Ở Bạc Liêu có bao nhiêu dân tộc?

Theo lãnh đạo Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu, từ sự quan tâm giúp đỡ cụ thể, thiết thực của Trung ương và địa phương; sự quyết tâm của bà con, có thể nói, hôm nay, hầu hết các phum, sóc của đồng bào Khmer đã khởi sắc.

Hiện, các khu vực có đông đồng bào dân tộc Khmer đều có đường giao thông nông thôn liên xã, liên ấp, trạm y tế, trường học kiên cố.

Chỉ tính riêng năm 2022, tỉnh Bạc Liêu đã đầu tư tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số hơn 27 tỷ đồng để thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt, đào tạo nghề…

Ban Dân tộc và Tôn giáo Bạc Liêu quan tâm thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, trong đó vận động xây dựng 18 căn nhà cho hộ Khmer gặp khó khăn về nhà ở (mỗi căn nhà được hỗ trợ 40-50 triệu đồng), tặng quà cho hàng nghìn hộ khó khăn nhân các ngày lễ, Tết.

Theo số liệu từ UBND tỉnh Bạc Liêu, hiện, toàn tỉnh có hơn 17.000 hộ gia đình Khmer với hơn 74.000 nhân khẩu, tương đương 7,57% dân số của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều khẳng định, trong nhiều năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến các xã, thị trấn luôn nhất quán chủ trương chăm lo, hỗ trợ bằng những việc làm cụ thể, thiết thực cho vùng đồng bào dân tộc Khmer, gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững.

Bạc Liêu là tỉnh có đa dạng các dân tộc thiểu số với hơn 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, chiếm 9,2% dân số toàn tỉnh; trong đó, dân tộc Khmer chiếm số lượng đông nhất với hơn 17.000 hộ, chiếm 7,6% dân số toàn tỉnh.

Việc thực hiện chính sách dân tộc, phong trào thi đua gắn với phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số đã phát huy hiệu quả.

Nhiều mô hình tập thể, cá nhân sản xuất giỏi, làm kinh tế hiệu quả được biểu dương, khen thưởng. Diện mạo các phum sóc, nhất là các phum, sóc vùng sâu, vùng xa ngày càng khởi sắc, đời sống, kinh tế người dân ngày càng phát triển.

Trong những ngày tháng 4 này, chúng tôi có dịp cùng lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đến thăm một số hộ Khmer ở huyện vùng sâu Hồng Dân.

Trong cuộc trò chuyện với anh Danh Thol - một trong những hộ Khmer từ khó khăn vươn lên khá giả ở ấp Cỏ Thum, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), anh cho biết, trước đây, đường sá đi lại khó khăn, đời sống kinh tế của gia đình khó khăn, hai vợ chồng anh phải đi làm thuê.

Nhờ các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ, định hướng người dân trong việc phát triển kinh tế, những cánh đồng lúa hoang hóa của gia đình trước đây được chuyển đổi thành cánh đồng tôm-lúa cho giá trị kinh tế cao. Nhờ vậy, Tết năm nay, gia đình anh có nhà mới khang trang, các con được đến trường học tập đàng hoàng, không phải khổ như nhiều năm trước.

Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân) Dương Thanh Hòa cho biết, trước đây, điều kiện đi lại khó khăn, việc giao thương, học hành của người dân trong vùng có nhiều trở ngại. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, diện mạo của xã vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Ninh Thạnh Lợi hôm nay đã có thay đổi rất nhiều.

Tại thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), hiện có đông đồng bào Khmer ở các xã ven biển như Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông, Hiệp Thành, phường Nhà Mát… Đời sống của nhiều hộ Khmer hôm nay ở thành phố đã vươn lên khá giả, xây được nhà mới, con cái học hành đến nơi đến chốn.

Kết quả này có được, bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Bạc Liêu, còn có sự nỗ lực vươn lên, quyết không cam chịu cảnh nghèo khó của nhiều bà con.

Đồng chí Đỗ Ái Lam, Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Bạc Liêu, cho biết, trong mấy ngày qua, Thành ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của thành phố Bạc Liêu tổ chức nhiều đoàn cán bộ đến thăm các chùa Khmer trong thành phố và các hộ Khmer tiêu biểu, tặng quà và chúc mừng năm mới của đồng bào.

Thượng tọa Tăng Sa Vong, trụ trì chùa Buppharam, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu, khẳng định: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, công cuộc đổi mới từng bước làm thay đổi bộ mặt xã hội từ thành thị đến nông thôn, tình hình an ninh chính trị ổn định, kinh tế phát triển, cuộc sống của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào Khmer phát triển so với trước đây.

Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh quyết tâm đoàn kết, nhất trí một lòng cùng các dân tộc anh em giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương Bạc Liêu ngày càng văn minh, giàu đẹp”.

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, tây bắc giáp Kiên Giang, tây và tây nam giáp Cà Mau, đông và đông nam giáp biển với 56 km bờ biển. Tỉnh lỵ hiện nay là Thành phố Bạc Liêu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 280 km.

