Nuôi rùa cảnh như thế nào

TPO - Thời gian gần đây, tại Hà Nội và một số nơi xuất hiện trào lưu nuôi rùa làm thú cưng. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, việc nuôi rùa làm thú cưng có thể tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cho người cũng như rủi ro pháp lý khi rất nhiều loài rùa nằm trong danh mục bảo vệ của pháp luật.

Qua sự giới thiệu và khuyến khích của một người bạn, anh Lê Hoàng Nam (Hà Nội) vừa mua về 5 chú rùa cạn để nuôi để làm cảnh. Anh Nam kể, so với nuôi thú cưng khác, nuôi rùa cảnh cạn khá nhàn hạ, tốn ít công chăm sóc, hợp với người bận rộn như anh. Một vài người bạn của anh Nam cũng đang có ý định nuôi rùa làm cảnh.

Thời gian qua, xuất hiện trào lưu nuôi rùa cảnh ở một số hộ gia đình tại Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác. Trong quan điểm của một số người, việc nuôi rùa tại nhà không chỉ làm cảnh mà còn mang ý nghĩa về mặt phong thủy.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Chương trình bảo tồn rùa Châu Á (ATP), việc nuôi rùa làm cảnh tiềm ần rất nhiều nguy cơ cho người nuôi cũng như chính loài rùa.

Rùa nuôi có thể mang mầm bệnh cho người hoặc trở thành vật trung gian truyền bệnh. Nhiều loài yêu cầu điều kiện chăm sóc đặc biệt và khó nuôi nhốt. Đặc biệt, hầu hết các loài được bảo vệ bởi pháp luật, nuôi rùa trái phép có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Nuôi rùa cảnh cũng làm tăng nguy cơ tuyệt chủng loài do thúc đẩy săn bắt, buôn bán rùa hoang dã.

Nuôi rùa cảnh như thế nào

Một cá thể rùa được Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á tái thả về tự nhiên sau thời gian cứu hộ, chăm sóc.

Theo đại diện của ATP, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo rằng, rùa thường mang vi khuẩn Salmonella trên bề mặt da, vỏ mai của chúng và có thể lây truyền vi khuẩn Salmonella, gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng cho người. Salmonella là một nhóm vi khuẩn, khi xâm nhập vào cơ thể người thường gây tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày.

Tuy phần lớn các trường hợp thường không nghiêm trọng, vi khuẩn này có thể gây ra triệu chứng nặng ở một số người, thậm chí dẫn tới tử vong. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ uớc tính vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho khoảng 1,35 triệu người với 26.500 người nhập viện, khoảng 420 người tử vong hàng năm ở Mỹ.

Chuyên gia của ATP cũng khuyến cáo, hầu hết các loài rùa cạn và rùa nước ngọt bản địa được pháp luật Việt Nam bảo vệ, theo Bộ Luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Các hành vi vi phạm liên quan đến các loài này có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự với mức phạt lên tới 15 năm tù giam cho cá nhân và 15 tỷ đồng đối với pháp nhân.

Gần đây nhất, tháng 3/2021, một đối tượng đã bị tuyên phạt 10 năm tù giam vì tội nuôi, nhốt trái phép 127 cá thể rùa nguy cấp, quý, hiếm. Tuy nhiên, theo ATP hiện nhiều người Việt Nam vẫn thiếu hiểu biết về các loài rùa và luật pháp liên quan.

Ngoài ra, phần lớn các loài rùa ngoại lai bị buôn bán ở Việt Nam đều bị nhập khẩu trái phép. Việc nuôi, nhân giống hay buôn bán nhiều loài ngoại lai ở Việt Nam, đặc biệt là loài ngoại lai gây hại như rùa tai đỏ là vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính.

Ở một khía cạnh khác, theo chuyên gia của ATP, lợi nhuận khổng lồ từ buôn bán thú cảnh, đặc biệt tại thị trường châu Á đã tiếp tục thúc đẩy nhu cầu săn bắt và buôn bán rùa, làm suy giảm và tuyệt diệt các quần thể rùa hoang dã.

Tại Việt Nam ghi nhận khoảng 26 loài rùa cạn và rùa nước ngọt. Do nạn săn bắt nhiều năm qua, đến nay, có 4/26 loài sắp nguy cấp (VU), 10 loài nguy cấp (EN) và 10 loài trong tình trạng cực kỳ nguy cấp (CR), theo sách Đỏ IUCN.

“Khi xem xét các khía cạnh về sức khỏe con người, phúc lợi động vật và pháp luật, có thể thấy rằng việc nuôi rùa làm cảnh gây ra những tác hại to lớn”, đại diện ATP chia sẻ.

