Nội dung của bài học đầu cho con

Cập nhật lần cuối vào ngày 05/08/2021

Thơ Đỗ Trung Quân
Atabook.com - Chia sẻ. Kết nối. Truyền cảm hứng.

Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều   Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay   Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông   Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè   Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi   Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ...

(Rút trong tập thơ “Cỏ Hoa Cần Gặp”  in năm 1991)



Nhà thơ Đỗ Trung Quân sinh năm 1955 tại Sài Gòn. Ông nổi tiếng với nhiều bài thơ được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Hương Tràm, Quê hương, Phượng hồng, ... Bài thơ Bài học đầu cho con đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc và đặt tên nhạc phẩm này là Quê hương. Khi bài hát được phát qua đài tiếng nói và băng cassette thời đó, có nhiều người thích nhưng cũng có nhiều người ghét, lại có những người thích nghe nhiều đoạn nhưng cứ đến đoạn cuối lại tắt đài đi.

Lý do của chuyện này thì như một tờ báo ngước ngoài đã viết: “Có một điều đáng nói là tuy nổi tiếng nhưng bài thơ cũng gặp không ít phê phán gay gắt, nhất là những người xa nước bởi một câu cuối kết thúc của bài thơ ["sẽ không lớn nổi thành người" - ATABOOK]. Người nghe thật sự bị hụt hẫng khi đang trong tâm trạng bị thuyết phục bởi những hình ảnh quen thuộc thân thương trong ký ức bỗng dưng nơi cuối cùng của bài thơ một âm thanh nghiêm khắc vang lên như kết án những con người lưu lạc... thế là người ta vừa thích vừa ghét, vừa muốn nghe tiếp lại vừa bực bội tắt máy khi sắp đến những dòng cuối cùng...”

Dưới đây là chia sẻ của nhà thơ Đỗ Trung Quân về bài thơ Bài học đầu cho con được tóm lược từ cuộc phỏng vấn của phóng viên Mặc Lâm (đài Á Châu Tự Do - RFA) với nhà thơ:

"Bài này được đăng lần đầu vào năm 1986, xuất xứ của nó là hồi đó tôi đề tặng bé Quỳnh Anh. Quỳnh Anh là con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bây giờ. Khi tôi đề tặng thì Quỳnh Anh mới chỉ được một tuổi thôi. (......) Giai đoạn đó thì ai cũng nghèo. Tôi không có gì làm quà cho cháu Quỳnh Anh (........) Thế thì khi tôi tặng như vậy thì tôi chọn một bài thơ cho trẻ con và tôi chọn một thể thơ dễ thuộc, dễ nhớ, đó là thơ 6 chữ, thơ 5 chữ - thơ 6 chữ đó, một thể thơ dễ thuộc ở Việt Nam. Và những hình ảnh thì tôi chọn những hình ảnh rất là gần gũi: cây khế, cầu tre, con diều...


Tôi đăng lần đầu năm 1986 ở báo Khăn Quàng Đỏ. Khi đăng bài này thì người biên tập có bỏ một vài đoạn và thêm một đoạn, đúng ra là một câu, cái câu cuối cùng. Những người biên tập bài này là chị Việt Nga, con của nhà thơ Lê Giang. Chị Việt Nga thì cũng đã mất vị bạo bệnh.

Một khổ thơ “Quê hương là cầu tre nhỏ...” tôi dùng thể thơ 6 chữ thì tự nhiên tôi bỏ lửng. Thông thường một khổ thơ có bốn câu, thế thì thấy tôi bỏ lửng như vậy thì chị Việt Nga đã thêm vào.

Khi tôi thấy họ sửa và bỏ một vài đoạn nên khi đăng lại vào năm 1991 ở trong tập Cỏ Hoa Cần Gặp (thơ, 1991) thì tôi đăng lại nguyên bản, và nguyên bản thì nó có khác với bài đầu tiên do khi đó đã được cắt bớt một vài đoạn

và thêm một câu là "quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người. Thật ra mà nói thì nhạc sĩ phổ theo cái bản của năm 1986 chứ không phải là theo bản của năm 1991".


Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch và bài hát "Quê hương" phổ từ bài thơ "Bài học đầu cho con" của Đỗ Trung Quân


Nội dung của bài học đầu cho con

Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch (1951 - ?)
 

Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch sinh năm 1951, quê xã An Sơn, huyện Lái Thiêu (nay là thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương), là cán bộ phụ trách lĩnh vực âm nhạc Phòng Biên tập - Văn nghệ Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Sông Bé cũ. Ông là một người rất yêu thơ. Trong di cảo của ông, có thể tìm thấy nhiều tình khúc phổ thơ của nhiều nhà thơ như Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Từ Nguyên Thạch… Hồi đó để tìm một tập thơ không dễ, nên nhạc sĩ Giáp Văn Thạch chủ yếu tìm đọc thơ trên các trang báo. Và đó cũng là cơ duyên ông sáng tác bài hát Quê hương phổ từ bài thơ Bài học đầu cho con của Đỗ Trung Quân đăng trên báo Khăn Quàng Đỏ.

Về thời điểm nhạc sĩ Giáp Văn Thạch sáng tác bài Quê hương hiện vẫn chưa rõ ràng. Có thông tin cho rằng bài hát được sáng tác vào năm 1983, lại có thông tin cho rằng chính xác phải là năm 1986. Còn nhà thơ Từ Nguyên Thạch - người công tác chung với Giáp Văn Thạch tại Phòng Biên tập-Văn nghệ Sở Văn hóa Thông tin Sông Bé, khẳng định rằng nhạc sĩ Giáp Văn Thạch sáng tác Quê hương vào năm 1984 vì "năm đó người viết bài này [tức nhà thơ Từ Nguyên Thạch - ATABOOK] có mời Giáp Văn Thạch đến nhà (quận Bình Thạnh, TP.HCM) dự đầy tháng con gái đầu lòng. Tại đây, Giáp Văn Thạch có ôm đàn hát cho chúng tôi nghe bài Quê hương."

Nội dung của bài học đầu cho con

Bút tích của nhạc sĩ Giáp văn Thạch về bài hát Quê hương
 

Tuy nhiên, chính những bài viết của nhà thơ Từ Nguyên Thạch về nhạc sĩ Giáp Văn Thạch cũng có những mâu thuẫn khiến chúng tôi - đội ngũ ATABOOK, khi viết bài này cũng không ...yên tâm. Chẳng hạn, trong bài viết "Những điều chưa biết về tác giả bài hát Quê hương", Từ Nguyên Thạch cho rằng nhạc sĩ Giáp Văn Thạch mất vào tháng 11-1984 khi đang dự lớp tập huấn về sưu tầm dân ca do Viện Nghiên cứu âm nhạc Bộ Văn Hóa tổ chức ở Phan Rang (tỉnh Thuận Hải cũ, nay là tỉnh Ninh Thuận), trong khi ở bài viết "Giáp Văn Thạch và những ước mơ" đăng trên Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM tháng 1-2010, nhà thơ này lại cho rằng Giáp Văn Thạch mất năm 1986 tại Bình Thuận (?).

Chắc chắn một ngày nào đó, chúng tôi sẽ quay trở lại chủ đề này sau khi tìm được địa chỉ của bà quả phụ Phạm Thị Vui - vợ của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch, cũng như phần mộ của nhạc sĩ tại An Sơn (Thuận An - Bình Dương), vì không thể không buồn khi ngay cả năm mất của một người nhạc sĩ - người sáng tác bài hát Quê hương đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam, mới qua đời cách đây chỉ chừng hơn 30 năm mà phần chú thích ảnh cho ông về năm mất, chúng tôi chỉ để dấu hỏi. Đáng buồn thay!

Về phương tiện thông tin đại chúng đầu tiên phát sóng bài hát Quê hương cũng không rõ ràng. Có thông tin cho là đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh, lại có thông tin cho rằng đó là Đài Tiếng Nói Việt Nam. Tuy nhiên, ca sĩ chuyên nghiệp đầu tiên thể hiện bài hát Quê hương có thể khẳng định là Ngọc Yến - ca sĩ chủ lực của nhóm nhạc Bách Việt  vào thời điểm đó. [Vậy mà nhà thơ Từ Nguyên Thạch trong bài viết đã dẫn ở trên vẫn nhầm là ca sĩ Bảo Yến - ATABOOK]

.

Dù sao đi nữa, những tranh luận về thời điểm sáng tác bài hát Quê hương hay thời điểm mất của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch cũng không còn quá quan trọng, bởi điều quan trọng nhất vẫn là bài hát đã đọng lại trong lòng mỗi người dân đất Việt - dù đang sống trên đất nước này hay đang xa xứ nơi hải ngoại, một tình cảm thiết tha về quê hương Việt Nam và ý thức cội nguồn lại rưng rưng trong trái tim mỗi người khi nghe những giai điệu dung dị và gần gũi này.


