Nhật bản và trung quốc đã xây dựng nền kinh tế của họ như thế nào

Mục lục

Tổng quanSửa đổi

Trải qua ba thập kỷ phát triển kinh tế kể từ năm 1960, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản khiến người ta phải gọi đây là kỳ tích kinh tế Nhật Bản thời hậu chiến. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, nền kinh tế đã đặt được mức tăng trưởng bình quân 10% vào những năm 1960, 5% trong những năm 1970s và 4% vào những năm 1980, nhờ đó Nhật Bản đã vươn lên và duy trì vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong suốt từ năm 1978 đến 2010 khi bị Trung Quốc vượt qua. Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản ngang bằng thậm chí là cao hơn hầu hết các nước phương Tây.

Vào thời kỳ nửa sau của những năm 1980, giá cổ phiếu và bất động sản tăng cao đã tạo ra bong bóng kinh tế . Bong bóng kinh tế đã đột ngột kết thúc khi Sở giao dịch chứng khoán Tokyo sụp đổ vào năm 1990–92 khiến giá bất động sản đạt đỉnh vào năm 1991. Tăng trưởng ở Nhật Bản trong suốt những năm 1990 chỉ ở mức 1,5%; thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình của toàn cầu khiến nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái tồi tệ và được biết đến với tên gọi Thập kỷ mất mát. Thậm chí là sau khi nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục trì trệ thêm một thập kỷ nữa, thuật ngữ này được đổi tên thành 2 thập kỷ năm mất mát. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 vẫn cao hơn so với châu Âu và Hoa Kỳ.

Với tốc độ tăng trưởng thấp này, nợ quốc gia của Nhật Bản đã tăng lên do gánh nặng của các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội mà nguyên nhân chủ yếu là do sự già hóa của dân số khiến cơ sở thuế bị thu hẹp lại. Tình trạng "Những ngôi nhà bị bỏ hoang" tiếp tục lan rộng từ nông thôn đến thành thị ở Nhật Bản.

Nền kinh tế của Nhật Bản vào năm 2021 bằng 2/3 quy mô của châu Mỹ theo Ngân hàng Thế giới.

Do là một quốc đảo có địa hình nhiều núi và núi lửa nên quốc gia này không có đủ tài nguyên thiên nhiên để tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế với dân số đông tiếp tục phát triển thêm, do đó việc xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so sánh như các sản phẩm công nghiệp mang tính kỹ thuật, có sự đầu tư cao về nghiên cứu và phát triển để đổi lấy là nhập khẩu nguyên liệu thô và dầu mỏ luôn được chú trọng. Nhật Bản là một trong ba nhà nhập khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới bên cạnh Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ về tổng sản lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nông sản nội địa đồng thời cũng là quốc gia nhập khẩu cá và các sản phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Chợ bán buôn trung tâm thủ đô Tokyo là chợ bán buôn các mặt hàng truyền thống đến từ Nhật Bản lớn nhất, bao gồm cả chợ cá nổi tiếng Tsukiji. Việc săn cá voi tại Nhật Bản với bề ngoài là để phục vụ các hoạt động nghiên cứu, đã bị kiện là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế.

Mặc dù nhiều loại khoáng sản đã được khai thác trên khắp đất nước, nhưng hầu hết các nguồn tài nguyên khoáng sản đều phải nhập khẩu kể từ thời hậu chiến. Các quặng chứa kim loại được khai thác trong nước là rất khó xử lý do chúng chỉ ở cấp thấp. Mặc dù có nguồn tài nguyên rừng đa dạng và rộng lớn khi chiếm 70% diện tích cả nước theo số liệu được thống kê vào cuối những năm 1980, nhưng chúng lại không được khai thác một cách rộng rãi do các quyết định chính trị ở cấp địa phương, tỉnh và quốc gia khi Nhật Bản quyết định không khai thác tài nguyên rừng để thu lợi kinh tế. Các nguồn tài nguyên trong nước chỉ đáp ứng được từ 25 đến 30% nhu cầu gỗ của cả nước. Nông nghiệp và đánh bắt là những ngành nghề khai thác tài nguyên phát triển tốt nhất nhưng cũng phải trải qua nhiều năm đầu tư và sự vất vả, chăm chỉ lao động của người dân mới có được. Do đó, quốc gia đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo để chuyển đổi nguyên liệu thô nhập khẩu từ nước ngoài. Chiến lược phát triển kinh tế này đòi hỏi phải thiết lập một cơ sở hạ tầng kinh tế mạnh mẽ để tạo ra nguồn năng lượng, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc và bí quyết công nghệ cần thiết.

Ngành khai thác vàng, Magnesi và bạc đều đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động sản xuất công nghiệp hiện tại, mặc dù vậy Nhật Bản vẫn phải phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho ngành công nghiệp hiện đại. Các mặt hàng như quặng sắt, đồng, bôxít và nhôm cũng như nhiều loại lâm sản đều là các tài nguyên nhập khẩu quan trọng.

So với các nền kinh tế công nghiệp phát triển khác, Nhật Bản được có mức xuất khẩu được cho là thấp so với quy mô của nền kinh tế. Từ giai đoạn 1970-2018, Nhật Bản là nền kinh tế ít phụ thuộc vào xuất khẩu nhất trong G7 và thứ hai trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong những nền kinh tế ít phụ thuộc vào thương mại nhất trong giai đoạn 1970-2018.

Nhật Bản là quốc gia nhận nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đặc biệt thấp. Nguồn vốn FDI chảy vào quốc gia này cho đến nay là thấp nhất trong G7 tính đến năm 2018 và thậm chí còn thấp hơn cả các nền kinh tế có quy mô nhỏ hơn nhiều như Áo, Ba Lan và Thụy Điển. Tỷ lệ vốn FDI đầu vào trên GDP của nước này được cho là thấp nhất trên thế giới.

Nhật Bản đang tụt hậu về năng suất lao động so với các nước phát triển khác. Trong giai đoạn từ năm 1970 đến 2018, Nhật Bản là quốc gia có năng suất lao động thấp nhất trong các quốc gia thuộc G7. Đặc thù của nền kinh tế Nhật Bản là các doanh nghiệp lâu đời (shinise), trong đó có một số doanh nghiệp đã hoạt động được hơn một nghìn năm và nhờ vậy mà có được uy tín lớn. Ngược lại, văn hóa khởi nghiệp ở Nhật Bản không được nổi bật như những nơi khác.[55]

Lịch sử kinh tế Nhật BảnSửa đổi

Bức tranh thuộc trường phái ukiyo-e được vẽ vào năm 1856 miêu tả về Echigoya, hay ngày nay là Mitsukoshi

Với sự tăng trưởng thần kỳ qua ba giai đoạn, Nhật Bản là một trong số các quốc gia được nghiên cứu nhiều nhất về lịch sử kinh tế. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ sự thành lập thành phố Edo (năm 1603) dẫn đến sự phát triển toàn diện của kinh tế nội địa. Giai đoạn thứ hai chính từ cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân (năm 1868) đưa nước Nhật trở thành cường quốc đầu tiên ở châu Á có thể sánh vai được với các quốc gia châu Âu. Trong giai đoạn cuối cùng, từ vị thế là nước thua trận trong Thế Chiến thứ hai (năm 1945) đảo quốc này đã vươn mình trở nên kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Giao lưu với châu Âu (thế kỉ 16)Sửa đổi

Bài chi tiết: Mậu dịch Nam Man

Những người châu Âu thời Phục Hưng đã thán phục Nhật khi họ đến đây vào thế kỷ 16. Đảo quốc này được đánh giá là có rất nhiều kim loại quý, chủ yếu là dựa trên những tính toán của Marco Polo về các lâu đài và đến thờ được mạ vàng, ngoài ra còn dựa trên sự phong phú của các quặng mỏ lộ thiên từ các miệng núi lửa khổng lồ được đặc trưng bởi một đảo quốc có nhiều núi lửa. Các quặng này được khai thác triệt để và trên quy mô lớn và Nhật đã từng là nhà xuất khẩu lớn vàng, bạc và đồng lớn vào thời kỳ Công nghiệp trước khi việc xuất khẩu những mặt hàng này bị cấm.

Nước Nhật thời Phục Hưng cũng được đánh giá là một xã hội phong kiến phức tạp với một nền văn hóa đặc sắc và nền kỹ thuật tiền công nghiệp mạnh mẽ. Dân số đa phần tập trung đông ở các thành thị và thậm chí có những trường Đại học Phật giáo lớn hơn cả các học viện ở phương Tây như Salamanca hoặc Coimbra. Các nhà nghiên cứu châu Âu về thời đại này có vẻ đồng ý rằng người Nhật "chẳng những vượt trội tất cả các dân tộc phương Đông mà còn ưu việt hơn cả người Tây Phương" (Alessandro Valignano, 1584, "Historia del Principo y Progresso de la Compania de Jesus en las Indias Orientales).

Những du khách Tây Phương đầu tiên đã rất ngạc nhiên về chất lượng của hàng thủ công và dụng cụ rèn đúc của Nhật Bản. Điều này xuất phát từ việc bản thân nước Nhật khá khan hiếm những tài nguyên thiên nhiên vốn dễ tìm thấy ở Âu Châu, đặc biệt là sắt. Do đó, người Nhật nổi tiếng tiết kiệm đối với tài nguyên nghèo nàn của họ, càng ít tài nguyên họ càng phát triển các kỹ năng để bù đắp.