Nuôi rùa nước trong nhà. Rùa nước cảnh là loài vật khá dễ thương, mang đến cho người nuôi nhiều trải nghiệm khác lạ so với chó mèo. Tuy nhiên, để nuôi rùa nước khoẻ mạnh, sống lâu thì không phải ai cũng có biết. Rất nhiều bạn đã hỏi cách nuôi rùa nước bởi các bạn cứ nuôi là rùa bị chết. Bài viết sau đây xin hướng dẫn bạn đọc cách nuôi rùa nước trong nhà chuẩn nhất, từ môi trường sống đến cách chăm sóc. Điều này chắc chắn sẽ giúp các bạn chăm sóc tốt hơn cho chú rùa của mình.

MỤC LỤC

  • 1 Cách nuôi rùa nước trong nhà
  • 2 Thức ăn cho rùa nước
  • 3 Cách chăm sóc, phòng bệnh cho rùa
  • 4 Một số sai lầm thường mắc của người mới nuôi rùa

Cách nuôi rùa nước trong nhà

Cách nuôi rùa nước trong nhà có nhiều vấn đề phức tạp hơn rùa cạn vì bạn phải xây dựng hoặc tạo chỗ ở phù hợp cho chúng. Bạn có thể sử dụng một chiếc bể thuỷ tinh với kích thước phù hợp với bé rùa nước của mình, bổ sung một vài tiểu cảnh cho sinh động tư sỏi, rong rêu,… Thường thì với rùa nước các bạn phải cần một chiếc bể tối thiểu có kích thước chiều dài tối thiểu bằng 4 đến 5 lần cơ thể chúng và chiều rộng khoảng 2 đến 3 lần. Như thế chúng mới có thể thoải mái di chuyển bơi lội trong chiếc bể này.

Nếu nuôi ngoài sân vườn thì bạn có thể xây một bể xi măng, thêm một vài tiểu cảnh non bộ để rùa nước có thêm không gian tắm năng, sinh hoạt. Các tiểu cảnh này nên lựa chọn sao cho giống với tự nhiên nhất sẽ khiến rùa thích thú hơn. Ngoài ra các bạn cũng cần phải chú ý đến ánh nắng mặng trời, mực nước và đặc biệt là rào chắn xung quanh để tránh rùa đi mất.

Về nguồn nước cho môi trường sống của rùa thì các bạn cần một nguồn nước sạch, không chứa clo. Nếu sử dụng nước máy thì các bạn cần phải sử dụng máy lọc, lọc qua nhiều lần để khử hết clo trong nước. Một số bạn thường dính vào lỗi khử clo không kỹ dẫn đến việc rùa không chịu được và bị chết rất nhiều.

Nuôi rùa cảnh như thế nào
Cách nuôi rùa nước trong nhà

Ngoài nước ra thì các bạn cũng cần một khu vực trên cạn để rùa có thể lên phơi nắng, nghỉ ngơi. Nếu nuôi trong bể cảnh thì cần có thêm đèn đèn UVB, thiết bị lọc nước, đèn sưởi… Lưu ý mức nhiệt độ lý tưởng của rùa nước thường là 23~30 độ nhưng cũng có một số loài lại thích sống ở nhiệt độ khác, các bạn cần hỏi rõ người bán trước khi mang rùa về nhà nhé.

Bể kính hay bể xi măng bạn cũng phải vệ sinh vài lần mỗi tuần để đảm bảo môi trường sống trong sạch và sức khoẻ của rùa luôn đảm bảo. Nếu không lưu ý vệ sinh bể, các loại vi khuẩn rất dễ xâm nhập môi trường sống của rùa và có thể gây ra hậu quả không mong muốn.

Thức ăn cho rùa nước

Rùa nước là loài ăn tạp nênthức ăn cho rùa nước cảnh không đòi hỏi quá cầu kỳ, chỉ cần mua các loại cá nhỏ, tôm tép và rau là được. Tuy nhiên, rùa cũng rất thích ăn các loại hạt như đậu hà lan, đậu bi vì chúng không có răng. Bên cạnh đó, rùa cũng rất thích ăn chuối hoặc dâu tây và bạn có thể bổ sung thêm khoáng chất cho chú rùa cảnh của mình với các sản phẩm có bán sẵn trên thị trường.

