Nguyễn chí thanh chết ở đâu

 Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh sinh ngày 01/01/1914, quê làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân, thuở  nhỏ cũng được học hành. Năm 14 tuổi, cha qua đời, gia đình nghèo, ông bỏ học, đi làm tá điền kiếm sống và nuôi gia đình.

          Năm 17 tuổi, ông đã cùng một số thanh niên tá điền chống lại bọn cường hào ở địa phương, tham gia phong trào cách mạng và được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7/1937 và được cử làm Bí thư chi bộ.

          Năm 1938, đồng chí được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Xứ ủy Trung Kỳ, đồng chí Nguyễn chí Thanh đã cùng nhiều đồng chí khác tổ chức lãnh đạo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đi đầu là thanh niên trong các cuộc đấu tranh chống địch, tích cực xây dựng và mở rộng Mặt trận dân chủ ở tỉnh nhà và phát huy ảnh hưởng tới các tỉnh bạn. Cuối năm 1938, đồng chí bị thực dân Pháp bắt. Sau khi ra tù đồng chí tiếp tục hoạt động, ra sức gây dựng nhiều cơ sở cách mạng ở nhiều nơi trong tỉnh và cùng một số đồng chí khác thành lập Tỉnh ủy lâm thời Thừa Thiên và được cử lại làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.

          Tháng 8 năm 1945, đồng chí được cử đi dự Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào – Tuyên Quang và được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung kỳ.

          Năm 1959, đồng chí được Quốc hội và Hồ chủ tịch phong quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), Đại tướng Nguyễn Chí Thanh lại được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được cử vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Năm 1961, đồng chí được giao nhiệm vụ phụ trách Ban Nông nghiệp của Đảng. Trong chống Mỹ cứu nước, BCH TW Đảng lại điều động đồng chí trở lại quân đội. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh còn là Ủy viên Hội đồng quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.

          Năm 1964, đồng chí Nguyễn Chí Thanh được Bộ Chính trị và Hồ chủ tịch giao trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam, đã cùng Trung ương Cục đề xuất chủ trương, chiến lược, sách lược đúng đắn trình Bác Hồ, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đưa cách mạng miền Nam từng bước tiến lên giành nhiều thắng lợi quan trọng. Đồng chí từ trần vào ngày 06/7/1967 sau một cơn đau tim nặng nề để lại biết bao thương tiếc cho đồng bào, đồng chí và thế hệ trẻ cả nước.

          Với nhiều công lao và thành tích đối với cách mạng, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam tặng thưởng nhiều huân chương cao quý và được nhà nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh hạng Nhất và Huân chương Quân công hạng nhất.

                                              Theo tài liệu của BTGTU 15.9.2013

Việt Nam tổ chức nhiều lễ kỷ niệm nhân 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhân vật chính trị - quân sự cao cấp của miền Bắc thời chiến tranh Việt - Mỹ.

Ngoài việc đăng các bài báo từ trong tháng 12 đánh giá ông Nguyễn Chí Thanh, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng vừa làm lễ nhận tượng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở trường học mang tên ông tại huyện Quảng Điền.

Buổi lễ hôm 30/12/2012 tại đây đã có mặt con trai ông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Thượng tướng đã hồi hưu, ông Lê Khả Phiêu.

Ba hôm trước, một phái đoàn các tướng lĩnh thuộc Bộ Quốc phòng, do Thượng tướng Ngô Xuân Lịch dẫn đầu, đã dự lễ kỷ niệm ông Nguyễn Chí Thanh tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Sinh ngày 1/1/1914, ông được cho là một trong các 'kiến trúc sư' của cuộc chiến tranh từ phía miền Bắc nhằm tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa và đẩy quân đội Hoa Kỳ khỏi Nam Việt Nam.

