Nguyên nhân ngứa miệng trong

Bạn đã từng bị ngứa nướu chưa? Bạn có thể cảm thấy buồn buồn hay ngứa râm ran quanh đường viền nướu sau đó chuyển sang trạng thái khó chịu. Ngứa nướu là kết quả trực tiếp của chăm sóc răng miệng kém, nhưng chuyên gia nha khoa có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị ngứa nướu.

Dưới đây là các lý do có thể khiến bạn bị ngứa, kích ứng nướu:

1. Hình thành Mảng bám

Mảng bám là nguyên nhân phổ biến gây ra ngứa nướu. Nó là lớp màng dính xuất hiện trong miệng ở trên răng và nướu, gồm các vi khuẩn, đường và vi trùng. Bạn càng có nhiều mảng bám, bạn càng có khả năng bị sâu răng và viêm nướu. Giống như hầu hết các vấn đề về chăm sóc răng miệng, chải răng hai lần một ngày, sử dụng nước súc miệng và gặp chuyên gia nha khoa hai lần mỗi năm giúp loại bỏ mảng bám và nguy cơ ngứa nướu.

2. Bệnh Nha Chu

Bỏ qua chăm sóc răng miệng thường xuyên có thể dẫn đến viêm nha chu, thường được gọi là bệnh nha chu. Viêm nha chu phổ biến nhất là viêm nướu. Trong trường hợp này, ngứa nướu không nghiêm trọng bằng tình trạng sưng và chảy máu do viêm nha chu. May mắn thay, làm sạch sâu bởi chuyên gia nha khoa và chăm sóc răng miệng thường xuyên tại nhà, bao gồm súc miệng hàng ngày bằng nước súc miệng, có thể giúp ngăn ngứa nướu và bệnh nha chu quay trở lại.

3. Dị ứng

Dị ứng gây ngứa ở mắt, mũi, da và đôi khi ở nướu của bạn. Ngứa miệng thường do hai nguyên nhân:

  • Một số sản phẩm (kem đánh răng, nước súc miệng...) với các thành phần đặc biệt có thể gây kích ứng và làm sưng nướu của bạn, dẫn đến ngứa.
  • Hội chứng dị ứng miệng có thể gây ra sưng môi, ngứa rát họng, ngứa miệng và nướu. Điều này có thể xuất hiện do phản ứng chéo của các chất gây dị ứng có trong phấn hoa, hoa quả tươi, rau và một số loại hạt.

Nha sĩ của bạn có thể đề xuất một số sản phẩm chăm sóc răng miệng với thành phần gây kích ứng cho lợi và miệng bạn, trong khi bác sĩ có thể thăm khám và xác định bạn dị ứng với thứ gì để bạn có thể tránh chung sau này.

4. Sau Phẫu Thuật

Nhiều khi lợi bạn bị ngứa sau khi nhổ răng khôn. Súc miệng nước muối có thể hữu ích. Trao đổi với nha sĩ của bạn nếu cách đó không có tác dụng. Điều bạn không nên làm là chà và gãi mọi chỗ gần vị trí phẫu thuật. Điều này có thể làm gián đoạn quá trình hồi phục của bạn.

Có khả năng mảng bám và/ hoặc bệnh nha chu là thủ phạm gây ra ngứa lợi. Và nếu thực sự là như vậy, thói quen chăm sóc răng miệng tốt sẽ cải thiện đáng kể tình trạng của bạn và làm giảm ngứa. Nếu tình trạng ngứa ngáy kéo dài, bạn nên gặp chuyên gia nha khoa để họ có thể kiểm tra lợi và răng bạn cẩn thận. Họ cũng rất mong muốn tìm ra lý do thực sự khiến bạn bị ngứa.

Ngứa là một triệu chứng có thể gây ra sự khó chịu đáng kể và là một trong những lý do phổ biến nhất mà bệnh nhân cần tư vấn của bác sĩ da liễu. Ngứa gây gãi, có thể gây các vết gãi, cái mà có thể gây viêm, thoái hóa da, và nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra. Da có thể trở nên bị lichen hóa, bong vảy, và bị cào xước.

Ngứa có thể được thúc đẩy bởi các kích thích khác nhau, bao gồm cả sờ chạm, rung động, và các sợi len. Có một số trung gian hóa học cũng như các cơ chế khác nhau khi cảm giác ngứa xảy ra. Các nơ-ron cảm giác ngoại vi đặc hiệu làm trung gian cho cảm giác ngứa. Những nơ-ron này khác biệt với những tế bào đáp ứng với sờ chạm hoặc đau nhẹ; chúng chứa thụ thể, MrgA3, kích thích gây ra cảm giác ngứa.

