Những tích cực và tiêu cực của thị trường chứng khoán

Kể từ đầu tháng 4/2022, một số sự kiện và thông tin không tích cực đã tác động lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ số VN Index giảm từ 1.492,2 điểm vào cuối tháng 3/2022 xuống 1.384,7 điểm vào ngày 20/4/2022, tương đương mức giảm 7,2%. Như vậy, tính từ đầu năm 2022 đến nay, VN Index đã giảm 7,6%.

Công ty quản lý quỹ VinaCapital nhận định, việc TTCK Việt Nam giảm đến từ những nguyên nhân về bắt bớ, trái phiếu và tình hình vĩ mô không có nhiều hỗ trợ. Cụ thể, ngày 29/3, Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố và bắt giữ với cáo buộc thao túng và che giấu thông tin chứng khoán.

Tiếp theo đó, ngày 5/4, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị khởi tố với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của các nhà đầu tư thông qua các công ty thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 với tổng trị giá 10.030 tỉ đồng của 3 Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Cung Điện Mùa Đông, Công ty Soleil thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Hàng loạt cổ phiếu mang tính chất đầu cơ, đã tăng nóng từ giữa năm 2021 trong khi kết quả kinh doanh không có chuyển biến tích cực (Ảnh minh họa: KT)

Vụ việc của Tập đoàn FLC và Tập đoàn Tân Hoàng Minh khiến các nhà đầu tư lo lắng việc điều tra sẽ được mở rộng sang các công ty khác, nhất là đối với các công ty bị nghi ngờ về thao túng giá cổ phiếu và các công ty có tình hình tài chính không tốt, không minh bạch trong việc phát hành trái phiếu.

“Hàng loạt các cổ phiếu mang tính chất đầu cơ, đã tăng nóng từ giữa năm 2021 trong khi kết quả kinh doanh không có chuyển biến tích cực, đồng loạt bị bán tháo và giảm mạnh. Điều đó dẫn đến việc bán giải chấp cổ phiếu (margin call) trên diện rộng trong những ngày qua. Ngay cả những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt cũng bị đem ra bán giải chấp để trả tiền vay mua chứng khoán, ảnh hưởng đến toàn thị trường chung”, chuyên gia của VinaCapital nhận định.

Bên cạnh đó, tình hình vĩ mô không có nhiều hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán trong thời gian qua, như: xung đột giữa Nga và Ukraina làm gián đoạn nguồn cung về một số loại hàng hóa cơ bản, đẩy nguy cơ lạm phát lên cao. Tại Mỹ, lạm phát tháng 3/2022 đã lên tới 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cao sẽ khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed tiếp tục tăng mạnh lãi suất. Một số chuyên gia dự báo Fed sẽ còn tăng lãi suất thêm 6 lần trong năm 2022.

Ngoài ra, tình hình dịch COVID-19 bùng phát tại một số nơi ở Trung Quốc, lệnh phong tỏa ở Thượng Hải cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế thế giới. Tính từ đầu năm đến ngày 19/4/2022, chỉ số chứng khoán MSCI toàn cầu đã giảm 8%.

Chuyên gia của VinaCapital đánh giá, với việc chỉ số VN-Index đã giảm 7,6% từ đầu năm, nên cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức giá rất hợp lý cho đầu tư dài hạn.

“Tại ngày 20/4, VN Index đang có mức P/E năm 2022 là 12,2 lần, thấp hơn hẳn so với mức trung bình 5 năm gần nhất (14,5 lần). Với sự phục hồi của kinh tế Việt Nam sau dịch COVID-19, các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang được dự báo sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận trung bình 22% trong năm 2022, theo thống kê của Bloomberg. Đây là động lực quan trọng nhất để thị trường có thể vượt qua những sự kiện tiêu cực trong ngắn hạn và diễn biến tích cực hơn trong phần còn lại của năm 2022”, chuyên gia của VinaCapital phân tích.

Theo VinaCapital, nếu nhìn lại những sự kiện tác động đến thị trường chứng khoán nêu trên, có thể thấy hầu hết những sự kiện này sẽ không kéo dài. Các ngân hàng Trung ương trên thế giới có những công cụ hiệu quả để kiểm soát lạm phát. Hiện tại, giá cổ phiếu đã phần nào phản ánh ảnh hưởng của việc Fed tăng lãi suất. Theo thống kê trong quá khứ, việc Fed tăng lãi suất thường chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu trong 1-2 tháng, thị trường 1 năm sau đó hầu như đạt được mức cao hơn thời điểm trước khi tăng lãi suất.

