Nội dung tư tưởng của văn học Việt Nam từ the kỉ 20 đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945

Văn học là gì?

Văn học là một loại hình sáng tác qua đó tái hiện lại những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo trong văn học được thể hiện thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung cũng được biểu thị qua ngôn ngữ.

Khái niệm văn học đôi khi đem lại ý nghĩa tương tự như khái niệm về văn chương và trên thực tế thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, về tổng thể thì khái niệm văn học thường có ý nghĩa rộng hơn so với khái niệm về văn chương, bởi vì văn chương chỉ được sử dụng chủ yếu đến nhấn mạnh vào tính thẩm mỹ, sự sáng tạ trong văn học trên phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ thể hiện, hiểu một cách đơn giản thì văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu chính để xây dựng lên hình tượng, nội dung phản ánh và biểu hiện đời sống xã hội.

Văn học có thể kể đến nhiều thể loại khác nhau như: Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch bản, lí luận phê bình… Xét về lịch sử thì văn học được hình thành và phát triển từ lâu đời, là kết quả phát triển của văn học dân gian và văn học viết.

Về thể loại văn học điển hình đó là:

+ Thể loại trữ tình: Thơ, ca trù, truyện thơ, trường ca, thơ trường thiên…

+ Tác phẩm tự sự: Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, sử thi, ngụ ngôn

+ Kịch bản văn bản: Bi kịch, hài kịch, chính kịch, kịch tự sự

+ Các thể loại khác như: Ký, chính luận…

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945

THPT Sóc Trăng Send an email
0 14 phút

Bài soạn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945sẽ tóm tắt lại những nét nổi bật nhất về tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Qua đó, giúp các em nắm vữngnhững đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác giả và tác phẩm cụ thể.

Nội dung

  • 1 Soạn bàingắn gọnKhái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
  • 2 Soạn bài chi tiếtKhái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
    • 2.1 Luyện tập
    • 2.2 Tóm tắt nội dung lí thuyết

Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ 20

08/09/2021 Ngữ văn

Mục lục

  • Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
    • Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
    • Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
  • Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX
    • Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
    • Những chuyển biến và một số thành tựu

1. Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 mẫu 1

Bố cục

Phần 1: Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kì XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.

1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng.

3. Văn học phát triển với tốc độ mau lẹ.

Phần 2: Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

1. Thành tựu về nội dung tư tưởng.

2. Thành tựu về các thể loại văn xuôi.

3. Thành tựu về phê bình và lý luận văn học.

Phần 3: Phần tổng kết (từ “Phát triển trong hoàn cảnh” đến “của thế giới”).

1.1. Câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

a.

+ Hiện đại hóa: văn học thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa, thoát khỏi hệ thống thi pháp cổ điển của văn học Trung Hoa, tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa, văn học phương Tây.

+ Những nhân tố:

– Pháp xâm lược nước ta.

– Sự xuất hiện các thành thị và tầng lớp thị dân.

– Sự xuất hiện của tầng lớp trí thức Tây học.

– Chữ quốc ngữ ra đời.

– Báo chí ra đời và phát triển.

+ Quá trình hiện đại hóa: diễn ra qua 3 giai đoạn

– Giai đoạn 1 (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920): giai đoạn chuẩn bị, nội dung đã có sự đổi mới, thể loại cũng đổi mới những thi pháp sáng tác vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại

– Giai đoạn 2 (khoảng từ năm 1920 đến năm 1930): phát triển hơn, có nhiều thành tựu hơn, tính hiện đại gia tăng nhưng yếu tố của văn học trung đại vẫn còn tồn tại phổ biến từ nội dung đến hình thức.

⇒ Giai đoạn 1 và 2 là giai đoạn giao thời

– Giai đoạn 3 (khoảng từ năm 1930 đến năm 1945): hoàn tất quá trình hiện đại hóa.

b.

+ Sự phân hóa phức tạp: văn học công khai (hợp pháp) và không công khai (không hợp pháp). Văn học công khai lại phân hóa thành nhiều xu hướng trong đó nổi bật là lãng mạn và hiện thực.

Văn học công khai Văn học không công khai
Đội ngũ nhà văn Những trí thức Tây học Những chí sĩ yêu nước, nhà hoạt động cách mạng
Hoàn cảnh sáng tác Công khai, được chính quyền thực dân phong kiến chấp nhận cho lưu hành. Khó khăn, điều kiện sáng tác, truyền bá eo hẹp, bị quản chế, truy lùng gắt gao.
Tính chất Hai xu hướng lãng mạn và hiện thực tồn tại song song, vừa đấu tranh vừa ảnh hưởng tác động qua lại và vừa chuyển hóa lẫn nhau. + Là vũ khí tuyên truyền, chiến đấu chống kẻ thù.
+ Quá trình hiện đại hóa gắn vói quá trình cách mạng hóa văn học.

c. Nguyên nhân của sự phát triển nhanh chóng:

+ Khách quan: sự thúc bách của thời đại, xã hội xảy ra nhiều biến động lớn.

+ Chủ quan: quy luật vận động tất yếu, tự thân của nền văn học dân tộc.

1.2. Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

a.

+ Những tư tưởng chủ yếu, xuyên suốt văn học: chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước.

+ Đóng góp mới của văn học thời kì này: tinh thần dân tộc.

b.

+ Những thể loại văn học mới xuất hiện: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự.

+ Sự cách tân, hiện đại hóa tiểu thuyết:

– Mô phỏng cốt truyện, kết cấu chương hồi, kết thúc có hậu quen thuộc, minh họa quan điểm đạo đức -> cách dựng truyện tự nhiên, kết cấu linh hoạt, tập trung khắc họa tính cách, nội tâm nhân vật, ngôn ngữ được trau chuốt

– Các nhà tiểu thuyết hiện thực đưa vào tác phẩm đề tài rộng lớn về thực tại xã hội, khắc họa tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, ngôn ngữ thoát khỏi cái sáo rỗng, khuôn thước, vừa phong phú, giản dị, vừa linh hoạt,…

+ Sự cách tân, hiện đại hóa thơ ca:

– Xuất hiện đội ngũ thi sĩ Thơ mới đông đảo, phong cách nghệ thuật đa dạng.

– Thơ ca cách mạng phát triển rất mạnh mẽ.

1.3. Luyện tập

Câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX (từ 1900 đến 1930) là văn học giai đoạn giao thời vì: nó đang đi lên trong quá trình hiện đại hóa, có những thay đổi, cách tân về cả nội dung lẫn nghệ thuật nhưng vẫn không thoát khỏi hoàn toàn những thi pháp, đặc trưng về nội dung của văn học trung đại.

Ý nghĩa

Học sinh nắm được:

+ Tiến trình vận động của văn học Việt Nam từ thời kì trung đại sang hiện đại.

+ Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu XX đến cách mạng Tháng Tám 1945

+ Thành tựu chủ yếu của văn học thời kì này.