Histamine là chất trung gian nổi tiếng. Nó được tổng hợp và lưu trữ trong các tế bào mast trong da và được giải phóng theo các kích thích khác nhau. Các chất trung gian khác (ví dụ như neuropeptide) có thể gây phóng thích histamin hoặc hoạt động như các chất gây ngứa, do đó giải thích lý do tại sao các thuốc chống histamine cải thiện một số trường hợp ngứa, chứ không phải tất cả. Opioid có tác dụng ngứa trung ương cũng như kích thích ngứa qua giải phóng histamine ngoại vi.

Có 4 cơ chế ngứa:

  • Toàn thân: Cơ chế này liên quan đến các bệnh của các cơ quan khác ngoài da (ví dụ: ứ mật).

  • Tâm thần: Cơ chế này có liên quan đến các tình trạng tâm thần.

Ngứa nhiều sẽ kích thích gây ra sự cào gãi, do đó có thể gây ra các tình trạng da thứ phát (viêm, dị ứng, nhiễm trùng), có thể dẫn đến ngứa nhiều hơn do phá vỡ rào cản da. Mặc dù cào gãi có thể làm giảm tạm thời cảm giác ngứa bằng cách kích hoạt các nơ-ron thần kinh ức chế, nó cũng dẫn đến sự khuếch đại ngứa ở mức độ trung ương não bộ làm trầm trọng thêm vòng xoắn, càng kích thích gãi.

Ngứa có thể là một triệu chứng của bệnh da tiên phát, ít phổ biến hơn, là bệnh có nguyên nhân toàn thân Ngoài ra, dùng thuốc cũng có thể gây ngứa (xem ). Ngoài ra, dùng thuốc cũng có thể gây ngứa (xem xem Bảng: Một số Nguyên nhân gây ngứa Một số Nguyên nhân gây ngứa

).

Nhiều bệnh lý da gây ra ngứa. Phổ biến nhất bao gồm

Trong bệnh lý hệ thống, ngứa có thể xảy ra có hoặc không có tổn thương da. Nếu ngứa là triệu chứng nổi bật mà không có tổn thương da, cần cân nhắc kỹ lưỡng chẩn đoán bệnh lý hệ thống và thuốc. Bệnh lý hệ thống thường ít gây ngứa hơn là các bệnh da, nhưng có một số nguyên nhân thông thường hơn bao gồm

  • Ứ mật

Các triệu chứng ngứa ít thường gặp hơn ở bệnh lý toàn thân bao gồm cường giáp Cường giáp Cường giáp được đặc trưng bởi tăng chuyển hóa và tăng nồng độ các hormone giáp tự do. Nhiều triệu chứng biểu hiện, bao gồm nhịp tim nhanh, mệt mỏi, gầy sút cân, căng thẳng và run. Chẩn đoán... đọc thêm

, suy giáp Suy giáp Chứng suy giáp là thiếu hụt hormone tuyến giáp. Chẩn đoán bằng các đặc điểm lâm sàng như xuất hiện khuôn mặt điển hình, giọng nói chậm khàn, da khô và nồng độ các hormone tuyến giáp thấp. Điều... đọc thêm
, tiểu đường Đái tháo đường (DM) Đái tháo đường (DM) là tình trạng giảm tiết insulin và kháng insulin ngoại vi dẫn đến tăng glucose máu. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều, tiểu... đọc thêm , thiếu chất sắt Dermatitis Herpetiformis Viêm da Herpetiformis là một bệnh phát ban dạng sẩn trên da rất ngứa, mãn tính, tự miễn dịch, có liên quan chặt chẽ đến bệnh celiac. Triệu chứng điển hình là tập hợp các tổn thương ban đỏ, ngứa... đọc thêm
, viêm da dạng herpes, và bệnh đa hồng cầu Đa hồng cầu nguyên phát Đa hồng cầu nguyên phát (PV) là một rối loạn tăng sinh tủy mạn tính được đặc trưng bởi sự gia tăng các tế bào hồng cầu, bạch câu, tiểu cầu hình thái bình thường trong đó sinh hồng cầu là chủ... đọc thêm vô căn.