Các con tàu của Bồ Đào Nha đầu tiên (thường khoảng 4 tàu kích cỡ nhỏ mỗi năm) đến Nhật chở đầy tơ lụa, gốm sứ Trung Hoa. Người Nhật rất thích những thứ này, tuy nhiên họ lại bị cấm giao dịch với Trung Quốc do các Hoàng đế Trung Hoa muốn trừng phạt các Nụy khấu thường xuyên cướp bóc ở vùng bờ biển Trung Quốc. Sau đó, người Bồ Đào Nha, được gọi là Nanban (Nam Man) chớp lấy cơ hội và đóng vai trò như một trung gian thương mại ở châu Á.

Thời kỳ Edo (1603–1868)Sửa đổi

Đồ sứ xuất khẩu của Nhật Bản mang kiểu cách châu Âu, có hình dáng giống một cái bát có vòi nước ở trong chậu cạo râu của thợ cắt tóc vào khoảng năm 1700.

Trong những thập kỷ cuối cùng của mậu dịch Nanban, nước Nhật đã có tương tác mạnh mẽ với các cường quốc Tây Phương về mặt kinh tế và tôn giáo. Khởi đầu của thời kỳ Edo trùng với những thập kỷ này khi Nhật Bản đã đóng được những chiến thuyền vượt đại dương theo kiểu Tây phương đầu tiên như thuyền buồm 500 tấn San Juan Bautista chuyên chở phái bộ ngoại giao Nhật do Hasekura Tsunenaga dẫn đầu đến châu Mỹ rồi sau đó đến châu Âu. Cũng trong giai đoạn đó, chính quyền Mạc Phủ đã trang bị khoảng 350 Châu Ấn Thuyền có ba cột buồm và được trang bị vũ khí để phục vụ việc mua bán ở châu Á. Các nhà phiêu lưu người Nhật như Yamada Nagamasa đi lại rất năng động khắp Á Châu.

Để loại trừ ảnh hưởng của Thiên chúa giáo, Nhật Bản tiến vào một thời kỳ cô lập gọi là tỏa quốc với nền kinh tế ổn định và tăng trưởng nhẹ. Tuy nhiên không lâu sau đó vào những năm 1650, ngành sản xuất đồ sứ xuất khẩu của Nhật Bản đã phát triển rất mạnh khi mà cuộc nội chiến đã khiến trung tâm sản xuất đồ gốm xứ của Trung Quốc ở Cảnh Đức Trấn phải ngừng hoạt động trong vài thập kỷ. Trong giai đoạn còn lại của thế kỷ 17, hầu hết các mặt hàng đồ sứ Nhật Bản được dùng để xuất khẩu mà chủ yếu là ở Kyushu. Thương mại sa sút do sự cạnh tranh mới của Trung Quốc vào những năm 1740 trước khi được hồi phục khi Nhật Bản mở cửa vào giữa thế kỷ 19.

Phát triển kinh tế trong suốt thời kỳ Edo bao gồm đô thị hóa, gia tăng vận tải hàng hóa bằng tàu, mở rộng thương mại nội địa và bắt đầu mua bán với nước ngoài, phổ biến thương nghiệp và thủ công nghiệp. Thương mại xây dựng rất hưng thịnh song hành với các cơ sở ngân hàng và hiệp hội mậu dịch. Các lãnh chúa chứng kiến sự tăng mạnh dần trong sản xuất nông nghiệp và sự lan rộng của ngành thủ công ở nông thôn.

Khoảng giữa thế kỷ 18, dân số Edo đã đạt hơn 1 triệu người trong khi Osaka và Kyoto mỗi nơi cũng có hơn 400,000 cư dân. Nhiều thành thị xây xung quanh các thành quách cũng phát triển. Osaka và Kyoto trở thành những trung tâm thương mại và thủ công đông đúc nhất trong khi Edo là trung tâm cung ứng thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người tiêu dùng thành thị.

Lúa gạo là nền tảng của nền kinh tế, các lãnh chúa phong kiến thu thuế từ nông dân dưới dạng gạo với thuế suất cao khoảng 40% vụ thu hoạch. Gạo được bán ở các chợ fudasashi ở Edo. Để sớm thu tiền, các lãnh chúa sử dụng các Hợp đồng kỳ hạn để bán gạo chưa được thu hoạch. Những hợp đồng này tương tự như loại hợp đồng tương lai thời hiện đại.

Dưới thời này, Nhật Bản dần dần tiếp thu khoa học và công nghệ phương Tây (gọi là Hà Lan học, hay "rangaku", "học vấn của người Hà Lan") qua thông tin và những cuốn sách của các thương nhân đến từ Hà Lan ở Dejima. Lĩnh vực học tập chính là địa lý, dược học, khoa học tự nhiên, thiên văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, cơ học như nghiên cứu về các hiện tượng điện, và khoa dược học, với ví dụ về sự phát triển của đồng hồ Nhật Bản, hay wadokei, chịu ảnh hưởng của kỹ thuật phương Tây.

Thời kỳ trước chiến tranh (1868-1945)Sửa đổi

Kể từ giữa thế kỷ 19, sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản đã mở cửa cho thương mại và ảnh hưởng của phương Tây và đã trải qua hai thời kỳ phát triển kinh tế. Lần đầu tiên bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 1868 và kéo dài đến Thế chiến thứ hai; lần thứ hai bắt đầu vào năm 1945 và được duy trì cho đến giữa những năm 1980.[cần dẫn nguồn]

Sự phát triển kinh tế trong thời kỳ trước chiến tranh được bắt đầu với chính sách "Làm giàu đất nước, tăng cường lực lượng vũ trang" của Chính quyền Minh Trị. Trong suốt thời kỳ Minh Trị (1868–1912), các nhà lãnh đạo đã xây dựng một hệ thống giáo dục mới dựa trên hệ thống của phương Tây dành cho tất cả những người trẻ tuổi, đồng thời gửi hàng nghìn sinh viên đến Hoa Kỳ và Châu Âu du học và thuê hơn 3.000 người phương Tây đến Nhật Bản để dạy các môn như khoa học, toán học, công nghệ hiện đại và ngoại ngữ (Oyatoi gaikokujin). Chính quyền cũng triển khai xây dựng các tuyến đường sắt, cải thiện chất lượng đường bộ và khánh thành các chương trình cải cách ruộng đất để giúp cho đất nước phát triển hơn nữa.[cần dẫn nguồn]

Nhằm thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, chính phủ cho rằng cần nếu giúp các doanh nghiệp tư nhân phân bổ được nguồn lược cũng như lập kế hoạch, họ sẽ được trang bị đầy đủ để đưa nền kinh tế quốc gia đi lên. Chính vì vậy mà vai trò chủ đạo của chính phủ là cung cấp các điều kiện kinh doanh tất nhất cho các doanh nghiệp tư nhân. Nói tóm lại, chính phủ phải là người hướng dẫn và kinh doanh nhà sản xuất. Vào đầu thời kỳ Minh Trị, chính phủ đã xây dựng các nhà máy và xưởng đóng tàu để bán cho các doanh nhân với giá thấp. Nhiều doanh nghiệp trong số này đã phát triển nhanh chóng thành các tập đoàn lớn. Chính phủ nổi lên với tư cách là người thúc đẩy chính doanh nghiệp tư nhân khi ban hành một loạt chính sách ủng hộ doanh nghiệp.[cần dẫn nguồn]

Vào giữa những năm 1930, mức lương danh nghĩa của Nhật Bản "thấp hơn 10 lần" so với của Hoa Kỳ (dựa trên tỷ giá hối đoái giữa những năm 1930), trong khi mức giá nhân công được ước tính là bằng khoảng 44% Hoa Kỳ.[cần dẫn nguồn]

Quy mô và cơ cấu công nghiệp ở các thành phố của Nhật Bản đều được duy trì và điều tiết chặt chẽ mặc dù dân số và các ngành công nghiệp trên các thành phố này đã tăng lên đáng kể.[56]

Sau chiến tranh (từ 1945 tới 1985)Sửa đổi

Xuất khẩu của Nhật Bản năm 2005
Xem thêm: en:Japanese economic miracle và en:Economic history of Japan

Trong giai đoạn những năm 1960 đến 1980, tăng trưởng kinh tế chung là rất nhanh: trung bình 10% vào những năm 1960, 5% trong những năm 1970 và 4% vào những năm 1980. Vào cuối giai đoạn này, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế có thu nhập cao.[57]

Giai đoạn những năm 1990 chính kiến sự tăng trưởng trì trệ của nền kinh tế đã đánh dấu cho sự khởi đầu của thập kỷ mất mát sau sự sụp đổ của bong bóng giá tài sản ở Nhật Bản. Hậu quả là ngân sách quốc gia đã bị thâm hụt nghiêm trọng (phải tri hàng nghìn tỷ Yên để cứu vãn hệ thống tài chính của Nhật Bản) để tài trợ cho các chương trình xấy dựng công trình công cộng lớn.