Theo cựu Đại tá Bùi Tín, nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân dân nhưng nay đã cư trú chính trị tại Paris, ông Nguyễn Chí Thanh có tiếng là đã lập ra 'Binh thư đánh Mỹ' cho quân đội miền Bắc.

Ông Nguyễn Chí Thanh mất năm 1967 trước khi xảy ra các trận đánh quyết định với quân đội Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa nhưng được coi là đã hoạch định ra chiến lược quân sự cho Hà nội.

Ông Bùi Tín nói vốn là một cán bộ chính trị, ông Nguyễn Chí Thanh đã "lao vào nghiên cứu quân sự" và trở thành chiến lược gia của Hà Nội:

"Ông đã lao vào tổng kết chiến lược, đúc kế́t từ các trận chiến,"

Đối với quân đội Bắc Việt Nam, "công của Nguyễn Chí Thanh lớn lắm. Binh thư chống Mỹ là do Nguyễn Chí Thanh tổng kết," ông Bùi Tín nhận định khi nói về một loạt tướng lĩnh hai miền Nam Bắc.

Điều quan trọng hơn cả, theo ông Bùi Tín trả lời BBC trong một dịp đến London tháng 10/2013 là các kết luận của Tướng Nguyễn Chí Thanh đem lại sự tự tin cho quân đội miền Bắc rằng họ "có khả năng đối chọi, đối đầu và còn có thể thắng Mỹ".

Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, bắt đầu có thêm các ý kiến ở Việt Nam, trong giới sử gia và giới quân sự, nêu ra vai trò quan trọng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong cuộc chiến.

Các tài liệu Phương Tây cũng cho rằng giữa hai người có sự cạnh tranh quyền lực với ý kiến nói ông Nguyễn Chí Thanh "thiên về phía Đảng" và có thể "thân Trung Quốc hơn".

Tuy nhiên, những điện tín Hoa Kỳ được giải mật sau cuộc chiến nhấn mạnh đến vai trò trọng yếu trong công tác chỉ huy và tổ chức các lực lượng cộng sản tại miền Nam Việt Nam của Tướng Nguyễn Chí Thanh.

Phía Mỹ tin rằng sự vắng mặt nhiều tháng của ông Nguyễn Chí Thanh tại miền Bắc chỉ có thể được giải thích bởi "các hoạt động của Tướng Thanh ở miền Nam".

Trong một điện tín gửi ngày 10/7/1967 về cái chết của ông, phía Mỹ coi đó là "sự tổn thất lớn cho Bắc Việt" và đánh giá "vai trò của Tướng Thanh với Việt Cộng có thể so sánh như vai trò của Đại tướng Westmoreland với quân lực Việt Nam Cộng Hoà".

Họ cũng cho rằng ông "trên thực tế đã chỉ huy toàn bộ các hoạt động của lực lượng cộng sản ở Nam Việt Nam".

Hôm 26/12, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Lời tòa soạn: Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày mất của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (6.7.1967- 6.7.2017), cuốn sách "Nguyễn Chí Thanh những góc nhìn từ hậu thế"  đã được NXB Quân Đội Nhân Dân cho ra mắt bạn đọc. Cũng nhân dịp này, bộ phim tài liệu: “Vì hòa bình mà đánh” được phát sóng vào 7h30 các ngày 5,6,7, 10, 11.7 trên kênh VTV1. Để hình dung rõ hơn về tính cách, cuộc đời của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh- một vị tướng đã được người dân yêu mến gọi là "Đại tướng của nông dân", Dân Việt xin trích đăng một phần trong cuốn sách mới ra mắt này. 

Hàng dừa bói quả

Hà Nội, tháng 6.1967. Trời đầu hè nắng lửa.

Những ngày tháng 7, tất cả thành viên sống trong ngôi nhà số 34 phố lính đều mang tâm trạng xao xuyến khác thường. Người trụ cột của gia đình sắp lên đường đi B. Chiến tranh. Bom đạn. Cách trở. Lại phải chia xa biền biệt, chẳng biết đến khi nào.

