Nhà nổi là kiểu nhà có thể di chuyển cố định Không di chuyển di chuyển hoặc cố định

Trước tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tác động nặng nề đến các tỉnh phía Nam, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, TS Diệp Thị Mỹ Hạnh, Chủ tịch Dự án Làng tre Phú An đã thực hiện dự án “Nhà tre nổi” với mong muốn tìm ra một mô hình xây dựng xanh, dễ làm, rẻ tiền, tiết kiệm thời gian mà lại ít tiêu hao năng lượng và thân thiện với môi trường.

Nhà mẫu của mô hình này đã được khánh thành ở Khu đô thị ĐHQG-HCM sáng 15/5, là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (WACC), kiến trúc sư Trần Hữu Hoàng Phú và Trung tâm nghiên cứu bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên Làng tre Phú An dưới sự tài trợ của ĐHQG-HCM.

Đơn giản về kỹ thuật xây dựng

    Nhà nổi được thiết kế cho gia đình khoảng 5-6 người ở với diện tích gần 40m2, gồm một phòng ngủ, một phòng khách, khu nấu ăn, khu vệ sinh, nhà kho cùng hệ thống lồng nuôi cá và vườn rau xung quanh nhà.

    Nhà có bồn nước bằng nhựa 500 lít, một số đèn chiếu sáng, ổ cắm điện và hệ thống năng lượng mặt trời. Phòng khách được thiết kế thoáng đãng với hai cửa sổ lớn đảm bảo ánh sáng tràn vào nhà. Khu vực nấu ăn có chỗ rửa chén và một bếp mini gọn nhẹ, phù hợp cho người có thu nhập thấp. Khu vệ sinh đơn giản nhưng khá đầy đủ tiện nghi với một chậu rửa, một toilet và vòi tắm.

    Kiến trúc sư Hoàng Phú cho biết: “Toàn bộ ngôi nhà được làm bằng tre, chia làm ba phần: phần đế - phần kèo, phần vách và mái lợp. Phần đế gồm 68 thùng phuy được liên kết bằng kèo tre tạo khung vững chắc để ngôi nhà có thể nổi trên mặt nước. Phần vách làm bằng tre đan hoặc các miếng tre nhỏ sắp liên tiếp nhau để tạo mảng lớn. Tre được sử dụng là loại tre già, đã xử lý trước nên có độ chịu lực và sự thay đổi thời tiết cao. Mái lợp bằng nhiều lớp lá vọt chồng lên nhau, tạo liên kết chặt chẽ với các phần bên dưới”.

Vườn rau xung quanh nhà.

Nhà nổi có thể đặt cố định bằng dây neo, hoặc có thể di chuyển bằng chèo, bằng động động cơ.

    Nhà nổi được xem là mô hình nhà ở xanh, thân thiện với môi trường. Bởi nó không chỉ làm bằng tre - một vật liệu đại diện cho sự phát triển bền vững mà còn “xanh” bởi có hệ thống xử lý chất thải thông minh. TS Diệp Thị Mỹ Hạnh cho biết: “Hệ thống nhà vệ sinh trong nhà nổi là hệ thống khép kín. Nhà bếp chỉ có chất hữu cơ, nước rửa rau được dẫn ra tưới cho vườn thực vật. Nước từ máy giặt, buồng tắm được dẫn ra bồn tiền xử lý và cho chảy vào bể lọc sinh học trước khi thải ra môi trường. Nhà vệ sinh là loại nhà vệ sinh khô, sử dụng bột tre hay mùn cưa để làm đệm sinh học, sau mỗi hai tháng thì được thay một lần, rồi đem lên bờ ủ để làm phân hữu cơ cho cây”.

Thích hợp để ứng phó biến đổi khí hậu

    Theo kiến trúc sư Hoàng Phú, hiện nay khí hậu biến đổi, mực nước biển dâng cao làm cho người dân vùng sông nước bị mất hoa màu và chỗ ở. Nhà nổi là giải pháp thích hợp giúp ổn định cuộc sống cho người dân. Ông cho biết: “Khi thiết kế nhà nổi, chúng tôi chú trọng đáp ứng các yêu cầu: Môi trường phù hợp với hoạt động trên sông nước; hệ thống giao thông thuận tiện cho việc thi công; các hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông tin…) đã có đầy đủ”.

    TS Mỹ Hạnh nói thêm về ưu điểm của nhà nổi: “Nếu nhà ở xây dựng trên mặt đất, khi nước ngập người dân dễ bị mất trắng do đồ đạc bị trôi hết hoặc hư hỏng. Còn nhà ở này, khi nước dâng thì nhà dâng nên ít bị thiệt hại; ngoài ra trên nhà còn có lồng nuôi cá và vườn rau giúp người dân có thể cầm cự khoảng một tuần trong khi chờ lực lương cứu hộ đến”.