“Việc điều tra, xử lý những vi phạm trên thị trường chứng khoán, tuy có ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, nhất là đối với các cổ phiếu thuộc diện đầu cơ tăng nóng sẽ là yếu tố tích cực cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong dài hạn. Việc xử phạt nghiêm minh sẽ làm tăng niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm đến triển vọng nâng hạng chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi”, chuyên gia của VinaCapital nhấn mạnh./.

(PLO)-  Xu hướng giảm điểm trên thị trường chứng khoán chưa có dấu hiệu dừng lại, VN-Index tiếp tục giảm sâu, mức hỗ trợ 1.400 đã chính thức bị phá vỡ.

Thị trường chứng khoán trong nước giảm phiên thứ 5 liên tiếp, đây cũng là chuỗi giảm dài nhất kể từ cuối tháng 6-2020. Xu hướng giảm chưa có dấu hiệu dừng lại, VN-Index giảm sâu, mức hỗ trợ 1.400 điểm đã bị phá vỡ. Thanh khoản tiếp tục giảm so với phiên trước cả về khối lượng và giá trị giao dịch.

Tính đến 11 giờ sáng 21-4, chỉ số VN-Index lại tiếp tục giảm thêm hơn 10 điểm, xuống còn 1.373 điểm.

Trong 10 phiên gần đây, thị trường đã giảm 154 điểm, tương đương mất 10,13%, chỉ có vỏn vẹn hai phiên tăng. Tâm lý nhà đầu tư hiện xuống rất thấp khi cứ vào phiên chiều, thị trường lại có nhịp giảm mạnh với hàng trăm cổ phiếu đóng cửa ở mức giá sàn.

Chuỗi giảm năm phiên liên tiếp đã lấy đi của thị trường hơn 150 điểm nhưng điều đáng nói là kể từ đầu tuần thị trường đóng cửa với hàng trăm cổ phiếu ở mức giá sàn, đây có thể là hiện tượng giải chấp cổ phiếu.

Trong bối cảnh diễn biến trên thị trường tiêu cực như hiện tại và đà rơi vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút. Do đó, các chuyên gia kinh tế tại Công ty chứng khoán VCBS khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục đứng ngoài quan sát thêm một vài phiên tới. Nhà đầu tư cũng chưa cần thiết phải tiếp tục hạ thêm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục, mà nên chờ đợi thị trường ổn định hơn hoặc xuất hiện nhịp hồi phục ngắn hạn để cơ cấu lại danh mục.

Kể từ đầu tháng 4-2022, một số sự kiện và thông tin không tích cực đã tác động lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ số VN-Index giảm từ 1.492 điểm vào cuối tháng 3 xuống 1.384 điểm vào ngày 20-4, tương đương mức giảm 7,2%.

Lý giải nguyên nhân, VinaCapital cho rằng có hai yếu tố tác động chính. Thứ nhất, thông tin những vụ xử lý vi phạm của các lãnh đạo doanh nghiệp. Cụ thể, ngày 29-3, Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố và bắt giữ với cáo buộc thao túng và che giấu thông tin chứng khoán.

Tiếp theo đó, ngày 5-4, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị khởi tố với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của các nhà đầu tư thông qua các công ty thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh….

Thứ hai, tình hình vĩ mô không có nhiều hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán trong thời gian qua. Đặc biệt là xung đột giữa Nga và Ukraina làm gián đoạn nguồn cung về một số loại hàng hóa cơ bản, đẩy nguy cơ lạm phát lên cao. giới.

Tuy nhiên, VinaCapital nhấn mạnh, với việc chỉ số VN Index đã giảm 7,6% từ đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức giá rất hợp lý cho đầu tư dài hạn. Hơn nữa, với sự phục hồi của kinh tế Việt Nam sau dịch COVID-19, các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang được dự báo sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận trung bình 22% trong năm 2022.