Trong ký ức của nhiều người vẫn nhớ mãi một sự lạ, rằng đúng vào mùa hè đó, hàng dừa quanh ngôi nhà 34 phố Lý Nam Đế lần đầu tiên bói quả. Chục gốc dừa đó, ông Thanh tự tay mình mang giống từ Quảng Bình ra Hà Nội trồng. Nhìn dừa mỗi năm mỗi lớn, thấy như hình ảnh quê hương miền Nam đang hiển hiện sát kề.

Ngọn dừa cao vút, lá xào xạc như mái tóc dài tỏa bóng xuống mặt sân rộng. Buổi chiều hè, đi làm về ông tự tay mắc võng giữa hai gốc dừa cao ngả lưng, ngửa mặt dõi theo tia nắng đan qua kẽ lá. Trẩy quả dừa đầu tiên xuống, dâng kính lên bà Mệ đã gần bát thập. Trẩy quả thứ hai, ông ngửa cổ dốc miếng nước ngọt lành thưởng ngoạn khoan khoái, bốc chợt thảng thốt: “Chà, được uống miếng nước dừa ngọt thế, có chết cũng sướng!”. 

Chẳng biết sợ điềm gì định mệnh, cả gia đình không ai dám nói nửa lời... Trước đó, cũng chính bà Mệ già đã nhiều lần mắng con trai vì một việc mà theo phong tục xứ Huế thì đó là “đại kỵ”, rằng ông Thanh “lấy tên cha để đặt cho con, rồi lại còn lấy tên con để đặt cho cha”. Chuyện rằng, tên thật của ông là Nguyễn Vịnh, đến Đại hội Tân Trào năm 1945, khi công bố danh sách lãn đạo thì... có cái tên Nguyễn Chí Thanh - đại biểu miền Trung được xướng lên. Chính ông không biết đó là đồng chí nào nên mới đi hỏi thì được đồng chí Phạm Văn Đồng nói: “Đó là chính anh! Tên đó là do Bác Hồ đặt cho...”. Đảng và Bác Hồ đã chọn cái tên đó để giữ được bí mật cho Nguyễn Vịnh và cho cách mạng sau này. 

 Rất đỗi tự hào vì cái tên được Bác Hồ đặt cho, nhưng ông cũng rất nâng niu cái tên Vịnh của mình, nên sau này khi sinh được cậu út, đã đặt ngay cho cái tên Nguyễn Chí Vịnh... Đại tướng tự tay thêu trên ve áo của con trai hai miếng dạ màu đỏ không sao, không gạch, ông gọi chức của cậu bé bốn tuổi là “binh bét” và luôn bảo rằng khi lớn lên con đường của con là đi bộ đội. Quân đội là sự nghiệp, là lẽ sống, là máu thịt, là niềm say mê và là tình yêu của ông.

Còn vì sao ông lại có bút danh “hạ sĩ Trường Sơn”, chuyện đó cũng có căn nguyên riêng. Vợ chồng ông Thanh từng có người con trai đầu lòng, đặt tên là Nguyễn Trường Sơn, sinh ở chiến khu Hòa Mỹ. Tiếc thay, do hoàn cảnh quá ngặt nghèo tham khổ của đời sống kháng chiến nên đã không may mất sớm, năm 1947. Nỗi nhớ người con trai trưởng vẫn day dứt khôn nguôi, ông Thanh ngẫm ngợi: “Chà, thằng Sơn bây giờ còn sống thì đã hai mươi tuổi, đã vào Nam đánh Mỹ được rồi, không khéo làm đến hạ sĩ, cán bộ trung đội chứ chẳng chơi...”. Sau này khi vào Nam đánh Mỹ, ông đã lấy bút danh “Hạ sĩ Trường Sơn” trong các bài bình luận nổi tiếng về cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc.

