đời của một số đoàn thể quần chúng như: Công hội, Nông hội, Hội phụ nữ...  

Câu 19. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1924 có ý nghĩa gì?

  a. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê nin để truyền bá về trong nước. b. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam. c. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. d. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.  

Câu 20. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển nhiều cơ sở trong nước vào năm nào?

  a. 1924 b. 1925 c. 1926 d. 1927  

Câu 21. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là gì?

  a. Báo “ Thanh niên”. b. Báo “Nhân đạo”, c. Báo "Đời sống công nhân”. d. Báo “ Người cùng khổ”.  

Câu 22. Chủ trương năm 1928 của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là gì?.

  a. Phong trào đòi quyền tự quyết dân tộc. b. Phong trào “vô sản hóa”. c. Phong trào đòi tự do dân chủ. d. Phong trào đấu tranh dân tộc, dân chủ. d. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.  

ĐÁP ÁN

NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM (1919-1925)

 

1.a  2.d  3.b  4.c  5.b  6.b  7.c  8.b  9.d  10.b  11.a  12.c 13.a  14.b  15.b  16.a 17.d 18.a  19.b  20.c  21.b  22.b

Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh lần đầu tiên đến nước Nga: Sự lựa chọn lịch sử

(ĐCSVN) - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân lênnước Nga Xô viếtngày 30-6-1923 và ở lại đây đến khoảng đầu tháng 10-1924. Sau nước Pháp, nước Nga Xô viếtlà chặng đường quan trọng thứ hai để Nguyễn Ái Quốc hoàn thiện và củng cố vững chắc hơn những luận điểm cơ bản về con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam.

Điểm đến thứ hai có chủ đích rõ ràng nhất của Nguyễn Ái Quốc

Khi Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã thành công. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy đây là một biến cố lớn trong lịch sử cách mạng thế giới - lần đầu tiên nhân dân lao động có chính quyền của mình. Sự kiện lịch sử này đã có một sức lôi cuốn mạnh mẽ với Người.

Sau khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lê-nin (đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo) hai số liên liếp ngày 16 và ngày 17- 6-1920), Nguyễn Ái Quốc đã có được lời giải đáp cho câu hỏi trăn trở hàng chục năm qua của mình. Người đã thấy được cái cần thiết cho dân tộc Việt Nam - con đường giải phóng dân tộc theo tư tưởng cách mạng của Lênin. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy nguồn sức mạnh, chỗ dựa và sự ủng hộ (trước hết về mặt lý luận, tinh thần) để vươn tới cái đích của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong nửa cuối năm 1920, Người đã “xông vào các cuộc tranh luận” (như sau này Hồ Chí Minh kể lại) với sự giúp đỡ của các đồng chí trong Đảng Xã hội Pháp, dần dần Nguyễn Ái Quốc đã có được những nhận thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin. Vấn đề đặt ra là: Con đường Cách mạng Tháng Mười, con đường cách mạng của Lênin phải được vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, một nước thuộc địa - phong kiến, như thế nào ? Câu hỏi (cần được trả lời thấu đáo) đó đã dẫn đến quyết định quan trọng tiếp theo của Nguyễn Ái Quốc: Tìm cách đến nước Nga Xô viết, hoạt động trong phong trào Cộng sản quốc tế, kêu gọi mọi sự hỗ trợ cho cuộc cách mạng giải phóng ở các thuộc địa.

Những hoạt động sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc với tư cách đại biểu của Đông Dương trong Đảng Cộng sản Pháp đã gây được sự chú ý với D. Manuilsky - một lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản (QTCS) khi đó - và ông đã “mở đường” cho nhà cách mạng châu Á đến Liên Xô dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân dự định sẽ diễn ra cuối mùa hè năm 1923.