Mặc dù vậy vào năm 1998, các dự án xây dựng công trình công cộng của Nhật Bản vẫn khổng thể kích đủ cầu để chấm dứt giai đoạn trì trệ của nền kinh tế. Trong tình tế tuyệt vọng, chính phủ Nhật Bản đã buộc phải tiến hành các chính sách "tái cơ cấu" nhằm thu hút nguồn tiền dư thừa đang được đầu cơ ở các thị trường chứng khoán và bất động sản. Thật không may là các chính sách kinh tế này đã khiến Nhật Bản rơi vào thời kỳ giảm phát liên tục trong nhiều năm từ năm 1999 đến 2004. Ngân hàng Nhật Bản đã sử dụng biện pháp nới lỏng định lượng để làm tăng nguồn cung tiền quốc gia nhằm thúc đẩy kỳ vọng về lạm phát qua đó phát triển kinh tế. Ban đầu chính sách này đã thất bại trong việc đem đến sự phát triển cho nền kinh tế nhưng lại bắt đầu có ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát. Cuối năm 2005, nền kinh tế cuối cùng cũng cho thấy những dấu hiệu hồi phục. Tăng trưởng GDP trong năm 2005 đã đạt 2,8% trong đó riêng quý 4 có mức tăng trưởng là 5,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.[58] Không giống như các cuộc phục hồi trước đây, tiêu dùng nội địa là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng.

Mặc dù đã giảm lãi suất xuống gần mức 0% trong một thời gian dài, nhưng chiến lược nới lỏng định lượng vẫn không đạt được thành công trong việc ngăn chặn giảm phát.[59] Điều này khiến một số nhà kinh tế học, chẳng hạn như Paul Krugman và một số chính trị gia Nhật Bản lên tiếng ủng hộ việc tạo ra kỳ vọng lạm phát cao hơn.[60] Vào tháng 7 năm 2006, chính sách giảm mức lãi suất bằng 0% kết thúc. Năm 2008, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn duy trì mức lãi suất thấp nhất trong các nước phát triển nhưng giảm phát vẫn chưa được loại bỏ[61] và chỉ số Nikkei 225 đã giảm tới 50% điểm (giai đoạn từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 12 năm 2008). Mắc dù vậy vào ngày 05 tháng 04 năm 2013, Ngân hàng Nhật Bản ra tuyên bố rằng họ sẽ mua 60-70 nghìn tỷ Yên trái phiếu và chứng khoán nhằm loại bỏ tình trạng giảm phát bằng cách tăng gấp đôi lượng cung tiền ở Nhật Bản trong vòng hai năm. Thị trường trên khắp thế giới đã có những phản hồi tích cực với các chính sách mang tính chủ động hiện hành của chính phủ khi mà chỉ số Nikkei 225 đã tăng hơn 42% điểm kể từ tháng 11 năm 2012.[62] The Economist cho rằng những điều chỉnh mang tính tích cực đối với luật phá sản, luật chuyển nhượng đất và luật thuế sẽ hỗ trợ nền kinh tế Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hàng đầu của gần 15 quốc gia thương mại trên toàn thế giới.

Tháng 12 năm 2018, một thỏa thuận thương mại tự do giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã được thông qua và có hiệu lực vào tháng 2 năm 2019. Thỏa thuận này đã tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới chiếm tới 1/3 tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Thỏa thuận này giúp giảm 10% thuế hải quan đánh lên các mặt hàng ô tô xuất khẩu của Nhật Bản, 30% thuế đối với pho mát và 10% đối với sản phẩm rượu vang đồng thời mở ra sự phát triển của hoạt động xuất khẩu dịch vụ.[63]

Vào tháng 1 năm 2020, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên vố rằng Đại dịch COVID-19 ở Nhật Bản khiến chính phủ phải ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia[64] đã khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau thế chiến thứ 2.[65] Jun Saito thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản nhận định rằng đại dịch đã giáng "đòn cuối cùng" vào nền kinh tế lâu đời của Nhật Bản, vốn sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong năm 2018.[66]

Khoảng dưới một phần tư người Nhật kỳ vọng điều kiện sinh sống sẽ được cải thiện trong những thập kỷ tới.[67]

Vào ngày 23 tháng 10 năm 2020, Nhật Bản và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chính thức ký kết thỏa thuận thương mại tự do đầu tiên kể từ hậu Brexit, thỏa thuận này sẽ thúc đẩy thương mại giữa Nhật Bản và Vương quốc Anh lên khoảng 15,2 tỷ bảng Anh khi miễn thuế đối với 99% hàng hóa xuất khẩu của Anh sang Nhật Bản. [68][69]

Vào ngày 15 tháng 2 năm 2021, chỉ số trung bình Nikkei đã phá vỡ điểm chuẩn 30k, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 1991.[70] Nguyên nhân là sự hồi phục mạnh mẽ đối với thu nhập của doanh nghiệp, dữ liệu GDP và sự lạc quan đối với sự xuất hiện của vắc-xin COVID-19.[70]

Trong năm kết thúc vào tháng 3 năm 2021, Tập đoàn SoftBank đã đạt lợi nhuận ròng kỷ lục 45,88 tỷ đô la, phần lớn là do sự ra mắt của công ty thương mại điện tử Coupang.[71] Đây là mức lợi nhuận hàng năm lớn nhất mà một công ty Nhật Bản đạt được trong lịch sử.[71]

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Bài chi tiết: en:Economic history of China before 1912, en:Economic history of China (1912–1949), en:Economic history of China (1949–present), và Cải cách kinh tế Trung Quốc

Trong lịch sử, Trung Quốc từng là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong suốt gần hai thiên niên kỷ từ thế kỷ I đến thế kỷ XIX.[39][84][85][86][87] GDP của Trung Quốc từng chiếm tới khoảng một phần tư GDP toàn cầu cho đến cuối những năm 1700 và khoảng một phần ba vào năm 1820 khi Cách mạng Công nghiệp bắt đầu ở Anh.[88][89][90][91] GDP của Trung Quốc vào năm 1820 lớn gấp sáu lần của Anh, nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu - và gần hai mươi lần GDP của Hoa Kỳ là một quốc gia còn non trẻ vào thời điểm đó.[92]

Trung Quốc bắt đầu thực hiện các các chính sách cải cách kinh tế vào năm 1978 dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình.[4][40] Công cuộc cải cách đã biến Trung Quốc trở thành cường quốc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng trung bình là 10% trong vòng 30 năm.[41][42] Kể từ sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1982, Đại hội đã thống nhất đặt tên cho đường lối phát triển kinh tế này là "Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc".[93]

Sau 40 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng. GDP của Trung Quốc năm 1978 chỉ dưới 150 tỷ USD, đến năm 2017 đã tăng lên 12.000 tỷ USD (tăng 80 lần theo giá trị tuyệt đối và 30 lần nếu trừ đi yếu tố lạm phát), đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP toàn cầu đã tăng từ 1,8% (năm 1978) lên 15,2% (năm 2017). Năm 2013, tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nước có hoạt động thương mại lớn nhất thế giới. Năm 2014, theo tính toán sức mua tương đương (PPP), quy mô kinh tế Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất ô-tô lớn nhất thế giới tính về sản lượng hàng năm vào tháng 12/2009, và hiện nay Trung Quốc sản xuất nhiều ô-tô hơn cả của Mỹ, Nhật Bản và Đức cộng lại[94].

Trung Quốc đã phát triển thành một nền kinh tế có mức độ đa dạng hóa cao và là một trong những nước đóng vai trò quan trọng nhất trong thương mại quốc tế. Các lĩnh vực chính của nền kinh tế Trung Quốc có sức mạnh cạnh tranh bao gồm sản xuất, bán lẻ, khai khoáng, thép, dệt may, ô tô, năng lượng, năng lượng xanh, ngân hàng, điện tử, viễn thông, bất động sản, thương mại điện tử và du lịch. Trung Quốc có ba trong số mười sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất trên thế giới [95] gồm Thượng Hải, Hồng Kông và Thâm Quyến— ba sàn này có tổng giá trị vốn hóa thị trường hơn 15,9 nghìn tỷ đô la, tính đến tháng 10 năm 2020 [96]. Trung Quốc có bốn trong số mười trung tâm tài chính cạnh tranh nhất thế giới (Thượng Hải, Hồng Kông, Bắc Kinh và Thâm Quyến), nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu năm 2020 [97]. Đến năm 2035, bốn thành phố của Trung Quốc (Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và Thâm Quyến) dự kiến ​​sẽ nằm trong số mười thành phố lớn nhất toàn cầu tính theo GDP danh nghĩa theo một báo cáo của Oxford Economics [98].

Kinh tế địa phươngSửa đổi

Xem thêm: en:Megalopolises in China và en:List of cities in China
Phân bổ GDP ở Trung Quốc

Sự phát triển không đồng đều của hệ thống giao thông và những khác biệt quan trọng về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, cở sở hạ tầng công nghiệp của từng vùng đã tạo ra những khác biệt trong trình độ phát triển kinh tế và thu nhập bình quân giữa các khu vực và các tỉnh tại Trung Quốc.