Nuôi rùa cảnh như thế nào
Thức ăn cho rùa nước

Về thành phần thức ăn cho rùa thì các bạn nên cho rùa ăn 1 nửa là rau xanh, trái cây, củ quả còn lại 25% thì bạn cho chúng ăn thêm tôm tép, cá, côn trùng và 25% còn lại thì cho chúng ăn thêm thức ăn có sẵn dành cho rùa. Ngoài ra thì các bạn cũng cần lưu ý một số thức ăn cho rùa không được ăn đó là thức ăn cho chó mèo, thức ăn có gia vị dành cho người, rau diếp cá, và đặc biệt là cơm… Nhiều bạn không biết thường cho rùa ăn cơm rất không tốt cho rùa. Khi cho ăn thì các bạn cũng nên cắt nhỏ thức ăn để rùa có thể dễ dàng ăn và tiêu hóa được chúng.

Cách chăm sóc, phòng bệnh cho rùa

Một điều nữa bạn cần quan tâm trong cách nuôi rùa nước trong nhà đó chăm sóc và phòng bệnh cho chúng. Rùa nước thường bị cảm với nhiều triệu chứng nh chảy nước mắt, mũi và khó thở. Chính vì thế, cần lưu ý tới nhiệt độ của nước và vệ sinh thường xuyên.

Nếu rùa bị bệnh cần theo dõi sát sao, tìm hiểu và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Tuy chưa có bác sĩ riêng cho rùa nhưng bạn vẫn có thể mang bé tới bác sĩ thú y để khám bệnh. Nếu bạn chăm chút và nuôi rùa đúng cách thì chúng có thể sống rất lâu.

Nuôi rùa cảnh như thế nào
Cách chăm sóc, phòng bệnh cho rùa

Xem thêm: Cách Nuôi Các Loại Bò Sát

Một số sai lầm thường mắc của người mới nuôi rùa

Cách nuôi rùa nước trong nhà của một số bạn thường mắc phải rất nhiều sai lầm. Sau đây là một số những sai lầm thường mắc phải và hướng giải quyết:

Sử dụng nước sạch trực tiếp (còn clo) để nuôi rùa khiến rùa bị chết. Khắc phục bằng cách sử dụng máy lọc để lọc sạch clo trong nước, phơi nước ra nắng để khử clo.

Thay nước liên tục khiến rùa không kịp thích nghi với môi trường sống. Thay nước cho rùa 2 ngày 1 lần và mỗi lần thay nên thay 20% đến 50% lượng nước trong bể. Nếu bể có hệ thống lọc thì 1 tuần các bạn thay nước 1 lần hoặc khi nào thấy bể bẩn thì thay. Thường thì nước bẩn rùa sẽ ít ăn hơn nên nếu bạn thấy rùa ít ăn thì lúc này lên thay nước cho rùa.

Không biết cho rùa ăn bao nhiêu là đủ. Cái này thì 2 ngày các bạn cho rùa ăn 1 lần và mỗi lần cho ăn 20 phút. Mỗi loài rùa có một tập tính khác nhau nên các bạn nên hỏi rõ người bán thì tốt hơn.

Cho rùa ăn thức ăn cũ, hỏng, là một số vấn đề các bạn nuôi rùa đang mắc phải rất nhiều. Cần chú ý về thực phẩm mà các bạn cho rùa ăn. Nếu thực phẩm để đông lạnh thì các bạn cần rã đông rồi mới cho rùa ăn nhé. Một số lưu ý về thức ăn khô sẽ khiến nước bẩn hơn nên các bạn chú ý và có thể cho chúng ăn ít thức ăn khô hơn.

Nước trong bể thấp không đủ để ngập mai rùa hoặc quá sâu khiến rùa không thích nghi được.

Nuôi rùa cảnh như thế nào
sai lầm thường mắc của người mới nuôi rùa

Không nên nuôi rùa trong môi trường điều hòa vì nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ khiến rùa không kịp thích nghi với nhiệt độ.

Để rùa sống trong thời gian dài không có ánh nắng mặt trời, nếu nuôi trong nhà thì cần lắp đèn UVB cho rùa hoặc mang rùa ra tắm nắng mặt trời mỗi tuần tầm 7h. Nếu thiếu ánh nắng mặt trời rùa bị suy dinh dưỡng, cơ thể mềm, mai mềm…

Trên đây là một số bí quyết để cho các bạn có thể nuôi tốt rùa trong nhà. Với những hướng dẫn cách nuôi rùa nước trong nhà trên đây, Blog Vật Nuôi hy vọng đã mang tới cho bạn đọc cái nhìn toàn diện hơn, giúp bạn có thêm kinh nghiệm để nuôi được chú rùa nước khoẻ mạnh, đáng yêu.