Nhập môn Tâm lý học phát triển PDF

Nhập môn Tâm lý học phát triển PDF
516
Nhập môn Tâm lý học phát triển PDF
1 MB
Nhập môn Tâm lý học phát triển PDF
11
Nhập môn Tâm lý học phát triển PDF
208

Nhập môn Tâm lý học phát triển PDF

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 516 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN (Giáo trình dùng cho sinh viên hệ cử nhân không chuyên – chuyên ngành Tâm lí học) Dương Thị Diệu Hoa (Chủ biên) LỜI NÓI ĐẦU Tâm lí học phát triển là một ngành khoa học nghiên cứu nguồn gốc, động lực cơ chế và các quy luật của sự phát triển tâm lí cá nhân; các điều kiện, các yếu tố tác động và chi phối quá trình phát triển của cá nhân và nghiên cứu nội dung sự phát triển của tâm lí cá nhân qua các giai đoạn lứa tuổi. Ở nước ta, Tâm lí học phát triển được giảng dạy trong các trường Sư phạm và các trường dạy nghề với tên gọi Tâm lí học lứa tuổi. Những năm gần đây xuất hiện một số tài liệu dịch và biên soạn về đề tài này. Tuy nhiên, các tài liệu hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và giảng dạy bộ môn này cho các cơ sở đào tạo trong ngành Sư phạm nói riêng và trong cả hệ thống các trường dạy nghề nói chung. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy môn Tâm lí học phát triển của sinh viên và cán bộ giảng dạy, bộ môn Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, khoa Tâm lí – Giáo dục học, trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức biên soạn giáo trình Tâm lí học phát triển. Cấu trúc của giáo trình gồm 9 chương đề cập tới hai vấn đề chính trong việc nghiên cứu sự phát triển tâm lí người: – Từ chương 1 đến chương 4: Giới thiệu những vấn đề cơ bản về sự phát sinh, phát triển tâm lí cá nhân và các yếu tố tác động tới sự hình thành và phát triển tâm lí cá nhân. – Từ chương 5 đến chương 9: Đề cập các nội dung chủ yếu của sự phát triển tâm lí cá nhân qua các giai đoạn lứa tuổi từ sơ sinh đến tuổi thanh niên. Vì đối tượng phục vụ chủ yếu là sinh viên các trường Cao đẳng và đại học Sư phạm không chuyên ngành Tâm lí học, nên trong giáo trình không đề cập tới nội dung phát triển tâm lí của thời kì thai nhi, giai đoạn người trưởng thành và người già. Những ai quan tâm tới các nội dung trên xin tham khảo các tài liệu khác. Trong quá trình biên soạn giáo trình; các tác giả đã cố gắng kết hợp giữa các luận điểm lí luận có tính kinh điển với các thành tựu mới của Tâm lí học phát triển trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, chắc chắn tài liệu không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Bộ môn Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, khoa Tâm lí – Giáo dục học và nhóm tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các cán bộ giảng dạy, sinh viên và các đọc giả khác về các thiếu sót, để giáo trình được hoàn thiện hơn. Các tác giả Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÍ HỌC PHÁT TRIỂN Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ NGƯỜI Chương 3. HOẠT ĐỘNG VÀ TƯƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CÁ NHÂN Chương 4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CÁ NHÂN Chương 5. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM TRONG BA NĂM ĐẦU Chương 6. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ MẪU GIÁO (Từ 3 đến 6 tuổi) Chương 7. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ LỨA TUỔI NHI ĐỒNG (Tuổi học sinh tiểu học) Chương 8. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ LỨA TUỔI THIẾU NIÊN (Tuổi học sinh trung học cơ sở) Chương 9. