Non custodial là gì

Non custodial là gì

Copyright © 2008-2015 Công ty Cổ phần VCCorp - Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Nguyễn Bích Minh
Hotline: (84)-4-73095555 (ext: 62173) - Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số: 278/GP-BTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 14 tháng 6 năm 2017

Xem bản mobile
Chúng tôi hiểu rằng có thể bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi bắt đầu tham gia vào lĩnh vực tiền điện tử, nhất là khi bạn nhận ra mình có rất nhiều ví điện tử để lựa chọn

Có rất nhiều loại ví khác nhau như ví trang web, ví điện thoại, ví máy tính để bàn, ví giấy và ví phần cứng. Tuy nhiên, để đơn giản hóa thì ta sẽ chia chúng thành hai loại chính: ví custodialví non-custodial.

Vậy ví custodial và non-custodial là gì?

Theo định nghĩa, các ví custodial có nghĩa là một bên thứ ba sẽ giữ các khóa Bitcoin riêng tư của bạn và cho bạn. Trong nhiều trường hợp, bên thứ ba này chính là các sàn giao dịch hoặc nền tảng mà bạn mua tiền điện tử. Ngược lại, các ví non-custodial cho phép bạn giữ khóa riêng tư của mình, tức là bạn có quyền kiểm soát toàn phần tài sản của mình. 

Cả hai loại ví đều có những điểm được và mất khác nhau. Mỗi loại lại phù hợp với những trader khác nhau. Để giúp bạn quyết định được loại ví nào phù hợp với mình hơn, hãy cùng tìm hiểu sâu vào từng loại ví. 

Mặt được và mất của từng loại ví

Các ví custodial

Điểm lợi đầu tiên của loại ví này là khả năng truy cập linh hoạt. Bạn chỉ cần nhập thông tin đăng nhập là đã có thể truy cập, sử dụng hay giao dịch tài sản của mình. 

Thông thường mức phí sẽ rẻ hơn khi sử dụng các ví custodial bởi bạn sẽ sử dụng dịch vụ của các bên phi tập trung thứ ba cung cấp (ví dụ như sàn giao dịch). 

Ngoài ra khi hoạt động trên một sàn giao dịch như vậy, bạn sẽ nhận được dịch vụ chăm sóc khách hàng nếu có bất cứ vấn đề nào xảy ra với giao dịch. 

Và cuối cùng và cũng là điều quan trọng nhất, bạn không nắm giữ khóa nên không thể làm mất chúng. Các khóa riêng tư của bạn là cách duy nhất để truy cập vào tài sản, và nếu bạn tin tưởng một sàn giao dịch và cho phép họ nắm giữ chúng thì các ví custodial chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Nếu mất mật khẩu ví, bạn sẽ chỉ cần xác minh danh tính và nhận lại quyền truy cập vào tài khoản. 

Giờ hãy nói về một số mặt hạn chế của loại ví này.

Bởi vì bạn không thực sự có quyền kiểm soát các khóa riêng tư của mình cho nên về cơ bản mà nói, bạn không thực sự sở hữu những đồng coin trong ví. Thay vào đó, bạn đang cho vay. Bạn có thể so sánh tình huống này giống như các ngân hàng lưu giữ tiền của bạn hoặc một sòng bạc quy đổi tiền của bạn thành các chip. Các ví này nợ bạn số token trong đó, và các sàn giao dịch có thể sử dụng chúng cho bất kể mục đích nào. 

Mặt hạn chế thứ hai đó là tiền được các bên phi tập trung thứ ba (như các sàn giao dịch) lưu giữ, cho nên tài sản của mọi người có nguy cơ bị tấn công hoặc hack. Các sàn giao dịch là mục tiêu chính của các đối tượng độc hại như hacker vì họ nắm giữ nhiều thông tin cá nhân và riêng tư. Tất nhiên là điều này còn tùy vào sàn giao dịch tiền điện tử mà bạn lựa chọn, một số sàn sẽ có các biện pháp bảo mật tốt hơn các sàn khác. Tuy nhiên nhìn chung thì lĩnh vực tiền điện tử đã phát triển và các sàn giao dịch hiện đã có các biện pháp bảo vệ cần thiết để phòng tránh những vấn đề như trên. 

Hạn chế cuối cùng là việc sử dụng loại ví này bị phụ thuộc vào mạng Internet. Nói đơn giản thì bạn không thể truy cập vào tài sản của mình nếu không có mạng internet. 

Các ví non-custodial

Mặt lợi đầu tiên khi sử dụng một ví non-custodialbạn sở hữu khóa độc nhất của riêng mình, tức là chỉ bạn mới có thể truy cập vào tài sản. Cách duy nhất để thực hiện giao dịch là bạn phải sử dụng các khóa riêng tư để phê duyệt cho giao dịch. 

Thứ hai, loại ví này có nguy cơ bị lấy cắp dữ liệu và hack thấp hơn. Mặc dù bất cứ ai cũng có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng, tuy nhiên số tiền bạn lưu giữ trong ví của mình nhỏ hơn nhiều so với số tiền trên các sàn tập trung. Do đó, ví của bạn ít khả năng bị tấn công hơn. 

Bởi bạn có toàn quyền kiểm soát tiền và các khóa riêng tư của mình, bạn có thể rút tiền tức thì và không phải chờ bên thứ ba xử lý. 

