Nóng rát bụng khi mang thai

Hỏi - 22/11/2016

Chào BS !

Em năm nay 27tuổi, hiện đang mang song thai tuần thứ 10, đây là lần mang thai đầu của em. Khoảng 3 tuần nay ngày nào em cũng cảm giác nóng rát từ đốt sống ngực lan lên cổ và xuống thắt lưng. Tuy nhiên tay chân em thường xuyên ớn lạnh kèm theo đau đầu gần như toàn bộ thời gian thức, mức độ đau tùy thuộc vào cảm giác nóng. Hiện em đang dùng thuốc nội tiết Duphaston ngày 2v chia 2 lần do BS Sản chỉ định. Xin BS cho em hỏi cảm giác nóng rát đó có nguy hiểm và cần đi khám chuyên khoa không?

Trả lời

Chào bạn

Bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa vì có thể bạn đang bị trào ngược dạ dày thực quản. Các triệu chứng còn lại là do nghén lúc 3 tháng đầu.

ThS. BS. Phan Thanh Bình
K. Chăm sóc trước sinh 

Trong thời kỳ mang thai, lượng hormone thay đổi có thể dẫn đến tình trạng ợ nóng. Vậy, ợ nóng ợ chua khi mang thai là gì, có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không? Mời các mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích về chứng ợ nóng, ợ chua trong thai kỳ và cách khắc phục hiệu quả.

Hiện tượng ợ chua ợ nóng khi mang thai là gì?

Người ta ước tính rằng, có khoảng 30 – 50% bà bầu gặp phải triệu chứng ợ chua ợ nóng khi mang thai. Triệu chứng này có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ và sẽ tự biến mất ngay sau sinh. Phần lớn thai phụ sẽ xuất hiện ợ nóng ợ chua thường xuyên kể từ tuần thứ 27 trở đi.

Khi lượng acid dư thừa trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản sẽ dẫn đến tình trạng ợ chua ợ nóng. Lúc này, sự nóng rát sẽ lan rộng từ vùng ngực đến họng và xoang miệng. Do đó, sau mỗi lần ợ hơi bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu và hơi chua miệng.

Mặc dù ợ chua không gây ra nhiều phiền hà nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Nếu tình trạng này xuất hiện liên tục, mẹ bầu chán ăn mệt mỏi,… thì bạn nên thăm khám bác sĩ vì có thể là triệu chứng của các bệnh lý.

Một số dấu hiệu ợ chua khi mang thai dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh. Từ đó có thể đưa ra biện pháp bảo vệ bản thân và con yêu của mình:

  • Ngoài cảm giác nóng rát mỗi lần ợ chua, bà bầu còn bị đau ở vùng phía trên dạ dày, dưới xương sườn thì đây có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật.
  • Trong trường hợp, sau mỗi lần ợ chua mà mẹ bầu còn bị đau dạ dày ở vùng trên bên phải thì có thể đây là triệu chứng của bệnh gan.
  • Ợ chua mùi khó chịu kèm theo các cơn đau dữ dội là dấu hiệu  của bệnh viêm loét dạ dày.

Nóng rát bụng khi mang thai

Theo ước tính, có khoảng 30 – 50% bà bầu gặp phải triệu chứng ợ chua ợ nóng khi mang thai

Nguyên nhân gây ợ chua ợ nóng khi mang thai

Vậy, tại sao bà bầu là đối tượng dễ bị ợ chua ợ nóng khi mang thai? Nếu bạn chưa biết thì hãy tìm hiểu những nguyên nhân dưới đây:

  • Khi mang thai, hàm lượng Progesterone tăng lên mạnh mẽ khiến cơ vòng thực quản dưới bị giãn ra, không đóng kín được. Acid dịch vị có điều kiện trào ngược lên cổ họng. Không chỉ vậy, hormon này còn làm giảm sự co bóp của dạ dày dẫn đến tình trạng thức ăn bị ứ đọng lại và lên men sinh hơi. Do đó, mẹ bầu rất dễ bị ợ chua ợ nóng.  
  • Cùng với sự phát triển của thai nhi, kích thước và khối lượng của tử cung cũng sẽ tăng lên. Chúng tạo ra một áp lực tác động lên dạ dày. Vì vậy, càng gần những tháng cuối thì dạ dày càng bị chèn ép. Điều này khiến acid dịch vị bị đẩy ngược lên thực quản một cách dễ dàng. Đồng thời, lúc này hoạt động tiêu hóa diễn ra tại dạ dày cũng trở nên chậm hơn. Khí sinh ra từ thức ăn theo acid đi lên cổ họng khiến bà bầu bị ợ chua ợ nóng rất khó chịu.
  • Gan nhiễm mỡ trong quá trình mang thai: Dịch mật ít tiết nên khả năng tiêu hóa chất béo từ thức ăn giảm, dẫn đến tình trạng đầy bụng và ợ hơi nhiều.
  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Mẹ bầu ăn nhiều chất béo và tinh bột vào ban đêm, ăn nhanh không nhai kỹ, ăn xong nằm ngay,… dẫn đến ợ chua.

Cách chữa ợ nóng ở bà bầu

Làm gì để hết ợ nóng khi mang thai là nỗi niềm thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu triệu chứng ợ chua khó chịu thông qua một vài biện pháp như:

Thay đổi thói quen ăn uống

Để cải thiện tình trạng ợ chua ợ nóng khi mang thai, bà bầu cần thay đổi một số thói quen trong ăn uống:

  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày. Cách này sẽ giúp mẹ bầu tránh dung nạp một lượng lớn thức ăn cùng lúc, từ đó giảm khó tiêu, đầy bụng.
  • Ăn chậm và nhai thật kỹ để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của dạ dày.
  • Ngồi thẳng lưng khi ăn, đồng thời lúc ăn xong thì không nên nằm ngay để ngăn chặn acid dịch vị có thể trào ngược lên thực quản. 
  • Không ăn bữa tối quá muộn gần với giờ đi ngủ vào buổi đêm. Bởi vì dạ dày không thể tiêu hóa hết thức ăn trước lúc ngủ. Do đó, mẹ bầu nên ăn cách giờ đi ngủ tối thiểu 3 tiếng.
  • Mẹ bầu nên hạn chế uống nước trong khi ăn, chỉ nên uống nước vào khoảng thời gian nghỉ giữa các bữa ăn.
  • Nhai kẹo cao su sau khi ăn sẽ giúp mẹ bầu tăng tiết nước bọt từ đó trung hòa acid dạ dày.
  • Nên ăn các loại thực phẩm giàu xơ, sữa chua, cá, trứng, thịt gà,… dễ tiêu hóa. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…

Nóng rát bụng khi mang thai

Bổ sung đa dạng thực phẩm giàu xơ giúp mẹ bầu giảm ợ chua ợ nóng khi mang thai

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Mặc áo quần rộng rãi và thoải mái. Bởi vì, áo quần rộng rãi sẽ không gây áp lực lên vùng bụng, trong đó có dạ dày.
  • Xoa bụng nhẹ nhàng không chỉ giúp mẹ và bé thư giãn mà còn đẩy thức ăn xuống dạ dày nhanh hơn.
  • Nằm nghiêng bên trái, ở tư thế này acid dạ dày sẽ không thể trào ngược lên thực quản.
  • Kê cao gối khi ngủ, đầu ở tư thế cao hơn thân sẽ giữ được acid nằm yên trong dạ dày. 
  • Không uống rượu bia, đồ uống có khí gas hay sử dụng thuốc lá. Bởi rượu bia, thuốc lá không chỉ gây hại đối với thai nhi mà còn làm giãn cơ vòng thực quản dưới, làm tăng nguy cơ ợ chua ợ nóng khi mang thai.

Bà bầu ợ chua phải làm sao?

Cách chữa ợ nóng ở bà bầu như thế nào, làm gì để giảm ợ nóng cuối thai kỳ? Dựa vào các bài thuốc dân gian dưới đây, mẹ bầu có thể sẽ giảm bớt triệu chứng khó chịu này. Bằng cách tận dụng nguyên liệu có sẵn ngay tại nhà, mẹ bầu có thể thực hiện theo các hướng dẫn sau: 

Sử dụng nha đam và mật ong

Khả năng kháng viêm, diệt khuẩn của mật ong khi kết hợp cùng với nha đam thanh nhiệt, giải độc sẽ làm giảm chứng ợ chua ợ nóng khi mang thai.