Các tỉnh nằm ở bờ biển phía Đông phát triển kinh tế nhanh hơn so với các tỉnh nằm sâu trong nội địa ở phía Tây và có sự chênh lệch lớn về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng. Ba khu vực giàu có nhất là Đồng bằng sông Dương Tử ở phía Đông Trung Quốc; Châu thổ sông Châu Giang ở phía Nam Trung Quốc; và vùng Jing-Jin-Ji ở phía Bắc Trung Quốc. Chính sự phát triển nhanh chóng của những khu vực này được cho là sẽ có tác động đáng kể nhất đối với nền kinh tế khu vực châu Á nói chung và những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc thiết kế các chính sách nhằm loại bỏ những trở ngại đối với tốc độ tăng trưởng ở những khu vực giàu có nhất này. Đến năm 2035, bốn thành phố của Trung Quốc (Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và Thâm Quyến) được dự đoán sẽ nằm trong số mười thành phố lớn nhất toàn cầu theo GDP danh nghĩa theo cho một báo cáo của Oxford Economics.[99]

Các tỉnh ở Trung QuốcSửa đổi

Xem thêm: en:ist of Chinese administrative divisions by GDP, en:List of Chinese administrative divisions by GDP per capita, và en:List of Chinese prefecture-level cities by GDP per capita
Tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc theo thập kỷ kể từ những năm 1960, với tốc độ ước tính cho những năm 2020 từ Bloomberg Terminal (WRGDCHIN)

Kể từ năm 2015 Trung Quốc là quốc gia có số lượng người dân thuộc tầng lớp trung lưu nhiều nhất thế giới[100] với quy mô 400 triệu người vào năm 2018[101] và dự kiến ​​sẽ đạt 1,2 tỷ vào năm 2027, chiếm 1/4 tổng số toàn cầu.[102] Tính đến năm 2018, Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng tỷ phú và thứ hai về số triệu phú - có 658 tỷ phú là người Trung Quốc[62] 3,5 triệu người là triệu phú.[63] Vào năm 2019, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc có số người giàu nhiều nhất trên thế giới theo báo cáo tài sản toàn cầu của Credit Suisse.[103][104] Nói cách khác, tính đến năm 2019, có một trăm triệu người Trung Quốc nằm trong top mười phần trăm những người giàu nhất trên thế giới - những người có tài sản cá nhân ròng tối thiểu là 110.000 đô la.[105] Năm 2020, Trung Quốc có số lượng tỷ phú cao nhất thế giới, nhiều hơn cả Mỹ và Ấn Độ cộng lại[106] và tính đến tháng 3 năm 2021, số lượng tỷ phú ở Trung Quốc đạt 1.058 người với tổng số tài sản cộng lại lên đến 4,5 nghìn tỷ đô la Mỹ.[107] Theo Hurun Global Rich List năm 2021, Trung Quốc là quê hương của sáu trong số mười thành phố hàng đầu thế giới (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Hồng Kông, Hàng Châu và Quảng Châu lần lượt xếp ở các vị trí thứ 1, 2, 4, 5, 8 và 9) về số lượng tỷ phú, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.[108]

Bài chi tiết: en:List of Chinese administrative divisions by GDP và en:Comparison between Chinese provinces and sovereign states by GDP PPP

Có 33 đơn vị hành chính ở Trung Quốc. Dưới đây là các đơn vị hành chính hàng đầu ở Trung Quốc được xếp hạng theo GDP năm 2017,[109] GDP được chuyển đổi từ CNY sang USD với tỷ giá hối đoái là 6,7518 CNY / USD.[110]

10 tỉnh hàng đầu theo GDP năm 2017[109] PPP: viết tắt của sức mua tương đương;
Danh nghĩa: 6,7518 CNY / Đô la Mỹ; PPP: 3,5063 CNY / Đô la quốc tế
(dựa trên IMF WEO tháng 4 năm 2018)[110]Tỉnh GDP (tỷ) GDP bình quân Dân số
giữa năm
(nghìn) Hạng CN¥ Danh nghĩa
(US$) PPP
(intl$.) tốc độ tăng trưởng
thực tế
(%) Tỷ lệ
(%) Hạng CN¥ Danh nghĩa
(US$) PPP
(intl$.) Tỷ lệ
(%)
Trung Quốc 82,712.20 12,250.39 23,589.60 6.9 100 59,660 8,836 17,015 100 1,386,395
Quảng Đông 1 8,987.92 1,331.19 2,563.36 7.5 10.87 8 81,089 12,010 23,127 136 109,240
Giang Tô 2 8,590.09 1,272.27 2,449.90 7.2 10.39 4 107,189 17,176 32,570 180 79,875
Sơn Đông 3 7,267.82 1,076.43 2,072.79 7.4 8.79 9 72,851 10,790 20,777 122 99,470
Chiết Giang 4 5,176.83 766.73 1,476.44 7.8 6.26 5 92,057 13,634 26,255 154 55,645
Hà Nam 5 4,498.82 666.31 1,283.07 7.8 5.44 19 47,129 6,980 13,441 79 95,062
Tứ Xuyên 6 3,698.02 547.71 1,054.68 8.1 4.47 22 44,651 6,613 12,735 75 82,330
Hồ Bắc 7 3,652.30 540.94 1,041.64 7.8 4.42 11 61,971 9,179 17,674 104 58,685
Hà Bắc 8 3,596.40 532.66 1,025.70 6.7 4.35 18 47,985 7,107 13,685 80 74,475
Hồ Nam 9 3,459.06 512.32 986.53 8.0 4.18 16 50,563 7,489 14,421 85 68,025
Phúc Kiến 10 3,229.83 478.37 921.15 8.1 3.90 6 82,976 12,289 23,665 139 38,565

Hồng Kông và Ma CaoSửa đổi

Bài chi tiết: en:Economy of Hong Kong và en:Economy of Macau

Theo chính sách Một quốc gia, Hai chế độ, nền kinh tế của các thuộc địa cũ châu Âu là Hồng Kông và Ma Cao độc lập với nền kinh tế đại lục. Cả Hồng Kông và Ma Cao đều được tự do đàm phán về kinh tế với nước ngoài cũng như là thành viên đầy đủ trong các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hải quan Thế giới, Tổ chức Thương mại Thế giới và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), với tên thường sử dụng lần lượt là "Hồng Kông, Trung Quốc" và "Ma Cao, Trung Quốc". Hồng Kông và thuộc địa của Bồ Đào Nha là Ma Cao được phép thực thi các chính sách kinh tế khác biệt với Trung Quốc Đại Lục, bản thân Hồng Kông và Ma Cao cũng có những khác biệt trong các chính sách này.

Sự phát triển kinh tếSửa đổi

Xem thêm: en:List of administrative divisions of the People's Republic of China by Human Development Index
Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển lớn khác tính theo GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (1990–2013) khi tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc (màu xanh lam) là rõ ràng nhất[111]

Các cải cách kinh tế được thực hiện vào năm 1978 đã đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu của thế giới. Sự phát triển kinh tế thần kỳ của Thâm Quyến đã khiến thành phố này được nhiều người coi là Thung lũng Silicon thứ hai của thế giới.[112][113][114][115] Các tỉnh thuộc vùng duyên hải Trung Quốc phía đông[116] phần đa có nền công nghiệp hóa phát triển trong khi các tỉnh nằm sâu trong phần nội địa phía tây lại kém phát triển hơn.

Trung Quốc so với Thế giới theo GDP danh nghĩa trên đầu người năm 2020[117]

Để định hướng phát triển kinh tế, chính quyền trung ương Trung Quốc đã thông qua "kế hoạch 5 năm" đã trình bày chi tiết các ưu tiên trong sự phát triển kinh tế và các chính sách thiết yếu. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021–2025) hiện đang được thực hiện, với trọng tâm là tăng trưởng dựa trên sức mạnh tiêu dùng nội địa và khả năng tự cung cấp công nghệ trong tiến trình Trung Quốc phát triển từ nền kinh tế có thu nhập trên trung bình thành nền kinh tế có thu nhập cao.[118] Trong tiến trình này, khu vực công vẫn đóng vai trò là trung tâm của nền kinh tế Trung Quốc.[119] Sự phát triển này được cho là phù hợp với các mục tiêu lập kế hoạch của chính quyền trung ương Trung Quốc để đạt được "mục tiêu 2 bách niên", với trọng điểm là biến Trung Quốc trở thành một "xã hôi hiện đại thịnh vượng về mọi mặt" trong năm 2021 và mục tiêu hiện đại hóa đưa Trung Quốc trở thành một "quốc gia phát triển toàn diện" vào năm 2049, năm sẽ đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[120]

Các khu vực trên thế giới tính theo tổng tài sản (nghìn tỷ USD) năm 2018
Tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2019

Giống như Nhật Bản và Hàn Quốc trước đó, Trung Quốc đã phát triển ổn định, nâng cao mức thu nhập và mức sống của người dân trong đồng thời sản xuất hàng hóa tiêu thụ trên toàn cầu. Từ năm 1978 đến năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng từ 153 đô la lên 10.261 đô la.[121] Thặng dư tài khoản vãng lai đã tăng gấp 53 lần trong giai đoạn từ 1982 đến 2015 - 5,7 tỷ đô la lên 304 tỷ đô la.[122] Trong thời gian này, Trung Quốc cũng trở thành một cường quốc công nghiệp, từ việc vượt ra khỏi những thành công ban đầu trong lĩnh vực có mức lương thấp như quần áo và giày dép để chuyển dần sang các sản phẩm hàng hóa phức tạp đòi hỏi hàm lượng kiến thức cao như máy tính, dược phẩm và ô tô. Các nhà máy của Trung Quốc đã tạo ra 3.700 tỷ USD giá trị gia tăng sản xuất thực tế, nhiều hơn cả Mỹ, Hàn Quốc, Đức và Anh cộng lại. Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc được hưởng lợi nhờ vào thị trường nội địa lớn nhất thế giới, quy mô sản xuất lớn và chuỗi cung ứng sản xuất phát triển.[123]

Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc vẫn chưa rõ là có thể duy trì được trong bao lâu. Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 11, Trung Quốc cần duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm 8% trong tương lai gần. Ban lãnh đạo lập luận rằng chỉ với mức tăng trưởng như vậy, Trung Quốc mới có thể tiếp tục phát triển sức mạnh công nghiệp, nâng cao mức sống của người dân và khắc phục tình trạng bất bình đẳng đang gia tăng trên khắp đất nước. Tuy nhiên, trước đây chưa từng có quốc gia nào duy trì được tốc độ tăng trưởng mà Trung Quốc đưa ra. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, ở một mức độ nào đó, giai đoạn phát triển kinh tế Trung Quốc là thời kỳ mà việc phát triển là dễ hơn so với trước kia. Trong những năm 1980, Trung Quốc đã chuyển đổi ngành nông nghiệp rộng lớn và kém hiệu quả của mình, giải phóng nông dân khỏi sự gò bó của nền kinh tế kế hoạch và đã cải cách thành công. Trong những năm 1990, nước này cũng bắt đầu tái cấu trúc khu vực công nghiệp trì trệ của mình bằng cách lần đầu tiên mở cửa để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Những chính sách này đã thúc đẩy sự tăng trưởng phi thường của đất nước. Thay vào đó, Trung Quốc đã phải thực hiện điều mà nhiều người coi là bước cuối cùng để hướng tới nền kinh tế thị trường là tự doa hóa khu vực ngân hàng và bắt đầu thiết lập thị trường vốn. Theo một bài báo trên Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương của Mete Feridun thuộc Trường Kinh doanh Đại học Greenwich và Abdul Jalil đến từ Đại học Vũ Hán ở Trung Quốc, sự phát triển của ngành tài chính sẽ giúp giảm thiểu sự bất bình đẳng trong thu nhập của Trung Quốc.[124] Tuy nhiên, tiến trình này đã diễn ra một cách không hề dễ dàng. Tính đến năm 2004, các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc vẫn chỉ được tái cơ cấu một phần trong khi các ngân hàng đang phải đối mặt với gánh nặng lên đến hơn 205 tỷ đô la (1.700 tỷ NDT) các khoản nợ xấu, khả năng thu hồi số tiền này gần như bằng 0. Trung Quốc áp dụng tỷ giá hối đoái thả nổi và có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với cả tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.[125]

Vào giữa năm 2014, Trung Quốc tuyên bố họ đang thực hiện các bước để thúc đẩy nền kinh tế đang có dấu hiệu phát triển chậm lại khi mà vào thời điểm đó, lãi suất đang ở mức 7,4% mỗi năm. Các biện pháp bao gồm kế hoạch xây dựng mạng lưới giao thông nhiều tầng, bao gồm cả hệ thống đường sắt, đường bộ và đường hàng không để tạo ra một vành đai kinh tế mới dọc theo Sông Dương Tử.[126]

Bảng dưới đây cho thấy xu thế tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc theo giá thị trường do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính. Đơn vị tính là triệu Nhân dân tệ.[127][128]

Năm Tổng sản phẩm quốc nội Tỷ giá hối đoái Yuan/Dollar Chỉ số lạm phát (2000=100)
1955 91.000
1960 145.700
1965 171.600
1970 225.300
1975 299.700
1980 460.906 1,49 25
1985 896.440 2,93 30
1990 1.854.790 4,78 49
1995 6.079.400 8,35 91
2000 9.921.500 8,27 100
2005 18.232.100 8,19 106

Nếu so sánh theo sức mua tương đương, áp dụng tỷ giá Yuan/Dollar bằng 2,05.

Phóng đại các chỉ số kinh tếSửa đổi

Các tỉnh và thành phố của Trung Quốc từ lâu đã bị nghi ngờ về việc nấu phòng đại các chỉ tiêu kinh tế của mình do các quan chức chính quyền địa phương thường được đánh giá dựa trên mức độ hoạt đông hiệu quả của kinh tế.[129] Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tuyên bố các con số tăng trưởng đã được giám sát chặt chẽ hơn khi mà các nhà quan sát trong nước và quốc tế đều cáo buộc chính phủ đã tự phóng đại quy mô của nền kinh tế.[130][131] Dưới đây là một số vụ khai khống các chỉ tiêu kinh tế đã bị phát hiện:

  • Khu Tân Hải Mới ở thành phố Thiên Tân phía bắc Trung Quốc từng khai khống số liệu GDP cao gấp một phần ba lần so với số liệu trên thực tế ở mức 665 tỷ NDT (103 tỷ USD).
  • Chính phủ của Nội Mông cũng tuyên bố rằng khoảng 40% sản lượng công nghiệp của khu vực được báo cáo trong năm 2016, cũng như 26% doanh thu tài chính không tồn tại trên thực tế.
  • Liêu Ninh, nơi thường được gọi là vành đai rỉ sét của Trung Quốc, thừa nhận vào năm 2017 rằng số liệu GDP địa phương từ năm 2011 đến năm 2014 đã bị khai khống tăng thêm 20%.

Một cuộc khảo sát của The Wall Street Journal với 64 nhà kinh tế được chọn chỉ ra rằng có tới 96% người được hỏi cho rằng ước tính GDP của Trung Quốc không "phản ánh chính xác quy mô thực tế của nền kinh tế Trung Quốc."[132] Tuy nhiên, hơn một nửa số nhà kinh tế trong cuộc khảo sát ước tính rằng tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc nằm trong khoảng 5% đến 7%, con số này vẫn thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố rằng ông còn lâu mới tin tưởng vào ước tính GDP của đất nước, ông cho rằng các ước tính này đã bị "nhân tạo" do đó không đáng tin cậy theo một tài liệu bị rò rỉ từ năm 2007 do WikiLeaks thu được. Ông cho biết các công bố dữ liệu của chính phủ, đặc biệt là số liệu GDP, nên được sử dụng "chỉ để tham khảo".[133]

Các nhà phân tích như Wilbur Ross và Donald Straszheim tin rằng tăng trưởng kinh tế gần đây của Trung Quốc đã bị phóng đại quá mức và ước tính tốc độ tăng trưởng chỉ rơi vào khoảng 4% hoặc thậm chí là thấp hơn.[134] Theo Chang-Tai Hsieh, một nhà kinh tế học tại Trường Đại học Kinh doanh Chicago Booth và cộng sự nghiên cứu của mình đến từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, Michael Zheng Song là giáo sư kinh tế tại Đại học Trung văn Hương Cảng và các đồng tác giả, quy mô nền kinh tế Trung Quốc là không lớn như những gì chính phủ Trung Quốc tuyên bố vào năm 2016. Trong bài nghiên cứu của họ được xuất bản bởi Viện Brookings, họ đã điều chỉnh GDP của Trung Quốc theo chuỗi thời gian lịch sử bằng cách sử dụng những dữ liệu về thuế giá trị gia tăng mà họ cho biết là "có khả năng chống gian lận và giả mạo cao".[135][136] Họ phát hiện ra rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể đã bị phóng đại 1,7% mỗi năm từ năm 2008 đến năm 2016, có nghĩa là chính phủ đã phóng đại quy mô của nền kinh tế Trung Quốc lên đến từ 12-16% trong năm 2016.[136][137]

Đánh giá thấp nền kinh tếSửa đổi

Một số học giả và tổ chức phương Tây đã ủng hộ tuyên bố rằng nền kinh tế Trung Quốc cũng có thể đã bị đánh giá thấp hơn so với thực tế.[138][139][140][141][142][143][144] Một bài báo của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ tuyên bố rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể cao hơn những gì được báo cáo như các số liệu thống kê chính thức.[145] Một bài báo của Hunter Clarka, Maxim Pinkovskiya và Xavier Sala-i-Martin được xuất bản bởi Elsevier Science Direct vào năm 2018 sử dụng một phương pháp sáng tạo về ánh sáng ban đêm được vệ tinh ghi lại được các tác giả cho là phương pháp hữu hiệu nhất làm công cụ dự đoán thiên vị về sự tăng trưởng kinh tế ở các thành phố của Trung Quốc. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cao hơn số liệu báo cáo chính thức.[138]