Phòng ngủ hoàn toàn bằng tre.

TS Mỹ Hạnh hy vọng qua dự án này, những địa phương vùng sông nước thiết lập được hệ thống xây dựng xanh, giảm thiểu năng lượng, thân thiện môi trường. Bà cho biết: “Bảng thiết kế nhà nổi bằng tre sẽ được cung cấp miễn phí cho người dân. Tôi sẽ hỗ trợ việc chọn giống và cách chăm sóc tre để người dân có vật liệu vừa xây nhà vừa làm đồ thủ công mỹ nghệ, góp phần giúp họ nâng cao thu nhập và phát triển hệ sinh thái xanh, bảo vệ môi trường, chống xói lở hiệu quả”.

MINH CHÂU

Thứ sáu,15/08/2014 16:01

Xem với cỡ chữ

Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với một số vấn đềcó quy mô toàn cầu và diễn biến phức tạp như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Việt Nam thường xuyên chịu ảnh hưởng từ 8- 10 cơn bão mỗi năm, vì thế quy hoạch và xây dựng cũng cần tính đến việc gia tăng tần suất cũng như cường độ của các cơn bão. Vì vậy, nghiên cứu và đề xuất mô hình nhà ở và nhà làm việc có khả năng thích ứng với nước biển dâng và bão là một vấn đề cần được giải đáp kịp thời nhằm bảo vệ con người và tài sản trước tác động của thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo các kịch bản mới nhất do Bộ Tài nguyên và môi trường cho thấy, mực nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A1F1).

Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy vào giữa thế kỷ XXI mực nước biển có thể dâng thêm 28- 33cm và đến cuối thế kỷ XXI mực nước biển dâng thêm từ 65- 100cm so với thời kỳ 1980- 1999.

Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Việt Nam đối với kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì kịch bản phát thải thấp nhất (B1) có rất ít khả năng trở thành hiện thực trong thế kỷ XXI. Đồng thời các nhà khoa học cũng có thể hy vọng rằng những kịch bản phát thải cao sẽ rất ít khả năng xảy ra. Vì thế, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với Việt Nam được khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay là kịch bản ứng với mức phát thải trung bình.

Điều này cũng có nghĩa là trong tương lai, cụ thể là vào năm 2050 mực nước biển sẽ dâng thêm 30cm so với thời điểm hiện tại. Đây là vấn đề cần quan tâm trong việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt các tòa nhà làm việc và nhà ở, nhất là những vùng thấp trũng có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn bởi lũ lụt và nước biển dâng.

Hiện trạng nghiên cứu về nhà nổi trong và ngoài nước

Nhà là nơi để ở và sinh sống lâu dài, nên ngoài việc nghiên cứu các giải pháp bền chắc an toàn chống lũ, bão…còn chú ý tới các giá trị thẩm mỹ, phù hợp với văn hóa, lối sống và kiến trúc địa phương, cũng như đảm bảo sự tiện nghi và đầy đủ các chức năng cần thiết cho lối sống một gia đình cơ bản gồm: ông bà, hai vợ chồng và 2 con. Trên cơ sở cần có các nghiên cứu giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế trong xây dựng nhà ở của người dân, phù hợp với xu thế phát triển nhà ở trong giai đoạn từ 10 đến 20 năm tới.

Sau đây là một số mô hình nhà ở điển hình có khả năng thích ứng với nước biển dâng và bão đã và đang triển khai trên thế giới và ở Việt Nam.

- Mô hình nhà sàn

+ Có kết cấu nhà tương đối vững chắc và tiết kiệm chi phí xây dựng hơn so với nhà có nền móng đặt.

+ Hạn chế được nước lụt kéo theo các chất bẩn có trong có lụt vào nhà.

+ Có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và chống chịu được bão cấp 10- 11.

Tuy nhiên, mô hình này lại không được người dân ở vùng đồng bằng ưu chuộng vì còn một vài bất tiện trong khi sử dụng.

Mô hình nhà nổi kiểu Hà Lan

+ Thân nhà được xây bằng bê tông cốt thép rỗng, các hệ thống trụ thép chống đỡ cho ngôi nhà.

+ Hai cực neo ở phía trước và phía sau của tòa nhà, nhằm neo nhà vào một vị trí cố định khi nó nổi lên do nước dâng.

+ Mô hình nhà này có thể nổi lên theo mặt nước đến 5,5m. Do đó, có khả năng thích ứng với nước biển dâng tốt, cho phép các hộ gia đình sớm trở lại với cuộc sống thường nhật sau khi ứng chịu hậu qủa của lũ lụt.

+ Khả năng chống bão thấp vì không có giằng chống bão.