Bước ngoặt trở thành nhà cách mạng “chuyên nghiệp”

Nguyễn Ái Quốc đã dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân, khai mạc ngày 10-10-1923 và phát biểu tại hai phiên họp (phiên thứ nhất, ngày 10-10 và phiên thứ 7, ngày 13-10). Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân gồm 11 ủy viên. Trong năm 1924, ngoài việc tham dự sự kiện lớn là Đại hội lần thứ V QTCS (6-1924), Nguyễn Ái Quốc còn dự Đại hội lần thứ IV Quốc tế Cộng sản Thanh niên (6-1924), Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Cứu tế Đỏ (7-1924), Đại hội lần thứ ba Quốc tế Công hội Đỏ (7-1924), dự mit-tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động (1-5), dự mit-tinh vì hòa bình thế giới (ngày 6-7-1924) tại Quảng trường Đỏ... Những bài viết của Người cũng xuất hiện thường xuyên trên nhiều báo và tạp chí: Inprekorr, L’ Humanite’, Le Paria, Rabotnhitsha, Pravda, La Vie Ouvriere... Nguyễn Ái Quốc đã hòa nhập nhanh chóng trong môi trường mới và Người đã tranh thủ tận dụng tối đa những cơ hội mình có. Trên tất cả các diễn đàn, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi sự chú ý ủng hộ (thiết thực) của những người cộng sản ở “chính quốc” cho phong trào giải phóng ở các thuộc địa. Không chỉ bày tỏ những quan điểm mạnh mẽ về vấn đề thuộc địa (bằng cả lý trí và tình cảm - như nhà thơ O-xip Man-den-xtam đã miêu tả trong một bài báo của mình), tháng 1-1924, người ta còn thấy Nguyễn Ái Quốc, với đôi bàn tay và mặt sưng đỏ vì lạnh, đến viếng và đưa tang V.I. Lênin trong những ngày giá buốt nhất của mùa đông Mátxcơva. Tình cảm của Người với Lênin dồn nén trong những bài viết ca ngợi vị lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga như một người thầy cách mạng vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa và là một tấm gương đạo đức cao cả. Một bài xuất sắc trong số đó sau này được đánh giá như một “thành tựu báo chí” của Nguyễn Ái Quốc trong lần đầu đến Liên Xô là “Lênin và các dân tộc phương Đông” (đăng báo Le Paria số 27, tháng 7-1924). Cho đến cuối đời, tình cảm của Hồ Chí Minh với Lênin và đất nước của Lênin vẫn không hề thay đổi.

Trong 14 tháng ở Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc đã tranh thủ thời gian để củng cố và thiết lập thêm nhiều mối quan hệ của mình với những người cộng sản thế giới, với Quốc tế Cộng sản, tranh thủ học khóa ngắn hạn tại trường Đại học Cộng sản Phương Đông. Dù được hoạt động trong một môi trường tốt, được phát biểu trên nhiều diễn đàn, được gặp gỡ nhiều nhân vật khá quan trọng trong phong trào cộng sản quốc tế lúc đó, song tâm nguyện của Nguyễn Ái Quốc không phải là ở lại Liên Xô lâu dài. Đích đến (hay trở về) tiếp theo của Người là phong trào cách mạng ở Việt Nam.

Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu, và chỉ một thời gian ngắn sau Người đã mở được các lớp huấn luyện cán bộ. Mong muốn thiết thực của Người khi quyết tâm ra đi từ Sài Gòn hơn 13 năm trước: “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta” (2) đã bước đầu được thực hiện thành công. Trong hơn mười năm đó, vấn đề lớn (câu hỏi) đặt ra và đã được Nguyễn Ái Quốc (trả lời) giải quyết thành công là: Cần phải đi theo con đường (thành công) của Cách mạng Tháng Mười Nga, con đường cách mạng của Lênin và Để giải phóng các dân tộc bị áp bức phải vận dụng con đường đó như thế nào trong thực tiễn cách mạng ở Việt Nam, một nước thuộc địa - phong kiến ở phương Đông. Những câu trả lời đã được thể hiện rõ trong Đường Kách mệnh - như một “giáo án” cách mạng được Người truyền đạt cho đội ngũ cán bộ trung kiên ở Quảng Châu. Những gì thu nhận được ở Liên Xô những năm 1923 - 1924 là tiền đề quan trọng để có bước đi quan trọng tiếp theo của Nguyễn Ái Quốc trên hành trình cứu nước của mình../.

(1) Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, Tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr 290

(2) Trần Dân Tiên - Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch - Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1994, tr 13

Video liên quan

Chủ đề