Bệnh sử hiện tại nên xác định khởi phát của triệu chứng ngứa, vị trí ban đầu, tiến triển, thời gian, các tính chất của ngứa (ví dụ như ban đêm hoặc ban ngày, ngắt quãng hoặc dai dẳng, sự biến đổi theo mùa) với bất kỳ phát ban nào. Cần thu thập tiền sử thuốc cẩn thận bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, đặc biệt chú ý đến các loại thuốc mới bắt đầu sử dụng gần đây. Cần xem xét lại việc sử dụng chất dưỡng ẩm và các thuốc tại chỗ khác của bệnh nhân (ví dụ hydrocortisone, diphenhydramine). Tiền sử nên bao gồm bất kỳ yếu tố nào làm cho tình trạng ngứa tốt hơn hoặc tồi tệ hơn.

Đánh giá toàn diện tìm kiếm các triệu chứng của các bệnh lý nguyên nhân, bao gồm

  • Triệu chứng chỉ điểm như sút cân, mệt mỏi, và đổ mồ hôi ban đêm (ung thư)

Tiền sử y khoa nên xác định được các bệnh lý căn nguyên (ví dụ như bệnh thận, bệnh lý bài xuất mật, bệnh ung thư được điều trị bằng hóa trị liệu) và trạng thái tình cảm của bệnh nhân. Tiền sử dịch tễ nên tập trung vào các thành viên trong gia đình có các triệu chứng ngứa và tổn thương da tương tự như bệnh ghẻ, chấy rận; mối quan hệ giữa ngứa với nghề nghiệp hoặc tiếp xúc với thực vật, động vật hoặc hoá chất; và lịch sử của chuyến đi gần đây.

Khám lâm sàng bắt đầu bằng việc xem xét lại sự xuất hiện lâm sàng của các triệu chứng vàng da, sút cân hoặc tăng cân, và sự mệt mỏi. Khám da kỹ lưỡng nên được thực hiện để phát hiện sự hiện diện, hình thái học, mức độ và phân bố tổn thương da. Khám ngoài da cũng nên lưu ý các dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát (ví dụ, đỏ da, sưng, nóng, màu vàng tươi hoặc vàng mật ong).

Khám da nên lưu ý phát hiện các hạch gợi ý bệnh ung thư. Khám ổ bụng nên tập trung vào các cơ quan, khối u, và các vùng có đau (bệnh lý bài xuất mật hoặc ung thư). Khám thần kinh nên tập trung vào vùng yếu, co cứng, hoặc tê cứng (đa xơ cứng).

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Triệu chứng chỉ điểm là sút cân, mệt mỏi, và đổ mồ hôi ban đêm

  • Yếu vùng ngọn chi, tê hoặc ngứa ran

  • Đau bụng và vàng da

  • Tần suất đi tiểu, khát, và sút cân

Ngứa toàn thân xuất hiện ngay sau dùng thuốc gợi ý thuốc đó có thể là nguyên nhân gây ngứa. Ngứa cục bộ (thường có phát ban) xảy ra trong khu vực tiếp xúc với chất có thể do chất đó gây ra. Tuy nhiên, nhiều dị ứng toàn thân có thể khó xác định vì bệnh nhân thường tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau và đã tiếp xúc với nhiều chất trước khi xuất hiện ngứa. Tương tự thế, việc xác định nguyên nhân do thuốc ở bệnh nhân dùng nhiều loại thuốc có thể gặp nhiều khó khăn. Đôi khi bệnh nhân đã dùng thuốc trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi phát hiện ra phản ứng.

Ở một số ít bệnh nhân không có tổn thương da rõ ràng, nên xem xét đến bệnh lý hệ thống. Một số bệnh lý gây ngứa rõ ràng là dễ được đánh giá (ví dụ, suy thận mạn, vàng da tắc mật). Các bệnh lý hệ thống khác gây ra ngứa được gợi ý bằng các phát hiện ( xem Bảng: Một số Nguyên nhân gây ngứa Một số Nguyên nhân gây ngứa

). Hiếm khi, ngứa là biểu hiện đầu tiên của các bệnh lý hệ thống (ví dụ, chứng đa hồng cầu nguyên phát, một số loại ung thư, cường giáp).