Cũng trong cái khoảnh khắc ngồi trong sân uống nước dừa ấy, và cả vài hôm sau đó nữa, Đại tướng cứ nghe đi nghe lại mãi thôi một bài hát “Quảng Bình quê ta ơi”. Từ trong lắng sâu, quê hương miền Trung yêu dấu đã hiển hiện mãnh liệt trong tâm trí Đại tướng cho đến những ngày, những giờ, những khắc cuối cùng ông còn sống trên cõi đời này.

Phần lớn những người trực tiếp có mặt cạnh Đại tướng những giây phút cuối đời, nay đã khuất núi. Một trong số hiếm hoi những người còn lại, bà Nguyễn Thị Bả, 88 tuổi, nhiều năm qua liệt giường vì cơn bạo bệnh, nhưng khi nhắc đến câu chuyện của nửa thế kỷ trước, bỗng chốc lại ngồi được ngay dậy, hồi tỉnh như hồi quang phản chiếu. Thời điểm đó, bác sĩ Nguyễn Thị Bảo là bác sĩ thuộc Ban Quân y thủ trưởng, phụ trách sức khỏe các gia đình có cán bộ đi B.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và phu nhân, bà  Nguyễn Thị Cúc.

Trước ngày lên đường

Trưa ngày 5.7.1967, đến thăm bà Nguyễn Thị Cúc (vợ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh), thấy bà Cúc ngồi ăn cơm một mình, bà Bảo hỏi nhỏ: “Sao chị không chờ anh về ăn cùng?” - “Anh đi cơm khách” - bà Cúc khẽ trả lời và kéo nữ bác sĩ ngồi xuống ăn cơm cùng. Từ thời kỳ chống thực dân Pháp đến kháng chiến chống đế quốc Mỹ, gia đình họ gắn bó như anh chị em ruột thịt, gặp bữa cơm nếu chưa ăn là ngồi vào ăn luôn. Khi bữa cơm sắp xong thì Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở ngoài bước vào trong bộ lễ phục trắng, quân hàm Đại tướng với dáng khoan thai và vui vẻ.

 Nhìn thấy người thân, ông khen: “Cô Bảo ở nhà chăm sóc sức khỏe chị và các cháu tốt anh mừng”. Rồi ông ngồi xuống cạnh vợ và nói khẽ: “Chiều nay Cúc đi ăn cơm khách với anh nhé!”. Với nét mặt hơi buồn, bà không trả lời thành tiếng, đầu nghiêng nghiêng không ra vẻ gật, cũng không ra vẻ lắc từ chối, đôi mắt nhìn ông trìu mến và pha lẫn sự ưu tư lo lắng.

Bác sĩ Bảo thầm đoán là Đại tướng lại sắp vào B mà chuyến này đi với bao trọng trách và gian nguy nên phu nhân Đại tướng buồn lo. Khi ông đứng dậy và nói: “Hai chị em tiếp tục ăn đi, anh lên nhà nghỉ trưa chút đã”. Bác sĩ Bảo nhìn theo bước chân nhanh nhẹn của ông đang đi trên cầu thang mà lòng mừng vui về sức khỏe của Đại ướng không thề suy suyển sau chuyến đi B dài vừa qua.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đi B từ 1964, cuối tháng 10.1966, ông được Trung ương và Bác Hồ triệu tập ra hội nghị để báo cáo tình hình miền Nam và nhận thêm chỉ thị mới. Còn một ngày trước khi lên đường mà bao nhiêu công việc dồn dập: Trưa 5.7.1967, ăn cơm chia tay với Bác Hồ, nghe Bác dặn dò thêm; chiều đồng chí Võ Nguyên Giáp mời ăn cơm và trao đổi thêm công việc với các đồng chí Văn phòng Trung ương.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với Chủ tịch Hồ Chí Minh (ảnh chụp năm 1960)

Trưa 5.7, Bác Hồ nói với đồng chí thư ký Vũ Kỳ, mời Đại tướng đến ăn cơm với Bác, nhìn dáng đi của Bác chẳng còn được nhanh nhẹn như xưa, ông như cảm thấy nghẹn lòng. Một số đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị cho ông biết rằng, Người sắp phải đi Trung Quốc chữa bệnh. Đó là bữa cơm Bác tiễn Đại tướng vào chiến trường phương Nam, cũng là bữa cơm ông tiễn Người lên phương Bắc.