+ Khó phò hợp với điều kiện Việt Nam.

Mô hình nhà nổi của nhóm kiến trúc sư UCLA

Nhóm kiến trúc sư UCLA đề xuất ý tưởng sau khi chứng kiến những thiệt hại do bão Katrrina gây ra cho New rleans (Bradford McKee, 2009).

- Mô hình này thích ứng ứng tốt với nước biển dâng, bão và đặc biệt là góp phần bảo vệ môi trường.

- Nhà có thể nổi lên trên mặt nước 3,7m như một chiếc bè khi nước dâng lên.

- Nhà có mái quang điện, hấp thụ năng lượng mặt trời (có khả năng dự phòng năng lượng hoạt động cho ngôi nhà trong vòng 3 ngày); bên trong khung nhà là hệ thống các đường ống nước, các thiết bị điện và cơ khí, các thùng chứa nước mưa và các bộ pin được sạc bằng năng lượng mặt trời.

- Có khả năng chống bão lớn.

- Chi phí xây dựng rất lớn 15.000 USD.

- Khó phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Nhà văn hóa cộng đồng của dự án DW (Tổ chức DW, 2009)

Mô hình này đạt giải nhất trong cuộc thi “Mẫu nhà an toàn” do DW phát động.

Khả năng chống bão và thích ứng với lũ lụt tốt do có giằng chống bão và có tầng gác lửng tránh lũ lụt (xây trên nền cao 80cm so với mặt đường). Nhà vừa thích hợp với sở thích của người dân vừa thích ứng với biến đổi khí hậu. Vì thế, có khả năng nhân rộng ở các vùng co nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bão lũ, nước biển dâng và bão.

Mô hình nhà bê tông nhẹ

Kiểu nhà sinh thái nổi trên mặt nước này rất dễ di chuyển bằng đường bộ và đường sông vì được thiết kế theo những chiếc module có cấu trúc di động linh hoạt, tiện lợi. Việc thay đổi kích thước các phòng, vách đều được thực hiện chỉ bằng vài bước rất đơn giản mà không cần tới sự có mặt của các chuyên gia.

Mái nhà được trang bị các tấm pin năng lượng mặt trời với mục đích tạo ra nhiệt và điện để cung cấp cho ngôi nhà, dự án có sử dụng hệ thống đèn tiết kiệm: LED và bóng sợi qaung học. Ngôi nhà còn có kết cấu khung thép định vị trên hệ thống móng nổi, các phần khác được sử dụng cấu kiện đúc sẵn, do vậy hạn chế được chất thải trong quá trình xây dựng. Các vật liệu được sử dụng xây dựng ngôi nhà là không độc hại, có nguồn gốc địa phương.

Nhà nổi trên mặt nước Light home được xây dựng trên hệ thsoong module nổi, nhà nổi bê tông Light home là giải pháp hữu ích trong việc khai thác hoạt động sinh hoạt của con người trên ao, hồ, sông, biển. Thiết kế tùy biến theo nhu cầu thực tế của người sử dụng, nhà nổi bê tông Light home đáp ứng tốt các yêu cầu về độ bền, tính thẩm mỹ cũng như tính kinh tế.

Mô hình nhà nổi phù hợp các vùng miền của Việt Nam

Chúng ta cần phải có các mô hình nhà nổi chống lũ cho các vùng miền khác nhau do đặc điểm tập quán, văn hóa và điều kiện tự nhiên. Dựa trên các yếu tố này tác giả đề xuất các mô hình cho các vùng và tập trung lựa chọn phân tích một phương án tối ưu nhất.

Phương án 1: Nhà nổi di động.

Trong mô hình này, có thể xây dựng các căn hộ riêng hoặc thành các cụm nhà nổi di động. Do mùa lũ có thể kéo dài một vài tháng tại một số địa phương thì mô hình này có thể sử dụng đẻ tăng tính liên kết giữa các hộ gia đình. Phần không gian chung có thể sử dụng thành các kho chứa lương thực, giống, nước sạch…

+ Ưu điểm:

- Giúp người dân sống qua mùa lũ và dễ dàng phục hồi sau lũ.

- Mang tính cộng đồng xã hội, nhất là tại các địa phương có mùa lũ kéo dài.

- Làm giảm lượng lớn chi phí cứu hộ hàng năm.

+ Nhược điểm:

- Cần có khu vực để xây mới.

- Xây mới hoàn toàn làm tăng chi phí xây dựng.

Phương án 2: Nhà nổi bán di động.