Đua top nhận quà tháng 4/2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Nội dung của bài học đầu cho con

  • tieuvuvu
  • Nội dung của bài học đầu cho con
  • 09/10/2019

  • Nội dung của bài học đầu cho con
    Cám ơn 13
  • Nội dung của bài học đầu cho con
    Báo vi phạm


Nội dung của bài học đầu cho con
Đặt câu hỏi

Trong số những bài hay về quê hương, không thể không nói đến "Bài học đầu cho con" trong tập thơ "Cỏ hoa cần gặp" (1991) của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bài viết tái hiện bức tranh quê hương bằng ngôn từ qua những hình ảnh phong phú, bình dị, bộc lộ tình yêu quê tha thiết, sâu lắng.

Nội dung của bài học đầu cho con

LỜI BÌNH

Trong số những bài hay về quê hương, không thể không nói đến "Bài học đầu cho con" trong tập thơ "Cỏ hoa cần gặp" (1991) của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bài viết tái hiện bức tranh quê hương bằng ngôn từ qua những hình ảnh phong phú, bình dị, bộc lộ tình yêu quê tha thiết, sâu lắng.

Dùng thể thơ lục ngôn, mượn lời đối thoại giữa bé và mẹ, tác giả nêu lên những định nghĩa về quê hương mới mẻ, thú vị. Nói quê hương là nói đến địa danh ta sinh ra, lớn lên; nơi lưu giữ mọi vui buồn thời thơ ấu và khi xa thường nhớ thương da diết. Tình yêu bao giờ cũng bắt đầu bằng nỗi nhớ. Nhớ quê là nhớ những hình ảnh, cảnh sắc sự vật, con người quê hương gần gũi, thân thiết hằng ngày. Lời đề từ - là những câu văn thơ nằm ngoài văn bản ngay sau nhan đề: “Quê hương là gì hở mẹ/ Mà cô giáo dạy hãy yêu?/ Quê hương là gì hở mẹ/ Ai đi xa cũng nhớ nhiều”. Đây là những câu hỏi tu từ dưới hình thức em bé hỏi mẹ và cũng là tác giả hướng tâm thế người đọc vào lời đáp của mẹ.

Mấy khổ đầu lời thơ liên tiếp trả lời em nhỏ đồng thời nêu rõ khái niệm "quê hương là": Chùm khế ngọt, đường đi học, bướm vàng bay, cánh diều biếc, con đò nhỏ, hương hoa đồng nội. Hàng loạt những hình ảnh đẹp, bình dị mà nên thơ, thân thiết với mỗi người theo nhau xuất hiện, khơi gợi trong lòng người đọc những kỷ niệm gần gũi, đẹp lung linh trong cảm nhận tuổi thơ. Theo mạch cảm xúc của bài, khái niệm về quê hương tiếp tục được triển khai rộng mở tới những cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hương sắc và âm thanh sống động. Đó là: Đêm trăng tỏ, hoa cau rụng và cả “tiếng ếch râm ran"con nằm nghe giữa mưa đêm". Khái niệm quê hương được tiếp nối như một vòng tròn xoáy chôn ốc, gần gũi và sâu sắc hơn: "Quê hương là bàn tay mẹ/ Dịu dàng hái lá mồng tơi/ Bát canh ngọt ngào toả khói/ Sau chiều tan học mưa rơi". Quê hương gắn liền với ngôi nhà thiết thân với mỗi người, nơi ấy có mẹ - hạt nhân kiến tạo và nuôi dưỡng ngọn lửa ấm áp của gia đình qua tình yêu thương, sự chăm sóc mỗi ngày.

Bài thơ cứ gia tăng hơn nữa: Quê hương không chỉ là nơi sinh dưỡng ta lớn lên với dòng sữa mẹ ngọt thơm, qua từng bữa ăn hằng ngày; quê hương còn vun bồi cho tâm hồn ta phong phú, biết cảm nhận cái đẹp quanh mình từ các hình ảnh của hoa cỏ gần gũi: "Quê hương là vàng hoa bí/ Là hồng tím giậu mồng tơi/ Là đỏ đôi bờ dâm bụt/ Màu hoa sen trắng tinh khôi". Các màu: vàng, hồng tím, đỏ, trắng làm nên bức tranh ngũ sắc về quê hương thật rực rỡ, ấn tượng. Đáng chú ý nhất là hình ảnh hoa sen, loài hoa sinh trưởng từ đầm lầy nhưng lại trong sạch tinh khôi. Điều kỳ diệu khác nhà thơ muốn gửi tới bạn đọc là "Quê hương mỗi người đều có/ Vừa khi mở mắt chào đời"; mỗi chúng ta hãy nhớ lấy và trân quý bởi "Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người". Hai câu kết bài cô đọng như một châm ngôn, hàm chứa triết lý nhân sinh thật sâu sắc. Năm 1990, bài thơ này được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc (theo bản in năm 1986) lấy nhan đề là “Quê hương” và trở nên nổi tiếng, được rất nhiều người yêu mến.

THÁI DŨNG