Những bức ảnh cuối cùng chụp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được thực hiện không đâu xa, ngay ở ngôi nhà 30 Hoàng Diệu. Chiều 5.7 “anh Văn - anh Thao”, hai vị Đại tướng, hai người anh cả của toàn quân cùng ngồi trải dài trên tấm bản đồ lớn, cùng hướng mắt nhìn tấm bản đồ, cùng chăm chú phân tích hướng tiến công chiến dịch lớn. Họ cùng nhau ăn bữa cơm cuối chiều... 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh năm 1967.

20 giờ ngày 6.7, Tướng Thanh quay trở về nhà sàn bên Phủ Chủ tịch để được gần Bác thêm một lần nữa. Trò chuyện với ông Vũ Kỳ, Tướng Thanh nhắc đi nhắc lại mấy lần: Tôi vào Nam lần này, chắc sẽ hoàn thành việc Bác giao. Phải cố gắng thắng Mỹ, sao cho sớm được đón Bác vào Nam. Tôi chỉ lo Bác yếu chẳng biết có được gặp Người nữa hay không... Trong khoảnh khắc ấy, niềm tin vào chiến thắng thật mãnh liệt, nhưng sự lo nghĩ trong ông cũng thật canh cánh, và vì vậy, dẫu đêm cuối rồi, ông chưa muốn rời Người ra đi. Âu lo về một việc khác nữa, một việc hệ trọng, việc mà chính Bác luôn răn dạy những người cách mạng phải giữ “con ngươi của mắt mình”. Cơn bão đó đang đến rất gần... trong dự cảm của đêm cuối... Dự cảm đó chẳng hề sai, chỉ sau đêm đó một thời gian ngắn, rất nhiều điều uẩn khúc đã xảy ra mà lịch sử chưa thể nói hết.

Lá đơn viết bằng máu

Trở về nhà riêng ở 34 Lý Nam Đế khi đã gần nửa đêm, lại thêm một việc khiến ông xúc động lặng người. Toàn thể Trung đội bảo vệ xếp hàng chờ Đại tướng dưới hiên nhà đã mấy canh giờ. Tất tật những cán bộ, chiến sĩ, những người bao tháng ngày thầm lặng bên ông, cùng viết đơn xin được theo cùng vào Nam chiến đấu. Lá đơn được viết bằng máu và những gương mặt trẻ rưng rưng nước mắt. Ở bên ông, họ được học hỏi nhiều hơn. Những hành động của ông truyền cảm hứng cho họ được học hỏi nhiều hơn, làm nhiều việc hơn và trở nên tốt đẹp hơn. Với họ - ông không chỉ là một người lãnh đạo, mà đã trở thành một phần của cuộc đời. Ông động viên họ, khẳng định một lời hứa sẽ đưa cả trung đội vào Nam chiến đấu. Ước mong của những người lính trẻ sau này đã trở thành hiện thực, kể cả khi vị tướng của cuộc đời họ sau đêm đó mãi đi xa.

Bác Hồ và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trên khán đài sân vận động Đồng Hới.

Sau những bàn bạc cuối cùng quan trọng, trước lúc ngả lưng nghỉ, ông Thanh còn nhắc người thân nhớ chuẩn bị cho hai cốc cà phê đen trước 5 giờ sáng cho mình và người trợ tá trước lúc lên đường. Khi chỉ còn vài khắc giờ trước lúc lên đường trở lại chiến trường, mọi việc đã được thu xếp gọn gàng, kỹ lưỡng, bí mật. Chuyến đi này dự báo chiến trường sẽ có sự xoay chuyển lớn. Như mọi lần, ông vẫn bình tâm, kiên định.

