Nồng độ cồn cho phép là bao nhiêu?

Chắc ai cũng biết đến khẩu hiệu “đã uống rượu, bia thì không lái xe” nhưng “Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt?” thì không mấy người trả lời được. Để biết chính xác đáp án, cùng theo dõi bài viết sau đây của LuatVietnam.


Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị xử phạt vi phạm?

Theo quy định hiện hành, chỉ cần phát hiện trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm. Nói cách khác nếu dụng cụ đo cho chỉ số nồng độ cồn > 0 thì các lái xe đều bị xử phạt.

Nhận định này xuất phát từ các quy định sau đây:

Thứ nhất, khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, được sửa bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, người tham gia giao thông bị nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Do đó, chỉ cần có nồng độ cồn khi sử dụng phương tiện ô tô, xe máy, máy kéo, xe đạp,… tham gia giao thông, người tham gia giao thông đều bị coi là vi phạm quy định cấm nêu trên.

Thứ hai, mức phạt cụ thể đối vi phạm nồng độ cồn tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP được quy định như sau:

Nồng độ cồn

Mức phạt

Ô tô

Xe máy

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Xe đạp

Có nhưng chưa vướt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/l khí thở

06 - 8 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng

02 - 03 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng

03 - 05 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 10 - 12 tháng

80.000 - 100.000 đồng

> 50 - 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,25 đến 0,4 mg/l khí thở

16 - 18 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng

04 - 05 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng

06 - 08 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 16 - 18 tháng

200.000 - 300.000 đồng

> 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,4 mg/l khí thở

30 - 40 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng

06 - 08 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng

16 - 18 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 - 24 tháng

400.000 - 600.000 đồng

Theo quy định này, chỉ cần kiểm tra mà thấy có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì người điều khiển phương tiện đều bị phạt vi phạm giao thông.

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt vi phạm giao thông? (Ảnh minh họa)

Ăn hoa quả, thực phẩm lên men có bị thổi phạt nồng độ cồn?

Thực tế, không chỉ có rượu, bia mà một số thực phẩm như nho, sầu riêng, chuối, trái cây lên men, siro cảm cúm... cũng có khả năng để lại nồng độ cồn trong cơ thể. Tuy nhiên lượng cồn này thường rất nhỏ và rất khó phát hiện bằng máy đo nồng độ cồn.

Tuy nhiên do cơ địa, bệnh tật, do mắc hội chứng tự lên men rượu tại ruột cũng có một vài trường hợp hiện nồng độ cồn sau khi sử dụng các thực phẩm lên men.

Dẫu vậy, người tham gia giao thông cũng không cần quá lo lắng về việc bị phạt nồng độ cồn sau khi ăn hoa quả, thực phẩm lên men. Bởi về nguyên tắc, Cảnh sát giao thông chỉ xử phạt vi phạm đối với trường hợp có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở do uống rượu, bia.

Ăn hoa quả lên men có bị thổi nồng độ cồn? (Ảnh minh họa)

Trong nội bộ lực lượng Cảnh sát giao thông cũng đã có sự quán triệt, với những trường hợp xác định là vô tình có nồng độ cồn không phải do uống rượu bia, khi đó người vi phạm có thể ngồi nghỉ, đợi thổi lại nồng độ cồn trong khí thở hoặc có thể đề nghị chuyển sang đo nồng độ cồn trong máu.

Phía Cảnh sát giao thông cũng cho biết, công dân có quyền giải trình về hành vi của mình. Do đó, nếu không uống rượu, bia mà bị phát hiện có nồng độ cồn, tài xế cần giải thích lý do và xin nghỉ ngơi thêm 10 đến 15 phút sau đó thổi nồng độ cồn cồn lần hai hoặc xin đổi sang hình thức xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Độ cồn gây ra bởi thực phẩm lên men sau khi ăn vốn đã ít lại được chuyển hóa nhanh trong cơ thể nên chỉ cần ngồi nghỉ ngơi một lát rồi thổi lại nồng độ cồn thì sẽ cho chỉ số bằng 0.

Hay như với lựa chọn xét nghiệm máu, do lượng cồn từ hoa quả lên men rất thấp nên kết quả xét nghiệm máu thường cũng sẽ cho chỉ số bằng 0. Nhờ đó, tài xế sẽ không bị xử phạt.

Nồng độ cồn cho phép khi lái xe là vấn đề được quan tâm nhiều nhất đối với các “đô thủ” trong thời buổi hiện nay. Đặc biệt là mùa tết sắp tới. Vậy nồng độ cồn cho phép khi lái xe ô tô, xe máy và mức phạt xử phạt nồng độ cồn uống rượu bia lái xe ô tô, xe máy là bao nhiêu năm trong 2023? Sau đây Luật L24H sẽ thông tin đến các bạn nội dung cơ bản nhất về nồng độ cồn 2023.

nồng độ cồn cho phép khi lái xe

Mục lục

Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông

Theo Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia số 44/2019/QH14 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành khi điều khiển phương tiện giao thông thì chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì sẽ vi phạm pháp luật.

Lái xe vượt quá nồng độ cồn mức phạt bao nhiêu?

Đối với xe máy

  • Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở theo điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở theo điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đối với xe ô tô

  • Bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở theo điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở theo điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở theo điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đối với trường hợp người điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô ở vùng đất cảng:

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/01 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng khi điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 khi điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Cơ sở pháp lý: khoản 11 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra khi vi phạm nồng độ cồn này thì còn bị xử phạt bổ sung bằng hình thức tịch thu Giấy phép lái xe tùy theo từng trường hợp.

Mức phạt nồng độ cồn

Hậu quả khi không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn?

Đối với xe máy:

Theo điểm g khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Đối với xe ô tô:

Theo điểm b khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng (theo điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Tư vấn khi bị phạt nồng độ cồn

Tư vấn khi bị phạt nồng độ cồn

  • Luật sư tư vấn mức xử phạt về nồng độ cồn trong máu, hơi thở
  • Luật sư tư vấn mức xử phạt khi không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn
  • Luật sư tư vấn những quy định về luật giao thông đường bộ
  • Luật sư tư vấn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khiếu nại quyết định hành chính

Trên đây là toàn bộ thông tin về nồng độ cồn cho phép và mức xử lý khi vi phạm nồng độ cồn mà Luật L24H thông tin đến bạn. Trong quá trình tìm hiểu có gì thắc mắc cần luật sư tư vấn luật giao thông giải đáp vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua số hotline 1900.633.716 để được luật sư vấn một cách chi tiết nhất. Xin cảm ơn!

Nồng độ cồn ở mức cho phép là bao nhiêu?

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Như vậy, có thể hiểu theo quy định của pháp luật thì không có mức tối thiểu cho nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Nồng độ cồn 065 phạt bao nhiêu tiền?

Vi phạm nồng độ cồn, lái xe có thể bị phạt đến 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 24 tháng nếu điều khiển xe mà nồng độ cồn vượt 0,4 miligam/1 lít khí thở. Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Nồng độ cồn 04 Phạt bao nhiêu đối với xe máy?

Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với ô tô.

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt 2023?

Như vậy, với người tham gia điều khiển xe gắn máy, xe máy chuyên dùng mà có nồng độ cồn dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở vẫn sẽ bị phạt.

Chủ đề