Những điều cần biết về tuyển sinh đại học cao đẳng 2022

(Theo Dân Trí): Năm 2022, thí sinh đăng ký xét tuyển chủ yếu bằng hình thức trực tuyến. Dự kiến, thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng chỉ một lần.

Tại chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2022 với chủ đề “Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2022: Những thông tin mới nhất” do Báo Tuổi trẻ tổ chức; PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT đã có những chia sẻ về quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, năm 2022, chủ trương của Bộ GD-ĐT sẽ không sửa quy chế thi tốt nghiệp THPT, vẫn giữ ổn định như những năm trước.

Quy chế tuyển sinh 2022, thi tốt nghiệp THPT về cơ bản không thay đổi về quy chế

“Cũng như năm 2021, nội dung thi tốt nghiệp THPT chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12, và đề thi mẫu có thể áp dụng, vận dụng như năm ngoái. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, do đó, trong quá trình từ nay đến lúc dự kiến thi tốt nghiệp THPT, chúng tôi sẽ tham vấn với địa phương, đơn vị chức năng để quyết định thời điểm, số lần tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT sao cho đảm bảo thuận lợi, công bằng cho các thí sinh” – bà Thủy chia sẻ.

Về quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết, tuyển sinh năm 2022 về cơ bản giữ ổn định như những năm trước, nhưng dự kiến sẽ có một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật.

Xem thêm: Một số “điểm mới” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022

Sự điều chỉnh này nhằm đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho thí sinh từ khâu đăng ký, xét tuyển đến đảm bảo tính công bằng, minh bạch khách quan giữa các phương thức tuyển sinh trong một ngành và giữa các trường với nhau, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các trường trong khâu xét tuyển.

Năm 2022, thí sinh đăng ký xét tuyển chủ yếu bằng hình thức trực tuyến, chỉ những trường hợp bất khả kháng mới sử dụng phương thức trực tiếp trên phiếu như trước đây. Dự kiến, thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng chỉ một lần.

“Một lần không có nghĩa là thí sinh không thể hay mất hoàn toàn quyền lợi thay đổi. Một lần ở đây là trong khoảng thời gian quy định, khi thí sinh đã suy nghĩ, cân nhắc tất cả các lựa chọn, thay đi thử lại, nhưng cuối cùng, khi đã “submit” – chấp nhận đăng ký nguyện vọng thì sẽ không cần thay đổi nữa.

Thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng chỉ một lần.

Tất nhiên, khoảng thời gian này rất thuận lợi cho thí sinh. Ví dụ, khoảng thời gian đăng ký này bắt đầu sau khi kỳ thi tốt nghiệp tốt THPT diễn ra và kéo dài cho đến khi biết điểm. Tức là khi đó, các em đã nắm được điểm số, khả năng của bản thân, để từ đó đưa ra sự lựa chọn đúng đắn, chính xác, không cần mất nhiều lần thay đi đổi lại như những năm trước. Điều này không hề làm mất quyền lợi của thí sinh” – bà Thủy nhấn mạnh.

PGS Nguyễn Thu Thủy chia sẻ thêm, các thí sinh sẽ được cung cấp tài liệu hướng dẫn chi tiết để có thể nắm rõ thao tác, thậm chí được thực hành cách đăng ký nguyện vọng trước khi đăng ký chính thức.

Về các nguyện vọng của thí sinh khi đăng ký xét tuyển vào ngành, trường khác nhau; thí sinh vẫn sắp xếp thứ tự ưu tiên nguyện vọng đăng ký từ cao xuống thấp, và thí sinh sẽ trúng tuyển vào nguyện vọng tốt nhất theo năng lực, nguyện vọng, kết quả thi của mình.

Nguồn: Dân Trí

Tại Hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành mầm non năm 2022 do Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 16/3, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, quy chế tuyển sinh năm 2022 về cơ bản giữ ổn định như các năm vừa qua. Tuy nhiên, để thuận lợi hơn cho thí sinh, Bộ GD&ĐT điều chỉnh một số điểm.

Thứ nhất, các thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học theo phương thức trực tuyến, không chỉ tại cổng thông tin của Bộ GD&ĐT mà còn tại Cổng dịch vụ công quốc gia. Trừ những trường hợp đặc biệt, thí sinh có thể đăng ký trên giấy như các năm trước, nhưng chủ trương là ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh.

Toàn cảnh hội nghị.

Thứ hai, Bộ GD&ĐT dự kiến chỉ mở cổng tuyển sinh một lần, trong khoảng thời gian nhất định (3 - 4 tuần) sau khi các em thi tốt nghiệp THPT lúc biết điểm thi. Các em được điều chỉnh nguyện vọng thoải mái trong thời gian Bộ mở cổng đăng ký xét tuyển.

"Bộ GD&ĐT thay đổi như vậy vì sau khi thi tốt nghiệp THPT xong, học sinh biết khả năng của mình đến đâu để cân nhắc đăng ký nguyện vọng. Với thay đổi trên, các em không mất quyền lợi và Bộ cũng không phải lo lắng thiết kế việc điều chỉnh nguyện vọng cho thí sinh", GS Thuỷ nói và cho biết Bộ sẽ thông báo thời điểm đóng cổng, các em lưu ý thời điểm này để chốt việc đăng ký nguyện vọng, vì sau khi đóng cổng sẽ không thay đổi được nữa.

Thứ ba, tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh vào các cơ sở đào tạo được lọc ảo chung trên hệ thống và thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo.