Nửa đêm về sáng ngày 6.7.1967, trước giờ xuất hành vào Nam, ông Thanh bỗng trở mình tỉnh giấc, thấy trong mình khó chịu, tức ngực và nóng ran trong bụng như có cào xé. Huyết áp: 140/80, mạch 80. Bác sĩ riêng khuyên Đại tướng phải nằm yên để mời kíp cấp cứu Viện Quân y 108 đến nhà. Ông không chịu mà vẫn bảo bác sĩ Thuận gọi điện báo cáo Trung ương tình trạng ông bị ốm bất ngờ và quyết định tự vào bệnh viện. Lên xe với tư thế nằm, ông vẫn nói chuyện với bác sĩ và người bảo vệ của mình.

Chị Thanh Hà - con gái đầu của Đại tướng khi đó vừa tròn 17 tuổi, những mong được tiễn cha đi công tác, thức cả đêm chờ sáng. Thấy xe ôtô vọt rất nhanh ra cổng, lại nghĩ cha vội lên đường. Cha chẳng kịp tạm biệt mẹ con, vì công việc là bí mật! Và nữa, bà Mệ già tuổi đã ngoài tám mươi, trắng đêm đứng bên cửa sổ tầng hai ngóng chờ, thấy xe đi thì với tay xuống vẫy vẫy chẳng dừng... Mệ những tưởng được con nhìn thấy, vững tâm mà chân cứng đá mềm...

Trước cổng Viện Quân y 108, khi được đề nghị nằm trên cáng vào giường cấp cứu, ông vẫn nói đùa với người bác sĩ là không được hình thức, không được quan trọng hóa vấn đề. Tự mình ngồi dậy mà chẳng nhờ ai đỡ, ông cố bước nhanh qua cánh cửa bệnh viện.

Theo hồi ức của bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Bá Đạt, nguyên Trưởng ban Quân y Bộ Tổng tham mưu: “Khi tôi phụ trách, sức khỏe cho anh thì phải nói anh ấy là một cán bộ khỏe. Sau khi anh ấy điều trị lao ổn định rồi thì liên tục kiểm tra sức khỏe anh ấy. Sức khỏe anh ấy rất tốt và anh ấy là người hoạt động thể thao hết sức tích cực, do đó những lần kiểm tra không phát hiện ra được bệnh vì điều kiện về kỹ thuật ở trong nước cũng như thế giới vẫn còn hạn chế”.

Tại phòng cấp cứu Bệnh viện Quân y 108, đích thân Viện trưởng Nguyễn Thế Khánh và bác sĩ Phạm Tử Dương trực tiếp thăm khám. Khi bệnh nhân vừa ngồi xuống giường, rồi nằm xuống bỗng tự nhiên phát ra một tiếng “ặc”, mặt và toàn thân tím ngắt. Các bác sĩ xoa bóp ngoài lồng ngực, tiêm các thuốc trợ tim, điều trị cấp cứu tích cực, nhưng không kết quả. Yêu cầu khẩn cấp chuyển lên phòng mổ, y lệnh cho phép can thiệp ngoại khoa, mổ lồng ngực, kích thích trực tiếp vào tim.

Đảm nhiệm ca mổ: Giáo sư Phạm Gia Triệu, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Toản. Tham gia hỗ trợ: Bác sĩ Vũ Văn Cẩn - Cục trưởng Cục Quân y, Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch, Giáo sư Tôn Thất Tùng cùng nhiều chuyên gia tim mạch cùng hội chẩn cấp cứu.