Nhiều bệnh da liễu được chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Tuy nhiên, khi ngứa đi kèm với tổn thương da đơn lẻ, không rõ nguyên nhân thì cần làm sinh thiết da Khi nghi ngờ có phản ứng dị ứng nhưng không rõ chất gây ra, thì thử nghiệm da (lẩy da hoặc test áp phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ) thường được thực hiện. Khi nghi ngờ có bệnh toàn thân, xét nghiệm được hướng dẫn theo nguyên nhân nghi ngờ và thường bao gồm công thức máu; đo chức năng gan, thận và tuyến giáp; và đánh giá thích hợp cho bệnh ung thư tiềm ẩn.

  • Chăm sóc da tại chỗ

  • Điều trị tại chỗ

  • Điều trị toàn thân

Ngứa do bất kỳ nguyên nhân nào cũng giảm nhờ việc sử dụng nước mát hoặc ấm (nhưng không nóng) khi tắm, xà phòng nhẹ hoặc dưỡng ẩm, thời gian và tần suất tắm hạn chế, bôi trơn thường xuyên, làm ẩm không khí khô và tránh mặc quần áo gây kích ứng. Tránh các chất tiếp xúc gây kích ứng (ví dụ, quần áo len) cũng có thể hiệu quả.

Thuốc kê đơn có thể giúp ích trong ngứa khu trú. Các lựa chọn bao gồm dạng cream hoặc dạng lotion chứa camphor và/hoặc menthol, pramoxin, capsaicin, hoặc corticosteroid. Corticosteroid có hiệu quả trong việc làm giảm ngứa gây ra bởi viêm nhưng nên tránh sử dụng khi không có bằng chứng viêm. Nên tránh dùng benzocaine, diphenhydramine, và doxepin vì chúng có thể gây kích ứng với da.

Các thuốc dạng hệ thống được chỉ định cho ngứa toàn thân hoặc ngứa tại chỗ không đáp ứng với điều trị tại chỗ. Thuốc kháng histamine, đặc biệt là hydroxyzine có hiệu quả, đặc biệt đối với ngứa đêm và thường được sử dụng nhất. Thuốc kháng histamine an thần phải được dùng thận trọng cho bệnh nhân cao tuổi vào ban ngày vì có thể dẫn đến té ngã; Các loại thuốc kháng histamine không an thần mới hơn như loratadine, fexofenadine, và cetirizine có thể hữu ích để làm giảm ngứa ban ngày. Các thuốc khác bao gồm doxepin (thường được dùng vào ban đêm do mức độ an thần cao), cholestyramine (đối với suy thận, tắc mật và đa hồng cầu nguyên phát), thuốc đối kháng opioid như naltrexone (đối với ngứa do tắc mật) và có thể là gabapentin (ngứa tăng ure máu).

Các tác nhân vật lý có thể có hiệu quả trong điều trị ngứa bao gồm phương pháp trị liệu bằng tia cực tím.

Sự thay đổi liên quan đến tuổi tác của hệ thống miễn dịch và trong các sợi thần kinh có thể góp phần làm tăng tần suất ngứa ở người lớn tuổi.

Bệnh chàm khô rất phổ biến ở những bệnh nhân cao tuổi. Đặc biệt là khi ngứa chủ yếu ở các chi dưới.

Ngứa dữ dội, lan tỏa ở bệnh nhân cao tuổi nên lo ngại về ung thư, đặc biệt nếu căn nguyên khác không rõ ràng ngay lập tức.

Khi điều trị cho bệnh nhân cao tuổi, an thần có thể là một vấn đề đáng kể với thuốc kháng histamine, vì vậy việc giảm liều có thể phù hợp. Sử dụng các chất kháng histamine không gây buồn ngủ trong ngày và các thuốc kháng histamine gây ngủ vào ban đêm, sự dụng thuốc mỡ tại chỗ và corticosteroid (nếu thích hợp), và xem xét phương pháp trị liệu bằng tia cực tím có thể giúp tránh được các biến chứng của thuốc an thần.

  • Ngứa thường là triệu chứng của bệnh lý da hoặc phản ứng dị ứng toàn thân nhưng có thể là kết quả của rối loạn hệ thống.

  • Nếu tổn thương da không rõ ràng, các nguyên nhân hệ thống nên được nghĩ đến.

  • Chăm sóc da (ví dụ, hạn chế tắm, tránh chất kích thích, giữ ẩm thường xuyên, môi trường ẩm) nên được tiến hành.

  • Các triệu chứng có thể được giảm bớt bởi thuốc toàn thân và tại chỗ.

Chủ đề