Đây là động lực quan trọng nhất để thị trường có thể vượt qua những sự kiện tiêu cực trong ngắn hạn và diễn biến tích cực hơn trong phần còn lại của năm 2022

Về tác động của việc điều tra, xử lý những vi phạm trên thị trường chứng khoán, VinaCapital cho rằng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tâm lý nhà đầu tư, nhất là đối với các cổ phiếu thuộc diện đầu cơ tăng nóng, song đây sẽ là yếu tố tích cực cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong dài hạn.

T.LINH

Thị trường chứng khoán có thể biến động tiêu cực trong ngắn hạn

Hoạt động giao dịch bất ngờ phiên ATC cuối năm 2018 đã phần nào ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Độ rộng giảm điểm đã thu hẹp đáng kể với 7/20 ngành tăng điểm. Những ngành chủ chốt như Dầu khí, Bất động sản, Ngân hàng đều giảm mạnh kéo theo đà giảm về kiểm tra đáy ngắn hạn 880 điểm của VN-Index.

Dù kỳ vọng kỳ nghỉ Tết Dương lịch kéo dài 4 ngày sẽ giúp nhà đầu tư tâm lý cân bằng và đưa ra quyết định sáng suốt, nhưng BSC vẫn nhận định thị trường đang trong quá trình dò đáy. 

Điều này phần nào phản ánh vào phiên giao dịch đầu năm của VN-Index, dù hoạt động giao dịch diễn ra rất tích cực trong phiên sáng, nhưng áp lực bán càng về sau đã đẩy thị trường đảo chiều sang sắc đỏ giảm điểm 0,09% còn 891,75 điểm. 

BSC đánh giá, nhìn chung những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô rất tích cực, trong đó đáng lưu ý GDP đạt 7.08% cao nhất từ 2008, xuất siêu 7.2 tỷ USD. Tuy nhiên thị trường chứng khoán Mỹ đang tăng giảm mạnh kéo theo sự vận động khó lường của hầu hết các thị trường trong đó có Việt Nam.

Thị trường tiền tệ và hàng hóa thế giới cũng biến động mạnh. USD Index giảm 0.7% và giảm với hầu hết các đồng tiền khác. Giá hàng hóa Bcom Index giảm 1%, hầu hết các mặt hàng giảm ngoại trừ các kim loại quý. Lãi suất liên ngân hàng trong nước cũng biến động mạnh nếu như mặt bằng lãi suất giảm hầu hết trong tuần thì phiên cuối tuần lãi suất lại đột ngột tăng mạnh lần lượt 33, 23, 23 và 35 điểm phần trăm ở các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng.

FED tăng lãi suất trong kỳ họp tháng 12, dự báo tăng lãi suất thêm 2 lần trong năm 2019 đã phủ bóng đen lên thị trường tài chính quốc tế vốn đang lo ngại về triển vọng kinh tế và cuộc chiến thương mại. USD Index dù vậy lại giảm 0.5% trong tuần trước chủ yếu mất giá so với các đồng tiền chủ chốt như JPY, EUR, CHF.

Ngược lại giá hàng hóa thế giới lại giảm khá mạnh. BCom Index giảm 3.2%, trong đó giá dầu giảm 11%, Bông và gas giảm 8.1%. Động thái của FED cũng kéo theo sự rút ròng vốn tại hầu hết các thị trường Châu Á ngoại trừ Thái Lan.

Những yếu tố bên ngoài vẫn là yếu tố gây rủi ro và ảnh hưởng khá lớn đến VN-Index trong quá trình kiểm tra đáy ngắn hạn.

Về mặt ngắn hạn, BSC đánh giá thị trường vẫn trong quá trình dò đáy, duy trì danh mục ở mức thấp trước biến động tiêu cực có thể xảy ra trong ngắn hạn.Về mặt trung hạn, thị trường tiếp tục duy trì trạng thái cân bằng khi chỉ số kiểm tra đáy và thanh khoản thấp.

Thị trường chứng khoán khu vực Châu Á giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch đầu năm 2019

Đi cùng với đà giảm điểm của VN-Index, các thị trường chứng khoán trong khu vực Châu Á cũng giảm điểm mạnh. Cụ thể, Hang Sheng giảm 2,77% còn hơn 25.130 điểm. Nikkei 225 giảm 0,31% còn 20.015 điểm. 

Kospi của Hàn Quốc cũng hứng chịu mức giảm 1,52% xuống 2.010 điểm. 

Video liên quan

Chủ đề