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: mật ong khoảng 500ml và 5 lá nha đam.
  • Lá nha đam rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài và lấy phần thịt trắng đem ngâm nước muối loãng để loại bỏ nhựa.
  • Vớt nha đam ra khỏi nước, để ráo rồi xay nhuyễn.
  • Cuối cùng cho nha đam và mật ong đã chuẩn bị vào lọ thủy tinh trộn đều.

Bà bầu có thể ăn trực tiếp hỗn hợp này, hoặc đậy kín và bảo quản nếu không dùng hết.

Sử dụng nghệ và sữa chua

Curumin là chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt có nhiều trong nghệ. Sữa chua là sản phẩm chứa các vi khuẩn có lợi, hỗ trợ tiêu hóa. Vì vậy, chúng được kết hợp với nhau để giảm thiểu chứng ợ chua ợ nóng. Do đó, mẹ bầu nên thêm 1 – 2 thìa tinh bột nghệ vào sữa chua để thưởng thức trực tiếp.

Nóng rát bụng khi mang thai

Mẹ bầu có thể thêm 1 – 2 thìa tinh bột nghệ vào sữa chua nhằm giảm chứng ợ chua ợ nóng khi mang thai

Sử dụng hạt thì là

Hạt thì là chứa nhiều Anethole – chất có tác dụng điều hòa hoạt động co bóp của dạ dày, cải thiện tiêu hóa. Vì vậy, mẹ bầu có thể sử dụng nguyên liệu này để ngăn ngừa triệu chứng ợ chua, ợ nóng bằng cách:

  • Lấy 100g hạt thì là cho vào 500ml nước
  • Đun sôi hỗn hợp trong 5 phút
  • Tắt bếp, để nguội rồi uống trước khi ăn 3 lần/ngày.

Ợ chua ợ nóng khi mang thai là triệu chứng khiến nhiều mẹ bầu khó chịu. Hy vọng những biện pháp, cách làm mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp mẹ bầu thoát khỏi tình trạng này. Nếu ợ chua ợ nóng xuất hiện ngày càng nhiều, cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì mẹ bầu nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Bầu bí nóng bụng phải làm sao?

4 cách giảm nóng trong bụng khi mang thai.
Uống nước đúng cách. ... .
Thay đổi tư thế nằm để giảm biểu hiện nóng trong bụng khi mang thai. ... .
Chọn quần áo thoải mái, thoáng mát. ... .
Thay đổi lối sống để hạn chế tình trạng nóng bụng khi mang thai. ... .
5 loại tinh dầu tự nhiên “cứu nguy” mẹ bầu khỏi tình trạng bị sốc nhiệt..

Làm thế nào để hết chướng bụng khi mang thai?

Mẹo chữa đầy hơi cho bà bầu.
Uống một ly nước chanh chữa đầy hơi. Chanh là một loại quả có nhiều công dụng trong đó có chữa đầy hơi cho bà bầu hiệu quả. ... .
Ăn nhiều sữa chua. ... .
Không ăn đồ khó tiêu. ... .
Chườm túi đá ... .
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày. ... .
Vận động hàng ngày..

Bà bầu bị nóng bụng nên ăn gì?

Bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng Nguồn chất xơ dồi dào nhất là có từ rau xanh và trái cây tươi. Ngoài bữa ăn chính, bà bầu có thể ăn thêm những bữa ăn phụ để bổ sung thêm một số dưỡng chất khác mà bữa ăn chính không có. Điều này cũng có thể khắc phục được tình trạng bụng cồn cào.

Tại sao bầu lại hay ở?

Khi mang thai, tử cung sẽ lớn lên và gây sức ép đến dạ dày. hơi là tình trạng khí ở trong dạ dày được đẩy lên cơ thắt giữa thực quản và dạ dày, sau đó thoát ra bằng đường miệng. Một số phụ nữ khi có thai sẽ trở nên nhạy cảm với mùi. Do đó sẽ xuất hiện chứng hơi, buồn nôn, chua,…