Những nhịp tim cuối cùng của một người vĩ đại

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Toản - người trực tiếp tham gia ca mổ kể lại: “Lúc đó tôi và bác sĩ Phạm Gia Triệu vừa thực hiện ca cấp cứu chấn thương sọ não ở phòng kế bên thì được yêu cầu lập tức sang ngay phòng mổ bên cạnh. Nhìn vào băng ca, tôi thót tim lại như bị sốc, tại sao lại là anh Thanh? Chỉ kịp xỏ vào đôi găng tay mới, chúng tôi lao ngay vào bàn mổ. Anh Triệu vốn là bác sĩ phẫu thuật thần kinh, nhưng lúc đó chờ bác sĩ chuyên khoa tới thì muộn mất, phải mổ ngay. Khi mở lồng ngực, miệng khe mổ hẹp mà tay anh Triệu thì to, loay loay chưa đút vào được, tôi gạt tay anh ra, tự nắm lấy quả tim anh Thanh mà xoa bóp. Màn hình máy điện tâm đồ từ mức vạch yếu ớt dần nâng lên, từng nhịp, từng nhịp. Hy vọng, hy vọng... Mong manh...”.

Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Bá Đạt - người nhiều năm theo dõi sức khỏe cho các vị tướng tĩnh quân đội sau này đưa ra lời dẫn giải: “Đại tướng bị như vậy là do biến chứng bệnh động mạch vành, khi động mạnh vành xơ hóa, mỡ hóa sẽ gây ra những cái huyết khối, những cục mỡ bám vào thành mạch, nhất là những thành mạch gần tim động mạch chủ. Đến khi tác động của huyết áp, những huyết khối đó long ra, trôi nổi ở trong hệ tuần hoàn và nhất là trong động mạch. Nếu tắc ở não thì hoại tử não, nếu tắc ở động mạch gốc nuôi tim với những khối máu lớn mà nó làm tắc động mạch gốc nuôi tim thì sẽ gây sự biến thể về tim mạch. Cần nhấn mạnh rằng sự biến này ở cấp độ nặng ấy thì rất khó cấp cứu. Nếu chỉ cần tắc ở một nhánh thôi thì có thể cứu được nhưng nếu tắc ở gốc của động mạch chủ, động mạch nuôi tim ấy thì rất khó cứu chữa. Hội chứng xơ vữa động mạch rất là tiềm ẩn, X-quang và những phương tiện y tế thời đó không thể phát hiện”.

Ngày 6.7.1967, cuộc hành trình vào Nam lần thứ hai của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã được sắp đặt kế hoạch.

Ngày 6.7.1967, bản thảo bài báo viết về công tác nông nghiệp cùng hình ảnh vị tướng trong bộ quần áo bà ba, xắn quần lội ruộng đã sắp sẵn lên trang. Rất có thể, đó sẽ là bài báo nhằm nghi binh, đánh lạc hướng quân thù.

Ngày 6.7.1967, những định hướng cơ bản của một kế hoạch lớn, một quả đấm thép trên chiến trường miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân đã được Bộ Chính trị thông qua. Tất cả chỉ còn người nổ phát pháo lệnh tiến công.

Gần 6 giờ sáng ngày 6.7.1967, tin Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cấp cứu  ở bệnh viện được báo đến Văn phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay lập tức cơ số thuốc đặc biệt dành riêng cho nguyên thủ quốc gia được chuyển tới bệnh viện. Tất cả đều khẩn trương, cố gắng với hy vọng dù thật mong manh. Trái tim Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vẫn chỉ co bóp rời rạc.

9 giờ sáng ngày 6.7.1967, trái tim của một nhà cách mạng, một người ái quốc, vị tướng tài danh Nguyễn Chí Thanh ngừng đập.

Chẩn đoán cuối cùng: Nhồi máu cơ tim (gây cơn đau ngực, lan xuống động mạch chủ bụng) gây chết đột ngột (mort subite).

Video liên quan

Chủ đề