Những tấm gương hiếu học ngày nay

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thanh

Nhà xuất bản: Văn Học

Giới thiệu những tấm gương hiếu học tiêu biểu của Việt Nam thời trung đại, cận đại, hiện đại. Đó là những con người đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn của gia đình, đất nước để học tập và đạt được thành tích nổi bật, vang danh trong lịch sử dân tộc, làm rạng danh dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế


Thông tin kèm theo

Những tấm gương hiếu học xưa và nay

Ngày xuất bản: 10/07/2018 3:39:27 SA

            Trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, hiếu học đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Trải qua mọi thăng trầm của lịch sử, truyền thống hiếu học là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn đưa nhân dân ta đi qua những năm tháng gian khổ, đến một tương lai tươi sáng.

Với ý thức: “Học nhi bất yếm, Hối nhân bất quyện” (Học không biết chán, dạy người không biết mỏi), ông cha ta dù nghèo mấy cũng cố cho con đi học lấy chữ để làm người. Lịch sử dân tộc đã từng biết đến rất nhiều những tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài, đức cao đạo trọng như: Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh… Và cũng trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều những tấm gương nghèo khó nhưng hiếu học, họ đã biết vượt trên hoàn cảnh, vươn lên trong học tập và đạt được những thành tích nổi bật.

          Từ xưa đến nay vấn đề học tập luôn luôn được mọi người xem trọng và đầu tư. Bởi đầu tư cho giáo dục chính là sự đầu tư lâu dài, trực tiếp tích tụ tri thức cho con người. Ở mỗi thời đại đều có tấm gương ham học, vượt qua mọi khó khăn của hoàn cảnh để đạt được kết quả cao nhất .                                  

Với mục đích giới thiệu những tấm gương hiếu học tiêu biểu xưa và nay đến đông đảo bạn đọc, đặc biệt là các bạn đang là học sinh, sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước. Chuyên mục sách hay kỳ này, Thư viện tỉnh Yên Bái chúng tôi lựa chọn giới thiệu tới bạn đọc yêu quý cuốn sách: “Những tấm gương hiếu học xưa và nay” do B.s Nguyễn Ngọc Thanh (chủ biên) được NXB Văn học ấn hành năm 2016, dày 310 trang, khổ 21 cm, số ĐKCB: VV370922.

Những tấm gương hiếu học ngày nay

Nội dung của cuốn sách: “Những tấm gương hiếu học xưa và nay” được chia làm 2 phần lớn với 2 thời kỳ, mỗi thời kỳ lựa chọn giới thiệu tới bạn đọc 10 nhân vật hiếu học và tiêu biểu nhất. Trong sốrất rất nhiều những tấm gương vượt khó đã vươn lên trong học tập:

Phần thứ nhất: 10 tấm gương hiếu học thời Trung đại (1010 - 1858) như: Lê Văn Thịnh(Vị Trạng nguyên khai khoa); Nguyễn Hiền (Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất); Lê Quát - Trạng Quyét (Gương sáng mài sắt nên kim); Mạc Đĩnh Chi; Nguyễn Nghiêu Tư; Lương Thế Vinh; Nguyễn Giản Thanh; Nguyễn Quán Nho; Nguyễn Văn Siêu; Cao Bá Quát – Thánh Quát

Phần thứ hai: Những tấm gương hiếu học thời kỳ Cận hiện đại (10 tâm gương hiếu học thời Cận đại và 10 tấm gương thời Hiện đại) như: Đào Duy Anh; Tạ Quang Bửu; Phan Bội Châu ; Nguyễn Đình Chiểu; Dương Quảng Hàm; Trương Vĩnh Ký; Nguyễn Khuyến; Đặng Thai Mai; Nguyễn Trường Tộ; Phan Chu Trinh; Nguyễn Ngọc Ký; Nguyễn Công Hùng; Nguyễn Ánh Ngọc; Nguyễn Minh Phú; Nữ giáo sư trẻ Nguyễn Ngọc Lưu Ly; Trương Nguyện Thành; Lê Kim Ngọc; Nguyễn Sơn Lâm; Chử Đức Liêm; Vừ Mí Kỵ.

Đó là những con người, những tấm gương đã vượt qua những hoàn cảnh khó khăn của gia đình, đất nước để học tập và đạt được những thành tích nổi bật, vang danh trong lịch sử dân tộc Việt Nam và làm rạng danh dân tộc Việt Nam trên trường Quốc tế. Hy vọng rằng cuốn sách: Những tấm gương hiếu học xưa và nay sẽ đem đến cho bạn đọc nhất là thế hệ trẻ những động lực để vượt qua hoàn cảnh, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước để nước ta “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn.

Trân trọng giới thiệu tới đông đảo bạn đọc!

                                              Trần Thị Thủy

Phòng phục vụ bạn đọc

Dù điều kiện gia đình khó khăn, vất vả nhưng nhiều học sinh vẫn luôn nỗ lực phấn đấu, đạt kết quả cao trong học tập. Những tấm gương hiếu học ấy đã và đang lan tỏa, tạo động lực cho hàng nghìn học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh thi đua học tập tốt, trở thành người có ích cho xã hội, là chủ nhân tương lai của đất nước.

Những tấm gương hiếu học ngày nay
Hội Khuyến học  Quỹ Khuyến học tỉnh trao học bổng "Học không bao giờ cùng" tặng công dân và học sinh tiêu biểu trong phong trào học tập suốt đời. Ảnh Dương Chung

Vượt khó, học giỏi

Mồ côi mẹ từ lúc lên 5 tuổi, em Phùng Văn Tú, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên được ông bà ngoại nuôi nấng, chăm sóc. Hoàn cảnh của ông bà ngoại Tú rất khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo nhiều năm của địa phương.