Chỉ số Lý Khắc Cường là một phép đo thay thế về hiệu suất kinh tế Trung Quốc bằng cách sử dụng ba biến số mà ông Lý ưa thích.[146] Các phép đo vệ tinh về mức độ ô nhiễm ánh sáng được một số nhà phân tích sử dụng để lập mô hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và cho thấy các con số về tốc độ tăng trưởng gần đây trong dữ liệu chính thức của Trung Quốc là đáng tin cậy mặc dù vẫn có khả năng các con số này đã được dàn xếp.[147] Theo một bài báo của Ngân hàng Dự trữ Liên bang St Louis, số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc được cho là chất lượng hơn so với các nước đang phát triển, thu nhập trung bình và thu nhập thấp thấp. Năm 2016, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 83 trong số các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, tăng so với mức 38 của năm 2004.[148] Một nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco phát hiện rằng thống kê GDP chính thức của Trung Quốc "tương quan có ý nghĩa và tỷ lệ thuận" với những đo lường bên ngoài có thể xác minh được của các hoạt động kinh tế như dữ liệu xuất nhập khẩu từ các đối tác thương mại của Trung Quốc, ngụ ý rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc không thấp hơn những minh họa chính thức đã được chỉ ra.[141]

Nghiên cứu của Daniel Rosen và Beibei Bao, được xuất bản bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế vào năm 2015, cho thấy GDP năm 2008 thực sự lớn hơn 13-16% so với dữ liệu chính thức, trong khi GDP năm 2013 chính xác là 10.500 tỷ đô la. thay vì con số chính thức là 9.500 tỷ đô la.[142] Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Arvind Subramanian, một cựu nhà kinh tế học tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và một thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc theo sức mua tương đương vào năm 2010 là khoảng 14.800 tỷ USD, cao hơn so với ước tính chính thức là 10.100 tỷ USD của IMF, có nghĩa là GDP của Trung Quốc đã bị đánh giá thấp hơn 47%.[149]

Chính sách phát triển vùng kinh tếSửa đổi

Các chiến lược dưới đây hướng tới các khu vực tương đối nghèo hơn ở Trung Quốc trong nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng bất bình đẳng:

  • Chiến lược phát triển miền Tây, được thiết kế để nâng cao tình hình kinh tế của các tỉnh miền Tây thông qua việc đầu tư và phát triển các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
  • Chiến lược phục hồi Đông Bắc Trung Quốc được thực hiện hướng tới mục tiêu trẻ hóa các cơ sở công nghiệp ở vùng Đông Bắc Trung Quốc bao gồm ba tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh cùng với năm tỉnh ở phía đông khu vực Nội Mông.
  • Kế hoạch trỗi dậy của Trung Quốc đẩy nhanh sự phát triển của các khu vực ở trung tâm bao gồm sáu tỉnh: Sơn Tây, Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam và Giang Tây.
  • Chiến lược Mặt trận thứ ba tập trung vào các tỉnh ở khu vực Tây Nam bộ.

Đầu tư ra nước ngoài:

  • Chiến lược Go Global nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài.

Các dự án trọng điểm quốc giaSửa đổi

Dự án "Truyền tải điện từ Tây sang Đông", "Truyền tải khí từ Tây sang Đông" và "Dự án chuyển nước Nam-Bắc" là ba dự án chiến lược quan trọng của chính phủ Trung Quốc nhằm tái thiết lập tổng thể 12 tỷ mét khối mỗi năm. Việc xây dựng dự án "Chuyển nước Nam-Bắc" được chính thức khởi động vào ngày 27 tháng 12 năm 2002 và hoàn thành giai đoạn I dự kiến ​​vào năm 2010 sẽ làm giảm tình trạng thiếu nước trầm trọng ở khu vực miền bắc Trung Quốc và tạo ra sự phân bổ hợp lý các nguồn nước đến từ các thung lũng của sông Dương Tử, Hoàng Hà, Hoài Hà và Hải Hà.[150]

Nông nghiệpSửa đổi

Bài chi tiết: Nông nghiệp Trung Quốc
Sản xuất lúa mỳ từ 1961-2004. Số liệu từ FAO, năm 2005. Trục Y: sản lượng tính theo tấn.

Các sản phẩm nông nghiệp chính: lúa, lúa mì, khoai tây, lúa miến, lạc, chè, kê, lúa mạch, bông vải, hạt dầu, thịt lợn, cá.

Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng nông sản. Chỉ khoảng một nửa lực lượng lao động của Trung Quốc làm việc trong ngành nông nghiệp, dù cho chỉ có 15,4% diện tích đất đai có thể canh tác được.

Trung Quốc có hơn 300 triệu nông dân, chiếm một phần hai lực lượng lao động. Phần lớn trong số họ canh tác trên những mảnh đất nhỏ bé nếu so với những nông trại Mỹ. Trên thực tế, tất cả đất canh tác đều được sử dụng để trồng cây lương thực, và Trung Quốc nằm trong nhóm các quốc gia sản xuất hàng đầu về lúa gạo, khoai tây, lúa miến, kê, lạc và thịt lợn. Các sản phẩm phi thực phẩm khác có: bông vải, các loại sợi khác, hạt có dầu đã giúp Trung Quốc có được một tỷ lệ nhỏ trong doanh thu ngoại thương. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu như rau, quả, cá, tôm cua, ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, các sản phẩm thịt được xuất khẩu sang Hồng Kông. Sản lượng thu hoạch cao nhờ canh tác tập trung, nhưng Trung Quốc hy vọng tăng sản lượng nông nghiệp hơn nữa thông qua các giống cây trồng được cải thiện, phân bón và công nghệ.

Theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc, trong năm 2003, dân số Trung Quốc đã chiếm 20% dân số thế giới nhưng Trung Quốc chỉ có 7% đất canh tác được của toàn thế giới.[151]

Thịt lợn là một phần quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 90 gam mỗi người trên ngày. Giá thức ăn cho gia súc và gia cầm tăng trên phạm vi toàn cầu do ảnh hưởng của nhu cầu dùng ngô để sản xuất êtanol gia tăng đã làm tăng giá thịt lợn ở Trung Quốc năm 2007. Chi phí sản xuất tăng cộng với lượng cầu thịt lợn tăng do việc tăng lương đã đẩy giá thịt lợn càng lên cao hơn. Nhà nước đối phó bằng cách trợ cấp giá thịt lợn cung cấp cho sinh viên và những người nghèo ở đô thị và kêu gọi gia tăng sản lượng thịt lợn. Biện pháp tung dự trữ thịt lợn chiến lược của quốc gia đã được xem xét.[152]

Nông thônSửa đổi

Năm 1978, Trung Quốc phát động phong trào hiện đại hoá nông thôn, bãi bỏ chính sách tập thể hoá. Người nông dân được phát ruộng, phát đất để trồng trọt, được đem nông phẩm ra chợ bán tự do. Ngay từ năm 1980, đời sống của người nông dân có những bước biến chuyển. Nhưng đến khoảng năm 1990 thì sự quan tâm của chính quyền tập trung vào sự phát triển của các đô thị, của các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu, và quá trình toàn cầu hoá.[153]

Sau một thời gian ngắn ngủi, làm ăn bắt đầu khấm khá trở lại vào những năm 80, tình hình nông thôn lại một lần nữa xuống cấp: thuế má ngày càng nhiều, chi phí sản xuất tăng, học phí cho con cái tăng, các dịch vụ y tế thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm, nạn thất nghiệp tràn lan. Hố sâu giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn.[153]

Mặc dù Trung Quốc đã áp dụng chế độ hộ khẩu chặt chẽ, số lao động thừa ở nông thôn buộc phải dồn ra thành thì làm dân công. Dân công là những người làm công nhật, không có hợp đồng, không có bảo hiểm xã hội. Họ bị cấm không được phép làm một số nghề, tại Bắc Kinh danh sách các nghề dân công bị cấm năm 1996 là 15 nghề, đến năm 2000 họ bị cấm làm hơn 100 nghề. Dân công là những người bị đánh thuế nhiều nhất và cũng là những người bị khinh rẻ nhất ở các đô thị. Với mức thu nhập thấp họ lại còn phải đóng góp cao hơn dân thành thị để con cái được đi học. Dân công nữ bị phân biệt đối xử và chịu nhiều thiệt thòi hơn nam dân công và một số trong họ đã phải làm gái điếm sau một thời gian lên thành phố[153].

Năm 2004, số liệu thống kê cho biết rằng số dân nghèo đến mức tối đa (tính theo tiêu chuẩn dưới 75USD/người/năm) ở Trung Quốc, lần đầu tiên đã tăng lên sau 25 năm, và đa số những người này là nông dân. Vào mùa xuân năm 2005, đã nổ ra những vụ tranh giành đất đai giữa nông dân và các quan chức địa phương, cũng như đã có những cuộc biểu tình của nông dân chống việc các nhà hữu trách đã để cho các chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường của mình. Không những nông thôn thiếu đất trồng trọt, mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp vì phải dành đất cho công nghiệp hóa. Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới. Hơn 190 triệu nông dân sống trong một môi trường không lành mạnh, nước sông, nước hồ phần lớn đều bị ô nhiễm.[153]

Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với nông thôn, cộng với các hủ tục còn tồn tại ở nông thôn đối với người phụ nữ, khiến cho họ lâm vào một hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay, tỷ lệ tự tử của phụ nữ Trung Quốc thuộc vào hàng cao trên thế giới.[153]

Trung Quốc trở thành một 'phép màu kinh tế' thế giới ra sao?

Chụp lại video,

'Tôi thật tự hào được tham gia duyệt binh'

Trung Quốc mất chưa đầy 70 năm để thoát khỏi sự cô lập và trở thành một trong những cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong khi đất nước này đang kỷ niệm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chúng ta hãy nhìn lại những biến đổi đem lại sự giàu có chưa từng thấy cũng như sự bất bình đẳng sâu sắc ở cường quốc châu Á này.

