Nhà đầu tư nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam không

Vậy Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân không? Nếu Quý bạn đọc có các thắc mắc trên vậy đừng bỏ qua bài viết này; bởi Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ đến Quý bạn đọc đầy đủ và chi tiết về các quy định về ai có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân. Giúp bạn có thêm thông tin pháp lý quan trọng về người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân .

Để biết được quyền thành lập doanh nghiệp là gì, trước tiên cần nắm rõ được bản chất của thành lập doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp mà chủ yếu là bước đăng ký doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Như vậy,  quyền thành lập doanh nghiệp là quyền của chủ thể để thực hiện các công việc để thành lập nên một doanh nghiệp tư nhân, trong đó, khâu quan trọng là khâu đăng ký kinh doanh.

Theo quy định của pháp luật,  doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, người thành lập doanh nghiệp tư nhân phải là cá nhân. Điều này đồng nghĩa, tổ chức sẽ không được thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Điều kiện của chủ thể thành lập doanh nghiệp tư nhân là những điều kiện mà cá nhân phải đáp ứng. Theo đó: cá nhân thành lập doanh nghiệp tư nhân phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn

Ngoài ra, những cá nhân không được thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

Như vậy, pháp luật không cấm người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân, tuy nhiên cũng chưa có quy định hướng dẫn cụ thể việc thành lập doanh nghiệp tư nhân của người nước ngoài.

Như đã phân tích ở trên, pháp luật không cấm người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân, tuy nhiên cũng chưa có quy định hướng dẫn cụ thể việc thành lập doanh nghiệp tư nhân của người nước ngoài.

 Theo pháp luật về đầu tư, người nước ngoài có thể đầu tư bằng tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (có thể là doanh nghiệp tư nhân). Tuy nhiên, pháp luật đầu tư cũng có quy định rằng,  Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Như vậy, việc người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chỉ có thể thành lập công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Hơn nữa, theo quy định này, thì nhà đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Như vậy, nếu người nước ngoài có quốc tịch Việt Nam thì có thể dễ dàng thành lập doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam.

Người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp tư nhân còn có quyền định đoạt doanh nghiệp tư nhân như bán, cho thuê doanh nghiệp tư nhân.

Người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân hay không?

Chúng tôi đã giải thích tại mục 3 của bài viết này

Những ai không có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân?

Tổ chức và những cá nhân không đủ điều kiện thì không được thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Những người không có quyền thành lập doanh nghiệp mà vẫn thành lập sẽ bị xử lý như thế nào?

Sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bị xử phạt vi phạm hành chính.

ACC Group có dịch vụ tư vấn về người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân không?

ACC Group sẽ tư vấn cho quý khách cách thức, trình tự và toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân cho khách hàng, ACC cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong quá trình thành lập công ty?

Theo quy định tạ Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Có thể thấy, quy định này không nêu cụ thể cá nhân làm chủ doanh nghiệp tư nhân phải là người có quốc tịch Việt Nam hay có thể mang quốc tịch nước ngoài. Do đó, có thể hiểu Luật Doanh nghiệp 2014 không cấm hoặc hạn chế người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân của người nước ngoài. Bên cạnh đó, cũng chưa có quy định nào hướng dẫn biện pháp để đảm bảo việc chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của người nước ngoài khi tài sản của họ ở nước ngoài.

Người nước ngoài được thành lập doanh nghiệp tư nhân? (Ảnh minh họa)

 

Pháp luật về đầu tư quy định như thế nào?

Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014, có 04 hình thức đầu tư kinh tế cơ bản của nhà đầu tư bao gồm: 

- Thành lập tổ chức kinh tế;

- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế;

- Đầu tư theo hợp đồng PPP, BCC;

- Thực hiện dự án đầu tư.

Khái niệm “tổ chức kinh tế” được quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2014; theo đó, tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Như vậy, theo quy định này thì doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp thuộc trường hợp tổ chức kinh tế theo quy định trên.

Vậy, người nước ngoài được thành lập doanh nghiệp tư nhân không?

Tuy nhiên, khái niệm tổ chức kinh tế này chỉ là cách gọi chung khi nhắc đến các chủ thể tiến hành 01 trong 04 hình thức đầu tư nêu trên mà chưa thể hiện rằng doanh nghiệp tư nhân do người nước ngoài thành lập là một tổ chức kinh tế thuộc trường hợp đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Trong trường hợp này phải áp dụng khái niệm “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” được quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2014, cụ thể như sau: "Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”. 

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ doanh nghiệp. Do đó, không thể tồn tại trường hợp doanh nghiệp tư nhân do người nước ngoài thành lập mà người thành lập lại là thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp đó được.

Như vậy, không thể có tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với loại hình doanh nghiệp tư nhân do người nước ngoài làm chủ. 

Bên cạnh đó, trước khi thành lập tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Tuy nhiên, như trên đã đề cập, pháp luật về đầu tư chưa thừa nhận tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân.

Do đó, người nước ngoài chưa thể thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để tiến hành thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Như vậy, pháp luật hiện hành không cấm nhưng cũng không có hướng dẫn cụ thể nào về việc người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.

>> Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Tuấn Vũ

Video liên quan

Chủ đề