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ LỨA TUỔI THANH NIÊN ... Created by AM Word2CHM Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÍ HỌC PHÁT TRIỂN GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN Các chủ đề chính của chương: – Đối với mỗi môn khoa học, chương thứ nhất thường được coi là “khúc dạo đầu”. Trong chương này chúng ta sẽ làm quen với những vấn đề chung nhất của Tâm lí học phát triển: đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lí học phát triển; sơ lược lịch sử hình thành và phát nghiên cứu đặc trưng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu sự phát triển của cá nhân. – Nhiệm vụ của nhà Tâm lí học phát triển là xây dựng khung lí luận và sử dụng các phương pháp nghiên cứu nhằm phát hiện các phương tiện khác nhau của quá trình phát triển cá nhân; vai trò của yếu tố môi trường tự nhiên và của chủ thể trong quá trình phát triển cá nhân. – Các kết quả nghiên cứu của Tâm lí học phát triển tạo cơ sở thực tiễn cho các lĩnh vực khoa học khác như Giáo dục học, y học, Đạo đức, pháp luật…, mặt khác, được khái quát thành tri thức lí luận) làm giàu hệ thống khái niệm khoa học cho Tâm lí học đại cương, Tâm lí học phát triển và các khoa học có liên quan, góp phần vào cuộc đấu tranh tư tưởng, chính trị, xã hội, nhằm mang lại hạnh phúc chân chính cho mọi cá nhân và toàn xã hội. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÍ HỌC PHÁT TRIỂN II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỦA TÂM LÍ HỌC PHÁT TRIỂN III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG TÂM LÍ HỌC PHÁT TRIỂN Created by AM Word2CHM I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÍ HỌC PHÁT TRIỂN GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÍ HỌC PHÁT TRIỂN 1. Đối tượng của Tâm lí học phát triển Vì lẽ sinh tồn và phát triển, con người không chỉ có nhu cầu khám phá và chinh phục tự nhiên, mà còn khao khát tìm hiểu chính bản thân mình. Nhiều vấn đề về phát sinh và phát triển của con người đã được đặt ra: Tâm lí của trẻ em là cái có sẵn hay được hình thành trong cuộc sống? Quá trình phát triển của cá nhân là sự tích lũy dần dần, liên tục hay gián đoạn? Sự phát triển diễn ra trong suốt cuộc đời hay đến một giai đoạn nào đó sẽ dừng lại? Vì sao có sự khác nhau giữa hai đứa trẻ cùng sống trong một gia đình, cùng học trong một lớp? Sự phát triển của mọi trẻ em đều diễn ra theo cùng mmotj con đường hay theo cách riêng?...Những vấn đề trên và nhiều vấn đề khác đã được đặt ra và giải quyết trong Tâm lí học phát triển. Như vậy, đối trong tượng nghiên cứu của Tâm lí học phát triển là toàn b ộ quá trình phát sinh, phát triển của cá nhân từ b ào thai đến tuổi già. Nói cách khác, Tâm lí học phát triển là một nghành khoa học nghiên cứu nguồn gốc, động lực, cơ chế và các quy luật của sự phát triển tâm lí cá nhân; các yếu tố, các điều kiện tác động và chi phối quá trình phát triển của cá nhân và nghiên cứu nội dung sự phát triển của các nhân qua các giai đoạn, lứa tuổi. 2. Nhiệm vụ của Tâm lí học phát triển 2.1. Nghiên cứu lí luận Nhiệm vụ hàng đầu của Tâm lí học phát triển là xây dựng hệ thống lí luận về sự phát triển của cá nhân Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận được thực hiện qua hai con đường. Thứ nhất: Nghiên cứu và vận dụng các thành tựu lí luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của các khoa học khác vào Tâm lí học phát triển. Thứ hai: Khái quát Các kết quả nghiên cứu thực tiễn và thực nghiệm khoa học thành các luận điểm lí luận. 2.2. Nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng các lĩnh vực phát triển người từ thời kì bào thai đến tuổi già Đây là nhiệm vụ chủ yếu của Tâm lí học phát triển. Nhà tâm lí học tổ chức nghiên cứu nhằm phát hiện các phương diện khác nhau của quá trình phát triển cá nhân. Những sự kiện thu được qua quan sát và thực nghiệm khoa học, một mặt tạo cơ sở thực tiễn cho các lĩnh vực khoa học khác như Giáo dục học, Y học, Văn học – Nghệ thuật, Đạo đức, Pháp luật…, mặt khác, được khái quát thành tri thức lí luận về sự phát triển người, làm giàu hệ thống khái niệm khoa học cho Tâm lí học. 2.3. Góp phần vào cuộc đấu tranh tư tưởng, chính trị, xã hội Dựa trên cơ sở khoa học của sự phát triển người, Tâm lí học phát triển góp phần tham gia vào cuộc đấu tranh nhằm khắc phục các tư tưởng, quan niệm, định kiến xã hội về bản chất cửa con người và sự phát triển của nó. Việc nghiên cứu và luận giải bản chất của trẻ em trong xã hội hiện nay và quá trình phát triển của lớp người này trong các cộng đồng xã hội khác nhau, có điều kiện kinh tế – văn hoá xã hội khác nhau sẽ góp phần khắc phục tư tưởng; quan niệm, định kiến về các vấn đề xã hội nêu trên. Created by AM Word2CHM