"Khi Đảng Cộng sản mới bắt đầu lãnh đạo Trung Quốc, nó rất, rất nghèo," nhà kinh tế trưởng của DBS Chris Leung nói.

"Không có đối tác thương mại, không có mối quan hệ ngoại giao, họ đã dựa vào sự tự lực cánh sinh."

Quảng cáo

Trong 40 năm qua, Trung Quốc đã đưa ra một loạt các cải cách thị trường mang tính bước ngoặt để mở ra các tuyến thương mại và dòng vốn đầu tư, cuối cùng đã kéo hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Những năm 1950 đã chứng kiến ​​một trong những thảm họa lớn nhất của con người trong Thế kỷ 20. Bước Nhảy vọt Vĩ đại là nỗ lực của Mao Trạch Đông nhằm nhanh chóng công nghiệp hóa nền kinh tế nông dân của Trung Quốc, nhưng nó đã thất bại và 10-40 triệu người đã chết trong giai đoạn 1959-1961 - nạn đói thảm khốc nhất trong lịch sử loài người.

Tiếp theo đó là sự gián đoạn kinh tế của Cách mạng Văn hóa trong những năm 1960, một chiến dịch mà Mao phát động để loại bỏ các đối thủ của Đảng Cộng sản, nhưng cuối cùng đã phá hủy phần lớn kết cấu xã hội của đất nước.

TTO - Làn sóng Hallyu xóa nhòa biên giới văn hóa Hàn Quốc với thế giới. Cool Japan Nhật Bản - liều thuốc chữa lành ám ảnh chiến tranh và Trung Quốc với tham vọng thành quốc gia có nền công nghiệp văn hóa lớn nhất hành tinh. Họ đã thực hiện ra sao?

  • Công nghiệp văn hóa ở các quốc gia: Những lựa chọn kinh điển
  • Công nghiệp văn hóa Việt Nam: Bức chân dung khuyết
  • Công nghiệp văn hóa: Một bước đi trên Con đường Việt Nam

Parasite và đạo diễn Bong Joon Ho với chiến thắng ở Cannes và các hạng mục quan trọng nhất của Giải Oscar lần thứ 92 là kết quả hành trình 20 năm sáng tạo của CJ với rất nhiều thử nghiệm thất bại để tích lũy kinh nghiệm đưa điện ảnh Hàn Quốc lên tầm cao thế giới.

Ở một quốc gia châu Á khác - nơi mà cách đây nửa thế kỷ, mối quan tâm lớn nhất là lương thực chứ không phải là rạp chiếu phim - làn sóng lớn sẽ xóa nhòa những đường biên giới để kimchi và kimbap tràn đến từng siêu thị ở châu Âu, châu Mỹ bắt đầu từ những khát vọng cá nhân.

Những động cơ vi mô đã làm nên sự chuyển động vĩ mô của cả một nền kinh tế sáng tạo.

Hàn Quốc - Từ nhà máy sản xuất bột mì đến thẳng phòng hội đồng quản trị DreamWorks - nơi bắt đầu làn sóng Hallyu

Ngày 18-5-1994, Bộ trưởng Khoa học kỹ thuật Hàn Quốc Lee Sang Hee đã báo cáo với Tổng thống Kim Young Sam về hiện tượng Jurassic Park: "Chỉ trong một năm, lợi nhuận từ Jurassic Park đã lên tới 850 triệu USD. Con số này tương đương với lợi nhuận thu được khi xuất khẩu 1,5 triệu chiếc xe ôtô".

Thời điểm đó, Hyundai đang vật lộn tại thị trường Bắc Mỹ và ngay cả trong năm 1986 - năm xuất khẩu thành công nhất của Hyundai - 168.882 xe bán ra tại Hoa Kỳ đã là con số kỷ lục.

Phép so sánh Jurassic Park với ôtô đã khiến cho hơn 20 doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc bao gồm cả Daewoo, SKC, Saehan... tiến quân sang lĩnh vực điện ảnh. Trong số đó có Cheil Jedang - một doanh nghiệp hơn 40 năm sản xuất đường ăn và bột mì.

Tháng 4-1995, Steven Spielberg, đạo diễn của Jurassic Park và là nhà sáng lập hãng phim DreamWorks, tuyên bố đối tác chiến lược của "nhà máy sản xuất những giấc mơ" với khoản đầu tư 300 triệu USD là một doanh nghiệp chế biến thực phẩm Hàn Quốc.

Doanh nghiệp thực phẩm đó chính là Cheil Jedang - ngày nay được cả thế giới biết đến với cái tên CJ Group - doanh nghiệp định hình việc ăn - mặc - nghe - xem - nhìn của hàng triệu người Hàn Quốc và châu Á, với doanh thu gần 60 tỉ USD mỗi năm từ các bộ phim bom tấn, giải thưởng âm nhạc, rạp chiếu phim, nhà hàng, ẩm thực...

Quyết định liều lĩnh của CJ bắt nguồn từ ước mơ đưa điện ảnh Hàn Quốc lên ngang tầm Hollywood. Với suy nghĩ nếu muốn tạo ra những sản phẩm văn hóa có thể so sánh được với thiên đường văn hóa phương Tây, nơi vẫn được coi là dòng chảy chủ lưu của văn hóa thế giới, thì nhất thiết phải thiết lập được một nền tảng - hệ thống có đủ sức cạnh tranh với phương Tây.

Và CJ đã đặt cược toàn bộ vận mệnh của doanh nghiệp vào quyết định đầu tư mạo hiểm này. 10 năm sau đó là một quá trình với vô vàn lần thử nghiệm và thất bại, số lần thất bại nhiều hơn số lần thành công. Nhưng mỗi lần thất bại là mỗi lần CJ rút ra một bài học thực tế có thể vạch ra con đường phát triển của không chỉ một doanh nghiệp, mà còn của nền công nghiệp văn hóa của cả một quốc gia.

Đến tháng 6-2013, Chính phủ Hàn Quốc chính thức vào cuộc, nắm vai trò nhạc trưởng chỉ huy màn trình diễn ngoạn mục của làn sóng Hallyu với Kế hoạch hành động để xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp sáng tạo, "mở ra kỷ nguyên hạnh phúc cho mỗi người dân Hàn Quốc thông qua nền kinh tế sáng tạo". Kế hoạch hành động đặt ra 3 mục tiêu:

1. Tạo việc làm mới và thị trường mới thông qua sáng tạo và đổi mới.

2. Khẳng định sức mạnh mềm Hàn Quốc trong vai trò lãnh đạo, dẫn dắt xu thế phát triển toàn cầu với sức ảnh hưởng của những thành tựu kinh tế sáng tạo.

3. Xây dựng một xã hội ưu việt nơi sáng tạo được tôn vinh và là động lực phát triển.

Ngân sách 5,3 tỉ USD được dành cho triển khai kế hoạch với 6 nhiệm vụ trọng tâm:

1. Ghi nhận những thành quả sáng tạo của các doanh nghiệp và tạo dựng một hệ sinh thái thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghiệp văn hóa ra đời và phát triển.

2. Tăng cường sức mạnh của các quỹ đầu tư mạo hiểm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp sáng tạo và hỗ trợ nâng cao năng lực của các doanh nghiệp này khi tham gia thị trường quốc tế.

3. Tạo động lực tăng trưởng để hình thành những thị trường mới, những lĩnh vực mới nhằm phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực trong nước.

4. Bồi dưỡng những tài năng sáng tạo có tầm vóc quốc tế, truyền cảm hứng và khát vọng vượt lên mọi thách thức để theo đuổi những hoài bão lớn.

5. Phát huy nội lực đổi mới sáng tạo của các ngành khoa học công nghệ và viễn thông tạo thành nền tảng vững chắc cho kinh tế sáng tạo.

6. Phát triển nền kinh tế văn hóa sáng tạo lớn mạnh cùng với sự phát triển của con người Hàn Quốc.

Hơn 20 hiệp hội, liên đoàn các ngành công nghiệp sáng tạo, trung tâm sáng tạo và bản quyền là các cơ quan kết nối, xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy hợp tác quốc tế phục vụ sự phát triển của các ngành công nghiệp sáng tạo liên tiếp được thành lập sau đó. Tiêu biểu là Trung tâm Sáng tạo nội dung Hàn Quốc (Korea Creative Content Agency KOCCA).

Đây là cơ quan chuyên hỗ trợ và thúc đẩy tất cả các hoạt động cho ngành công nghiệp sáng tạo nội dung bao gồm hoạt hình, phim điện ảnh và truyền hình, K-pop, trò chơi giải trí bằng cách thiết lập một hệ thống doanh nghiệp, hệ thống các chỉ số thống kê, đánh giá hiệu quả hoạt động và mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp với các khoản đầu tư, cho vay ưu đãi.

Sau 8 năm thực hiện Kế hoạch hành động, văn hóa đại chúng của Hàn Quốc hiện diện khắp toàn cầu, từ âm nhạc, phim truyền hình, điện ảnh cho đến ẩm thực, thời trang, văn hóa phẩm đi kèm…

Tính đến tháng 8-2020, Hàn Quốc đã thành lập 32 Trung tâm Văn hóa tại 28 quốc gia trên khắp châu Phi, châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu và châu Mỹ để quảng bá Hallyu.