Trong mô hình này, tác giả đề xuất mô hình nhà nổi cho khu vực có mùa lũ ngắn. Khác với các vùng khác, do thời gian lũ lên nhanh, sức tàn phá mạnh hơn so với lũ theo mùa cho nên chúng ta có thể sử dụng mô hình bán di động. Có thể sử dụng mô hình nhà như nhà nổi một phần, có thể nổi ½ hoặc chỉ nổi phần trên khi lũ về. Trong mô hình này, nhà có thể nổi cố định tại một ví trí nhờ các cột leo hay có thể di động đến các vị trí thuận tiện cho sinh hoạt của người dân. Với mô hình nhà loại này chúng ta có thể tiết kiệm được chi phí do có thể tận dụng được nhà cũ, chỉ cần bổ sung thêm phần nổi di động.

+ Ưu điểm:

- Phù hợp cho khu vực có mùa mưa lũ ngắn.

- Dễ dàng trong việc cứu hộ.

- Tận dụng nhà có sữa, dễ dàng phục hồi một phần tài sản sau lũ.

+ Nhược điểm.

- Không gian sống bị hạn chế.

- Không đảm bảo tính cộng đồng.

- Một số tài sản vẫn bị ảnh hưởng do ngập nước.

Phương án 3: Nhà cố định

+ Ưu điểm:

- Không gây thiệt hại về người.

- Dễ dàng cho việc cứu hộ.

- Tận dụng nhà có sẵn.

+ Nhược điểm:

- Gây thiệt hại về tài sản do một phần vẫn bị ngập trong nước.

- Khó phục hồi sau mùa mưa lũ.

- Chi phí xây dựng cao.

Trong các phương án trên, lựa chọn phương án tốt nhất và phân tích cụ thể cả về khía cạnh tài chính đó là phương án nhà nổi di động. Trong phương án này, có thể sử dụng các vật liệu sẵn có tại địa phương như tre, luồng, thùng phi cũng như các vật liệu mới những giá thành hợp lý để xây dựng.

Trong phương án này, các thùng phi không chỉ có chức năng giúp nhà nổi trên mặt nước mà chúng còn được sử dụng để chứa nước sạch sử dụng trong khi có lũ, cũng như có thể sử dụng để làm chỗ chứa chất thải sinh hoạt của con người. Phương án này đảm bảo được khía cạnh vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm…một trong các yếu tố quan trọng nhất với người dân khi sống chung vơi lũ. Sau khi kết thúc đợt lũ, nước đã rút đi thì có thể tiến hành xử lý các chất thải trong quá trình sinh hoạt, cụ thể như sau:

- Nước thải trong thùng phi (màu đen) được lấy ra ngoài và có thể sử dụng làm phân bón nếu đã đủ thời gian phân hủy hoặc được đưa vào bể phốt để xử lý tiếp theo.

- Chất thải rắn được phân loại: chất thải hữu cơ, chất thải rắn. Chất thải hữu cơ được trữ cùng với nước thải sinh hoạt. Chất thải rắn được trữ trong các túi dễ phân hủy hay lưới đựng rác sau khi nước rút sẽ phân loại để xử lý tái chế hay chôn lấp.

Ước tính chi phí xây dựng căn hộ cho một hộ gia đình, với các thông số cụ thể như sau:

- Diện tích sử dụng 40m2.

- Số tầng: 2 tầng.

- Thời hạn xây dựng: 2 tháng.

- Kinh phí xây dựng: 19.232.000 VNĐ.

Một số ưu điểm của phương án lựa chọn:

- Đơn giản, giá thành xây dựng thấp.

- Tận dụng vật liệu sắn có.

- Đảm bảo khả năng chống lũ.

- Đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường.

- Có thể sử dụng nguồn năng lượng mặt trời cung cấp cho chiếu sáng, nấu ăn và các hoạt động khác.

Kết luận

Qua đánh giá có thể thấy một số điểm mới trong mô hình lựa chọn như sau: Với lượng nước sạch tích trong các thùng phi đã đảm bảo nhu cầu sống của hộ dân trong khoảng 3 tháng. Mô hình sử dụng chủ yếu những vật liệu tái chế được, thân thiện với môi trường. Những vật liệu này đều có giá thành thấp nhưng vẫn đảm bảo được về mặt kết cấu ngôi nhà cũng như khả năng sử dụng. Khả năng thân thiện môi trường cao, ít thải chất thải ra môi trường mà vẫn đảm bảo cuộc sống cho người dân mà vẫn giữ vững nét văn hóa cộng đồng riêng của người Việt Nam.

Nghiên cứu này đã đưa ra được một số mô hình nhà thích ứng với biến đổi khí hậu cho một số vùng miền tùy theo điều kiện kinh tế, nhằm đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường cho người dân trước, trong và sau lũ. Có thể triển khai thí điểm tại một số địa phương để rút kinh nghiệm áp dụng cho các đối tượng phù hợp.


Nguồn: Tạp chí Xây dựng & Đô thị, số 36/2014

Video liên quan

Chủ đề