Cuối cùng, bạn không cần kết nối internet để truy cập vào tài sản của mình. Một số ví non-custodial có thể được truy cập mà không cần kết nối internet, cho phép bạn quản lý tài sản bất cứ khi nào, ở bất cứ nơi đâu. 

Giờ hãy nói về một số mặt hạn chế khi sử dụng loại ví này. 

Đầu tiên là bạn sẽ không nhận được trợ giúp của dịch vụ chăm sóc khách hàng. Bạn sẽ chịu mọi hệ quả nếu gặp sự cố bởi bạn tự quyết định tất cả. Chỉ một lỗi đánh máy có thể dẫn đến mất mát tài sản, và không có cách nào để khắc phục lỗi đó. 

Việc gì cũng có hai mặt, để hoàn toàn làm chủ tài sản của mình thì bạn phải tự chịu trách nhiệm cho chúng. Điều này đặc biệt chính xác khi bạn mới bắt đầu. Có thể bạn sẽ thấy không thoải mái khi thiết lập một ví non-custodial hoặc thậm chí là gửi tiền đến loại ví này. Mặc dù việc thiết lập hoặc gửi tiền có thể không khó, tuy nhiên quá trình tìm hiểu và thực hành có thể khá mệt mỏi. 

Hạn chế cuối cùng là bạn sẽ đánh mất tiền của mình nếu đánh mất các khóa. Những loại ví này dễ gặp phải lỗi do người dùng, tức là nếu bạn đánh mất hoặc làm hỏng ví phần cứng có lưu trữ tất cả tiền của bạn và bạn không ghi lại khóa riêng tư của mình, thì sẽ không có cách nào để lấy lại chúng.

Không có key thì không có coin: đơn giản là vậy

Không có key thì không có coinlà một cụm từ thông dụng, thường được sử dụng để nói về sự khác biệt giữa hai loại ví custodial và non-custodial: nếu bạn không có các khóa riêng tư của mình thì coin lưu trữ trong đó về căn bản không phải là của bạn.

Hãy giả sử rằng bạn mua Bitcoin trên Robinhood. Về căn bản, bạn không sở hữu những đồng coin vừa mua. Thay vào đó, nền tảng này nợ bạn một số tiền tùy thuộc vào số BTC bạn đã mua. Việc mua Bitcoin trên PayPal cũng vậy. 

Tuy nhiên ta cũng cần phải lưu ý rằng chỉ vì ai đó giữ khóa của bạn, không có nghĩa là tiền của bạn đang gặp nguy hiểm. Đây là một hiểu lầm phổ biến, nhiều người còn cho rằng đây là điều tồi tệ nhất trên thế giới. Những ví custodial hiện nay đã nâng cấp bảo mật và giao diện người dùng để sử dụng dễ dàng hơn và an toàn hơn. 

Hãy thử lấy ví dụ về Ví Paxful. Về căn bản thì nhà cung cấp dịch vụ ví của chúng tôi là BitGo sẽ nắm giữ các khóa riêng tư của bạn. Bạn không thể tải các khóa riêng tư, tuy nhiên ít nhất bạn biết rằng chúng được một đơn vị uy tín như BitGo lưu giữ. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng nhiều khác hệ thống để bảo vệ cho tiền của bạn: dịch vụ khế ước lưu giữ có tính bảo mật cao, xác thực hai yếu tố, các công cụ phân tích chuỗi khối tối tấn nhất nhằm phát hiện các hành vi đánh cắp danh tính khả nghi. Ngoài ra, bạn có thể nhận và gửi tiền điện tử tới bất cứ ví tiền điện tử ngoài Paxful nào. 

Thật khó để cưỡng lại sức hấp dẫn của các ví custodial bởi chúng dễ sử dụng và phù hợp cho người mới bắt đầu. Việc hiểu sự khác biệt của các đồng tiền điện tử đã là nhiệm vụ nặng nề với những người mới bắt đầu rồi. Các ví custodial khiến mọi việc đơn giản hơn. Ngoài ra, các ví custodial giờ giống như những ứng dụng ngân hàng, và giao diện người dùng của họ giờ đây gần gũi hơn là các ví non-custodial. 

Custodial và non-custodial

Việc lựa chọn giữa hai loại ví này là một trong những quyết định quan trọng nhất bạn phải đưa ra trước khi tham gia giao dịch tiền điện tử. Nhiều người sẽ thích tài khoản trên các sàn custodial, số khác lại thích ví non-custodial và sẽ có những người sử dụng cả hai loại ví. Sau cùng thì quyết định vẫn nằm ở bạn, hy vọng bạn đã nắm được thông tin cần thiết.

Vì Custodial là gì?

lưu ký, như Binance Custody, một dịch vụ mà bên thứ ba "giữ dùm" khóa riêng tư và tài sản của bạn. Tài khoản Binance thông thường của bạn cũng một lưu ký. Ngược lại, nếu bạn sử dụng không lưu ký, một mình bạn có toàn quyền kiểm soát tài sản của mình.

Vì không lưu ký là gì?

2. Ví không lưu ký - Với các này, bạn sẽ tự sở hữu các khóa riêng tư của mình. Đây một lựa chọn an toàn mà hầu hết các nhà giao dịch và nhà đầu tư sử dụng. Tuy nhiên, bạn phải quản lý các khoá của mình và đặc biệt phải ghi nhớ cụm từ hạt giống.