Báo cáo của Quỹ Văn hóa Hàn Quốc đưa ra con số 89 triệu người hâm mộ Hallyu ở 113 quốc gia, trong đó hơn 70 triệu người ở châu Á, gần 12 triệu ở châu Mỹ và 6,6 triệu ở châu Âu… Sức mạnh mềm của Hàn Quốc đã lan tỏa khắp toàn cầu.

Poster sự kiện Universal Cool Japan với hình ảnh của những "đại sứ" công nghiệp văn hóa Nhật Bản: Thủy thủ Mặt trăng, Thám tử Conan và Godzilla

Nhật Bản - Cool Japan hay liều thuốc chữa lành những ám ảnh chiến tranh

Nhật Bản, quốc gia luôn có mặt ở Top 5 các quốc gia có ảnh hưởng "sức mạnh mềm" lớn nhất hành tinh trong gần 2 thập kỷ nay đã đặt trọng tâm chiến lược văn hóa Nhật Bản toàn cầu vào manga, anime và ẩm thực, với khẩu hiệu "Cool Japan" tạo ấn tượng về một Nhật Bản bình yên, tươi đẹp, trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc sống và biết ơn từng tạo vật của thiên nhiên.

Sau chiến tranh, đánh giá tiêu cực về sự áp đặt của đế quốc Nhật Bản đối với truyền thông và văn hóa trong thế chiến đã khiến chính phủ đương thời khá e dè trong thực thi các chính sách quản lý văn hóa một cách quy phạm.

Thay cho sự can thiệp quá sâu vào sự phát triển văn hóa, chính phủ chú trọng đến việc giới thiệu văn hóa Nhật Bản với thế giới nhờ vào các nguồn lực đến từ các ngành công nghiệp văn hóa đã nhanh chóng phát triển sau những năm 1960 do sự đổi mới tự thân là kết quả của sự giàu lên của thị trường trong nước.

Trong những năm 1970, chính phủ theo học thuyết Fukuda đã thực hiện một cách có hệ thống các chương trình ngoại giao văn hóa và trao đổi văn hóa bằng cách thành lập Quỹ Nhật Bản Japan Foundation, liên kết hoạt động với UNESCO và các tổ chức văn hóa xã hội các quốc gia đối tác để làm dịu đi tình cảm chống Nhật Bản ở Đông Nam Á là dư âm của những ký ức chiến tranh.

Vì thế "Cool Japan" đã trở thành khẩu hiệu tích hợp cả các mục tiêu chính trị và kinh tế của nước Nhật Bản mới.

Bộ Kinh tế và công thương đã thành lập Văn phòng Xúc tiến Cool Japan vào tháng 6-2010, tiếp sau đó Văn phòng Chính phủ thành lập Hội đồng Thúc đẩy Cool Japan vào năm 2013 cùng với Quỹ Cool Japan có tổng ngân sách lên đến 481,24 triệu USD đầu tư cho việc thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm văn hóa Nhật Bản thông qua hoạt động đầu tư, hợp tác thương mại và văn hóa ngoài biên giới quốc gia.

Đến nay, "Cool Japan" với các từ tiếng Nhật đã trở thành ngôn ngữ quốc tế "manga", "anime", "honda", "sushi"... biểu thị sự lan tỏa toàn cầu của văn hóa truyền thống Nhật Bản, tích cực nâng cao hơn nữa vị thế văn hóa của Nhật Bản trên thế giới.

Phim Hồ Trường Tân của Trung Quốc trở thành phim có doanh thu cao nhất thế giới năm 2021 với doanh thu phòng vé gần 1 tỉ USD

Trung Quốc - Đệ nhị đế chế và liên minh của những tỉ phú

Trung Quốc không ngại ngần che giấu mục tiêu trở thành quốc gia có nền công nghiệp văn hóa lớn nhất hành tinh bằng cả tiềm lực của những đại tư bản lẫn sự hỗ trợ trực tiếp của chính phủ qua các chính sách xuất nhập khẩu và tín dụng cho ngành kinh doanh văn hóa nghệ thuật để đảm bảo quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm văn hóa Trung Quốc có thể tăng trưởng 20% mỗi năm.

Tại Hội nghị Trung ương 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII tháng 10-2011, một cuộc thảo luận đặc biệt với chủ đề về công nghiệp văn hóa lần đầu tiên được tiến hành.

Nghị quyết hội nghị sau đó đã nêu ra nhiệm vụ thực hiện sự phát triển và thịnh vượng văn hóa để "thúc đẩy công nghiệp văn hóa trở thành ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế quốc dân".

Tiếp nối quan điểm này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII trong nghị quyết đại hội tháng 11-2012 đã xác định rõ mục tiêu trước năm 2020 là phải "phát triển các hình thức văn hóa mới, nâng cao quy mô, tăng cường và chuyên môn hóa công nghiệp văn hóa".

Và tổ chức được trao quyền để hiện thực hóa mục tiêu đó là Hiệp hội Công nghiệp văn hóa Trung Quốc (China Cultural Industry Association CCIA) - một liên minh của quyền lực chính trị và sức mạnh kinh tế lớn nhất chưa từng có trong lịch sử Trung Hoa.

CCIA được thành lập vào ngày 29-6-2013 với tư cách là một pháp nhân độc lập và là một tổ chức hàng đầu quốc gia. Thành viên sáng lập của CCIA là các cơ quan văn hóa giáo dục uy tín nhất của quốc gia và các tập đoàn lớn nhất nước: Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về công nghiệp văn hóa ở Đại học Thanh Hoa; Đại học Khoa học và công nghệ Trung Quốc; Tập đoàn Nghệ thuật và giải trí Trung Quốc (CAEG); Nhà hát opera thuộc Tổng cục Chính trị; Tập đoàn Alibaba; Tập đoàn Shanghai Shanda Networking; tập đoàn bất động sản lớn nhất hành tinh Evergrande Group; Tập đoàn Tencent và Ngân hàng Bắc Kinh Bank of Beijing.

Với chủ tịch là Trương Bân (Zhang Bin) - một ủy viên Ủy ban Toàn quốc Chính hiệp khóa 12 và các phó chủ tịch là lãnh đạo các ngân hàng, tập đoàn kinh tế có tổng tài sản hơn 1.100 tỉ USD - những cái tên quyền lực nhất của nền kinh tế Trung Quốc: Jack Ma, Mã Hóa Đằng, Hứa Gia Ẩn, CCIA là một thế lực thực sự có khả năng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.

Để đảm đương sứ mệnh "xây dựng nền tảng, cung cấp dịch vụ, tăng cường hợp tác và đạt được tăng trưởng mới", CCIA được trao quyền thực thi các chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp văn hóa của Trung Quốc, bành trướng sức mạnh mềm của văn hóa Trung Quốc, đồng thời triển khai các chiến dịch vươn ra toàn cầu của văn hóa Trung Quốc.

Xác định mục tiêu trở thành một tổ chức xã hội có vị thế toàn cầu trong lĩnh vực văn hóa, CCIA - thông qua việc điều hành sáu hoạt động kinh doanh cốt lõi trong truyền thông quốc tế và trao đổi văn hóa, trao đổi và hợp tác, nghiên cứu ngành, tài chính văn hóa, đầu tư công nghiệp và hoạt động thực tiễn - đang xây dựng một nền tảng trao đổi trên các lĩnh vực đầu tư công tư, kinh doanh và học thuật, đồng thời tạo dựng một mô hình phát triển về sự kết nối, khơi nguồn cảm hứng cho nỗ lực chung của quốc gia.

Năm 2018, Trung Quốc ghi nhận hơn 1.000 bộ phim điện ảnh và 323 bộ phim truyền hình được phát hành với doanh thu chỉ tính riêng từ rạp chiếu trong nước là 9 tỉ USD. Tổng giá trị gia tăng của các sản phẩm công nghiệp văn hóa Trung Quốc năm 2016 là 464 tỉ USD và chỉ số này có mức tăng trưởng mỗi năm 13%. Năm 2017, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 4,23% vào GDP quốc gia, tăng 12,8% so với năm 2016 và tạo ra 21,4 triệu việc làm.

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm văn hóa của Trung Quốc vượt mức 190 tỉ USD, và Trung Quốc trở thành quốc gia số 1 thế giới về xuất khẩu, thống trị thị trường công nghiệp văn hóa toàn cầu vào năm 2014 - đúng 3 năm sau cuộc thảo luận đầu tiên về công nghiệp văn hóa trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Liệu từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức đúng 75 năm sau Hội nghị Văn hóa lần đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nền công nghiệp văn hóa Việt Nam sẽ có sự chuyển mình mạnh mẽ?

Công nghiệp văn hóa ở các quốc gia: Những lựa chọn kinh điển

TTO - Nhiều cường quốc đã khai mở đường đi riêng để phát huy sức mạnh văn hóa quốc gia dân tộc ở cả 3 vai trò: phát triển con người; đóng góp trực tiếp vào GDP; kiến tạo nền kinh tế bền vững không lệ thuộc tài nguyên; quảng bá văn hóa quốc gia...

Video liên quan

Chủ đề