Những thành tựu về kĩ thuật, khoa học tự nhiên xã hội có tác dụng như thế nào đối với xã hội

C1

* Khoa học tự nhiên

– Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.

– Giữa thế kỉ XVIII; Lô-mô-nô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hoá học.

-Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật. Ông trở thành người đầu tiên chứng minh rằng đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.

– Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật…

Khoa học xã hội

– Về triết học, xuất hiện chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bách và phép biện chứng của Hê-ghen (người Đức).

– Về kinh tế học, A-đam Xmít và Ri-các-đô (người Anh) đã xây dựng học thuyết chính trị – kinh tế học tư sản.

– Về tư tưởng, xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng, gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ếvà Ô-oen.

– Đặc biệt là sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học (nãm 1848) do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật

* ý nghĩa

– Đã phá vỡ ý thức hệ phong kiến, tấn công vào nhà thờ, các giáo lí thần học.

– Giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển.

C2

Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước

– Đông Nam Á Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các. nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. .

– Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á : Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện ; Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia ; Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin ; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a. Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.

– Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực đế quốc mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng, nên bọn thực dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách “chia để trị” để cai trị, vơ vét của cải của nhân dân. Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm gay gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra :

+ Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức- tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản (1920).

+ Ở Phi-líp-pin, cuộc Cách mạng 1896 – 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước Cộng hoà Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

+ Ớ Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 – 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 – 1867), có liên kết với nhân dân Viêt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.

+ ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp trong quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt.

+ Ở Việt Nam, sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần vương bùng nổ và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (1885 – 1896). Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài 30 nãm (1884 – 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp,… 

C3

Nguyên nhân của chiến tranh

– Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm – đế quốc “già” (Anh, Pháp)… kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời – đế quốc “trẻ” như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và “trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức, Mĩ, Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh để giành giật thuộc địa.

– Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898), Mĩ chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha ; Chiến tranh Anh – Bô-Ơ (1899 – 1902), Anh thôn tính hai quốc gia của người Bô-Ơ ; Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905), Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Trung Quốc.

– Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là : khối Liên minh Đức – Áo-Hung (1882). và khối Hiệp ước Anh – Pháp – Nga (1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

– Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-nãng của đế quốc Áo – Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 – 6 – 1914. Đế quốc Đức – Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.

Diễn biến của Chiến tranh

– Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916) ‘

+ Từ ngày 1 đến 3-8-1914, Đức tuyên chiến với Nga – Pháp. Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

+ Đức tập trung lực lượng tấn công phía tây, nhằm thôn tính nước Pháp. Nga tấn công quân Đức ở phía đông, nên nước Pháp được cứu nguy. Từ nãm 1916, cả hai phe chuyển sang thế cầm cự.

– Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918)

+ Tháng 2 – 1917, Cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga, buộc Mĩ phải sớm nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước (4 – 1917), vì thế phe Liên minh liên tiếp bị thất bại. .

+ Từ cuối năm 191.7, phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.

+ Ngày 11 – 11 – 1918, Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của Đức – Áo-Hung.

Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất

– Chiến tranh đã gây thảm họa cho nhân loại : 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ, số tiền chi phí cho chiến tranh tới 85 tỉ đô la, các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

– Chiến tranh đã đem lại nhiều lợi ích cho các nước thắng trận như Anh, Pháp, đặc biệt là Mĩ. Bản đồ thế giới được chia lại. Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

C4

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười

+ Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ XHCN trên một đất nước rộng lớn với hàng triệu con người.

+ Dẫn đến những thay đổi to lớn trên thê’ giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thê’ giới. Cách học

- Niu-tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn

- Lô-mô-nô-xốp tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng

- Puốc-kin-giơ khám phá bí mật sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật (1837)

- Đác-uyn nêu thuyết tiến hóa và di truyền

- Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được hoàn thành với các đại biểu là Phoi-ơ-bách, Hê-ghen

- Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu là Xmít và Ri-các-đô

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-môn, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh)

- Tiêu biểu nhất là chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng-ghen đề xướng

HỌC TỐT !!!

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Những thành tựu KHKT ở thế kỷ 18-19 có ý nghĩa như thế nào?

Các câu hỏi tương tự

1. Khoa học tự nhiên

Thế kỉ XVIII - XIX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học. Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn. Giữa thế kỉ XVIII. nhà bác học Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí hóa học.

Năm 1837. nhà bác học Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mỗi động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.

Năm 1859, nhà bác học Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền. Học thuyết của Đác-uyn đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và về tính chất bất biến của các loài.
Những phát minh lớn trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật; chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loà

2. Khoa học xã hội

Các ngành khoa học xã hội cũng có những bước tiến mạnh mẽ. ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen. Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô. Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và O-oen (Anh).

Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.

3. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật

Văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX đạt được những thành tựu to lớn, phục vụ cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức. Ở Pháp, các nhà tư tưởng như Vôn-te. Mông-te-xki-a, Rút-xô đã kịch liệt phê phán chế độ phong kiến lỗi thời. ở Đức, Silơ, Gót ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân, giải phóng mọi người khỏi ách áp bức của những kẻ giàu có và quyền thế. ở Anh, nhà tho Bai-ran dùng vân trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền và phê phán những bất công trong xã hội. Trong thế kỉ XIX, nhiều nhà văn tiến bộ còn cố gắng vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, châm biếm bọn thống trị phản động, đấu tranh cho tự do, hạnh phúc và chính nghĩa.

Chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện và trở thành trào lưu văn học tiến bộ. Tiêu biểu là các nhà văn: Ban-dắc ở Pháp. Thác-cơ-rẻ, Đích-ken ở Anh, Gô-gôn, Lép Tôn-xtôi ở Nga...

Trong âm nhạc, nhiều thiên tài xuất hiện như Mô-da (Áo), Bách và Bét-tô-ven Đức), Sô-panh (Ba Lan), Trai-cốp-xki (Nga)... Các tác phẩm âm nhạc của họ phản ảnh cuộc sống, chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do.
Trong hội họa, đã xuất hiện nhiều danh họa gắn bó với cách mạng và quần chúng. Tiêu biểu ở Pháp là Đa-vít, Đơ-la-croa. nhất là Cuôc-bê, một họa sĩ 'ủa dán nghèo đã tham gia Công xã Pa-ri. Ở Tây Ban Nha, Gôi-a được ca ngợi vì những tuyệt tác phê phán bọn phong kiến và Giáo hội, đặc biệt là tranh châm biếm.