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tâm lí học là khoa học nghiên cứu về tâm lí con người, đặc biệt là những vấn đề thuộc về đời sống tinh thần của con người, bao gồm trí tuệ tình cảm, tính cách,… Trong lĩnh vực nghiên cứu của mình, Tâm lí học luôn luôn cố gắng giải thích sự khác biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa nhóm người này và nhóm người khác cũng như sự phát triển hay thay đổi về mặt tâm lí của con người qua từng độ tuổi khác nhau. Từ đó, hình thành chuyên ngành Tâm lí học phát triển (TLHPT).

Có thể nói từ rất lâu, những tư tưởng nghiên cứu về Tâm lí học phát triển đã xuất hiện.Từ những đề cập ban đầu liên quan đến cơ chế của sự phát triển tâm lí trẻ em, quy luật của sự phát triển tâm lí trẻ em đến những đặc trưng về tâm lí của từng độ tuổi trong tiến trình phát triển của con người. Tiếp theo là những nghiên cứu so sánh về sự khác biệt trên bình diện nhân thức, trí tuệ và tình cảm của các độ tuổi khác nhau. Tuy vậy, lĩnh vực nghiên cứu Tâm lí học phát triển vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được tiếp tục khám phá và đào sâu.

Đối với lĩnh vực khoa học Tâm lí, Tâm lí học phát triển được xem như một môn chuyên ngành khá đặc biệt vì nó góp phần đáng kể giúp người học, người nghiên cứu có những kiến thức nền tảng và chuyên sâu cũng như vận dụng nó một cách thường xuyên trong quá trình làm việc. Điều này đòi hỏi người học và người nghiên cứu phải có những kiến thức khá hệ thống và bài bản.Trong nhiều năm qua, sinh viên, học viên chuyên ngành Tâm lí học hay Tâm lí giáo dục đã tiếp cận với Tâm lí học phát triển nhưng chỉ dưới dạng tài liệu lưu hành nội bộ hay những bài giảng tự soạn. Những kiến thức về nhập môn Tâm lí học phát triển có thể giúp cho những người bắt đầu bước vào lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành xem đó như một tư liệu ban đầu để tìm hiểu tâm của con người cũng như có những cái nhìn đầu tiên khoa học, hệ thống…

Với mong muốn cung cấp một cách hệ thống và khoa học hơn những kiến thức về nhập môn Tâm lí học phát triển, nhằm giúp cho những người bắt đầu bước vào lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành có thêm nguồn tư liệu tâm lí cũng như có cái nhìn tổng quát hơn về ngành học mới mẻ này, chúng tôi tiến hành biên soạn cuốn “Nhập môn tâm học phát triển".

Đối tượng cuốn sách hướng đến là các bạn sinh viên, những bậc cha mẹ những nhà giáo dục – những người muốn nghiên cứu về cơ sở sự phát triển tâm lí theo từng độ tuổi – những ai thực sự quan tâm đến những cơ sở tâm lí đã tạo ra những đặc trưng tâm lí của con người trong những chặng đường dài từ khi sinh ra, tồn tại và phát triển.

Trong quá trình nghiên cứu để biên soạn tài liệu này, chúng tôi tập trung vào phần cơ sở khoa học để lí giải cho sự phát triển tâm lí của các lứa tuổi cho nên nội dung chủ yếu vẫn bám sát vào những cơ sở khoa học và những quan niệm khoa học về sự phát triển tâm lí.

Quá trình biên soạn và hoàn thiện quyển sách này khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong đợi sự quan tâm, chia sẻ của các bạn đồng nghiệp, các bạn sinh viên và cả những ai quan tâm đến lĩnh vực Tâm lí học phát triển để sách được hoàn thiện hơn trong các lần tái bản sau.