Thương ông bà, Tú học hành chăm chỉ, luôn đạt thành tích cao trong học tập, năm nào em cũng đạt học sinh giỏi và mang nhiều thành tích về cho trường, lớp bằng những giải Nhất, giải Nhì thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh. Tốt nghiệp THPT, Tú thi đỗ Khoa Công nghệ thông tin của Trường đại học Công nghiệp Hà Nội với điểm số ấn tượng.

Tú chia sẻ: “Em có điểm xuất phát thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa, cuộc sống của em chỉ có ông bà ngoại là chỗ dựa duy nhất; khi bà mất, 2 ông cháu lại nương tựa vào nhau. Ngôi nhà cấp bốn 2 ông cháu ở đơn sơ, không có đồ đạc gì đáng giá ngoài những vật dụng thiết yếu hằng ngày. Thế nhưng, những gì tốt đẹp nhất ông đều dành cho em. Học hành chăm chỉ để có một tương lai tốt đẹp và trở thành một người có ích xã hội là điều duy nhất em có thể làm để báo hiếu với ông bà”.

Là 1 trong 7 học sinh của tỉnh được nhận học bổng khuyến học năm 2022 với danh hiệu “Học không bao giờ cùng” do Quỹ Khuyến học Việt Nam trao tặng, em Nguyễn Thị Tố Quyên, lớp 12A1, Trường THPT Trần Nguyên Hãn, huyện Lập Thạch là tấm gương sáng cần được lan tỏa.

Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố mẹ ly hôn, hai chị em Quyên ở với bố. Bố Quyên sức khỏe yếu, thường xuyên phải nằm viện điều trị; em gái Quyên bị bệnh tim bẩm sinh. Những lúc sức khỏe ổn định, bố Quyên lại tranh thủ đi bắt cóc, bắt ếch… bán kiếm tiền trang trải cuộc sống của cả nhà.Dù khó khăn đến mấy, nhưng chưa bao giờ bố Quyên buông xuôi, nhất định phải cho hai chị em Quyên ăn học đến nơi đến chốn.

Ông Nguyễn Vĩnh Sơn, bố của Quyên cho biết: “Gia đình tôi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các cháu thiệt thòi đủ thứ, nhưng đều ngoan. Cháu Quyên học rất giỏi, 11 năm qua, năm nào cháu cũng đạt học sinh giỏi. Cháu đã tham gia nhiều cuộc thi và mang thành tích cao về cho nhà trường. Cháu là niềm tự hào của gia đình, dòng họ”.

Thương bố ốm đau, vất vả, ngoài cố gắng học tập, Quyên luôn dành thời gian giúp bố việc nhà, chăm sóc và dạy em học. Khi được hỏi về ước mơ của mình, Quyên cho biết: “Em muốn thi vào Học viện cảnh sát, bởi ở môi trường này em sẽ rắn rỏi hơn, không lo lắng nhiều về học phí cũng như công việc sau này. Đây cũng là định hướng và mong muốn của bố em, em sẽ phấn đấu để trở thành niềm tự hào của bố”.

Chung sức xây dựng xã hội học tập

Đó chỉ là hai trong số rất nhiều tấm gương điển hình hiếu học trên địa bàn tỉnh. Dù trong điều kiện nào, các em luôn vượt lên hoàn cảnh, khắc phục khó khăn và nỗ lực để có tương lai tốt đẹp hơn.

Xác định công tác khuyến học là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, Hội Khuyến học tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân và phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành về công tác khuyến học cũng như xây dựng xã hội học tập; liên kết phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, mở rộng các cuộc vận động xã hội hóa, gây quỹ khuyến học, hỗ trợ cho học sinh nghèo, khen thưởng học sinh có thành tích cao trong học tập.

Hằng năm, đã có hàng trăm học sinh nghèo vượt khó được nhận học bổng từ Hội Khuyến học và Quỹ Khuyến học tỉnh. Riêng trong 2 năm (2021- 2022), Hội Khuyến học và Quỹ khuyến học tỉnh đã trao 400 suất học bổng với tổng số tiền 3 tỷ đồng cho học sinh nghèo vượt khó. Mới đây, Hội Khuyến học tỉnh đã tiếp nhận từ Hội Khuyến học Việt Nam trao 30 suất học bổng tặng học sinh vượt khó, học tập tốt...

Đồng hành với Hội Khuyến học trong công tác chăm sóc, hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh cũng có nhiều chương trình, hoạt động nhằm động viên, khuyến khích các em vươn lên trong cuộc sống, phấn đấu học tập tốt.

Ngoài các chương trình trao học bổng, xe đạp, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo vượt khó vào các dịp đặc biệt như Tết Thiếu nhi, Tết Nguyên đán, đầu năm học mới… chương trình trao học bổng cho trẻ em là con hộ nghèo, cận nghèo, trẻ khuyết tật, con thương binh, liệt sĩ, trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập được duy trì hàng năm đến khi trẻ 16 tuổi. Trung bình mỗi năm, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh trao từ 500 - 600 suất học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, mỗi suất từ 1 - 1,5 triệu đồng.

Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Bùi Minh Tuấn chia sẻ: "Những suất học bổng tuy giá trị không cao nhưng là phần thưởng động viên tinh thần, giúp các em vượt qua khó khăn, tiếp tục vươn lên trong học tập.

Đây là sự quan tâm, chăm lo của lãnh đạo tỉnh, ngành LĐ-TB&XH, các nhà tài trợ đối với những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn… Mong rằng, các em sẽ cố gắng, tiếp tục học tập tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội".

Bích Huệ