Thứ tư, với những ngành sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp môn thi, các trường phải giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn này, đảm bảo sự công bằng cho thí sinh. Nếu mỗi phương thức (hoặc mỗi tổ hợp môn thi) có chỉ tiêu riêng thì đề án tuyển sinh của các trường phải giải trình được căn cứ phù hợp cho việc phân chỉ tiêu cho từng phương thức (hoặc tổ hợp môn thi).

Thứ năm, các Sở GD&ĐT cần cập nhật kết quả học tập của thí sinh (năm lớp 10, 11, 12) lên cơ sở dữ liệu ngành, đồng thời kiểm tra rà soát dữ liệu này sau khi được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển.

Thứ sáu, Bộ dự kiến sẽ yêu cầu các trường đại học phân tích rủi ro trong quá trình tuyển sinh và có phương án giải quyết, phối hợp giải quyết giữa các trường trong quá trình tuyển sinh.

Nguồn:

(TBTCO) - Đến hẹn lại lên, những thông tin về tuyển sinh đại học, cao đẳng 2022 luôn thu hút sự quan tâm chú ý đặc biệt của các sĩ tử. Trong năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ứng dụng triệt để công nghệ thông tin để có thể khắc phục những hạn chế trong mùa tuyển sinh 2021.

Về định hướng tuyển sinh năm 2022, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Thu Thủy cho biết, công tác tuyển sinh năm 2022 giữ ổn định như năm 2021, chỉ điều chỉnh những nội dung mang tính kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh và các cơ sở đào tạo; qua đó, đảm bảo khách quan, công bằng giữa các thí sinh, công bằng giữa các cơ sở đào tạo và tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Một số nội dung dự kiến điều chỉnh so với 2021 gồm: Việc đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển cao đẳng, đại học phải thực hiện trên Cổng thông tin của Bộ GDĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.

Ảnh minh họa

Đối với những ngành sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp môn thi, các trường phải giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn này, đảm bảo sự công bằng cho thí sinh. Nếu mỗi phương thức (hoặc mỗi tổ hợp môn thi) có chỉ tiêu riêng thì đề án tuyển sinh của các trường phải giải trình được căn cứ phù hợp cho việc phân chỉ tiêu cho từng phương thức (hoặc tổ hợp môn thi).

Tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh vào các cơ sở đào tạo được lọc ảo chung trên hệ thống và thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo.

Thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1: Tất cả các nguyện vọng xét tuyển (theo các ngành, các phương thức, cơ sở đào) được đăng ký xét tuyển trực tuyến sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, các nguyện vọng được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

Cập nhật kết quả học tập (lớp 10, lớp 11, lớp 12) lên cơ sở dữ liệu ngành, đồng thời kiểm tra rà soát dữ liệu này sau khi được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển.

Cơ sở đào tạo phân tích rủi ro trong quá trình tuyển sinh và có phương án giải quyết, phối hợp giải quyết giữa các cơ sở đào tạo trong quá trình tuyển sinh.

Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GDĐT Nguyễn Sơn Hải chia sẻ, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin vào đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các cơ sở đào tạo.

Hiện nay, Cơ sở dữ liệu của Bộ GDĐT kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng bộ mã định danh, căn cước của giáo viên và tới đây sẽ là học sinh. Khi làm được điều này sẽ thuận lợi cho các dịch vụ trực tuyến; trong đó có việc đăng ký thi, xét tuyển đại học của thí sinh và các cơ sở giáo dục đại học trong công tác tuyển sinh.

Cần sớm ban hành quy chế tuyển sinh 2022

Trong khi đó, PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, việc giữ ổn định công tác tuyển sinh như năm 2021 là cần thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các trường đại học. Đồng thời, ông nhất trí với 6 nội dung dự kiến điều chỉnh trong năm 2022; trong đó có việc dự kiến cập nhật kết quả học tập (lớp 10, lớp 11, lớp 12) lên cơ sở dữ liệu ngành; kiểm tra rà soát dữ liệu này sau khi được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển.

PGS.TS Bùi Đức Triệu đề nghị, Bộ GDĐT sớm ban hành quy chế tuyển sinh 2022, bởi dù chủ trương là ổn định nhưng những điều chỉnh mang tính kỹ thuật (nếu có) cũng tác động lớn đến các thí sinh. Hiện, các trường đại học đã quen với tự chủ tuyển sinh, nhất là trong 2 năm vừa, các trường đã hoàn thiện phần mềm xét tuyển, đăng ký nhập học tạo thuận lợi cho thí sinh.

GS.TS Phạm Văn Cường - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam bày tỏ, hiện một số ngành khối nông - lâm - ngư nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh dù nhiều doanh nghiệp cam kết giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ đào tạo kỹ sư ngành các ngành này, tuy nhiên việc tuyển sinh rất khó khăn.

Còn TS. Trương Quý Tùng - Phó Giám đốc Đại học Huế, cũng cho rằng cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh; đồng thời, cần tiếp tục tăng quyền sử dụng công nghệ thông tin, bảo đảm phù hợp với các cơ sở đào tạo. Mặt khác, các cơ sở đào tạo cần đề cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị mình./.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2021 đã có 47% thí sinh đăng kí xét tuyển trực tuyến. Kết quả tuyển sinh chính quy trong toàn hệ thống đạt cao nhất từ trước đến nay (hơn 530.000, đạt 92,65%; năm 2020 đạt 83,86%). Điểm trúng tuyển của khối sư phạm tăng; tỷ lệ thí sinh trúng tuyển tăng; mặt bằng điểm trúng tuyển của các ngành sức khoẻ đồng đều hơn so với các năm trước. Phần mềm tuyển sinh và hỗ trợ tuyển sinh đáp ứng yêu cầu của quy chế, hệ thống ổn định./.

Video liên quan

Chủ đề