BẠC LIÊU NON NƯỚC HỮU TÌNH

Nằm ở duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu là địa điểm mang nhiều giá trị hấp dẫn về du lịch của cả nước.

Bản đồ Bạc Liêu

Ở Bạc Liêu có bao nhiêu dân tộc?

Thông tin chung

Hiện nay, Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Bạc Liêu và 6 huyện (với 64 xã, phường và thị trấn) là:

  • Thành phố Bạc Liêu
  • Huyện Phước Long
  • Huyện Hồng Dân
  • Huyện Vĩnh Lợi
  • Huyện Giá Rai
  • Huyện Đông Hải
  • Huyện Hòa Bình

Với địa hình khá bằng phẳng, không có đồi núi, địa hình cơ bản là đồng bằng với nhiều cánh đồng rộng mệnh mông, được thiên nhiên ưu ái với nhiều kênh rạch và phù sa. Bạc Liêu lưu giữ nhiều giá trị về rừng vàng biển bạc với hệ sinh thái rừng ngập mặn vô cùng đa dạng

Rừng Bạc Liêu thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn như: tràm, chà là, giá, cóc, lâm vồ,… Bên dưới là thảm thực vật gồm cỏ và các loài dây leo. Theo Viện sinh học nhiệt đới, rừng Bạc Liêu có 104 loài thực vật, 10 loài thú nhỏ, 8 loài bò sát,…

Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km. Biển Bạc Liêu có nhiều loài tôm, cá, ốc, sò huyết,… Hàng năm, sản lượng khai thác đạt gần 100 nghìn tấn cá, tôm. Trong đó, sản lượng tôm gần 10 nghìn tấn

Bạc Liêu nổi bật với nền văn hóa đan xen của người Kinh, Khmer và người Hoa. Sự đan xen của các nền văn hóa khiến mảnh đất Bạc Liêu luôn ngập tràn với các lễ hội thu hút du khách gần xa, đặc biệt là sự tồn tại của hệ thống chùa khá đặc sắc mang dậm dấu ấn của người Khmer trước. Người Kinh có lễ hội cúng đình, thờ thần hoàng bổn cảnh có công với nước được triều đình nhà Nguyễn Sắc phong. Ngoài ra còn có đại lễ Kỳ Yên còn gọi là lễ thượng điền giữa tháng 5 âm lịch, lễ thắp miếu còn gọi là lễ hạ điền vào giữa tháng 12 âm lịch.Đồng bào Khơ-me có lễ hội vào năm mới (Chol-Chnam-Thmây) vào giữa tháng 4 dương lịch, lễ hội chào mặt trăng (Oóc-Om-Boóc) vào ngày rằm tháng 10 âm lịch, lễ hội Đôn-ta nhằm thực hiện việc xá tội vong nhân theo đạo lý nhà Phật.

Trong giao tiếp, lớp người trung niên giữa Kinh và Khơ-me hay kết thân nhau làm “ní” (người cùng tuổi). Trai, gái Kinh và Hoa thường gọi nhau là “hia”, “chế” thay cho từ anh, chị.Về văn hóa nghệ thuật Bạc Liêu, có bản vọng cổ của bác Sáu Lầu, chuyện vui bác Ba Phi, nói thơ điệu Bạc Liêu của ông Thái Đắc Hàn, vè của ông Bửu Trượng.

Diện tích – dân số và các đơn vị hành chính

Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2.520,6 km² và dân số năm điều tra dân số 2011 là 873.300 người với mật độ dân số 354 người/km². Nếu so với 63 tỉnh, thành phố thì Bạc Liêu đứng thứ 40 về diện tích và thứ 48 về dân số.

Trên địa bàn Bạc Liêu có 3 dân tộc sinh sống, người Kinh chiếm phần lớn, tiếp đến là người Khmer và người Hoa. Theo tài liệu tổng điều tra dân số (1999) thì trong tổng số dân trên địa bàn Bạc Liêu, người Kinh chiếm gần 90,0%; người Khmer chiếm 7,9%; người Hoa chiếm 3,1%; các dân tộc còn lại, mỗi dân tộc chỉ có dưới 100 người, thậm chí chỉ có trên dưới một chục người.

Bạc Liêu là vùng đất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở các cửa biển tạo nên. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là đất bằng nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và khu vực nội đồng thấp hơn vùng gần bờ biển. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Bạc Liêu nối với biển bằng cửa Gành Hào, cửa Nhà Mát và cửa Cái Cùng. Ngoài phần đất liền còn có vùng biển rộng 40.000 km². Biển Bạc Liêu có tiềm năng hải sản tương đối lớn với 661 loài cá và 33 loài tôm, cho phép đánh bắt mỗi năm 24-30 vạn tấn cá và khoảng 1 vạn tấn tôm.

Một số đặc sản khác như mắm cá trắm, nhãn Vĩnh Châu, nhãn Vĩnh Lợi, mắm chua Vĩnh Hưng

Thông tin du lịch

Đến với Bạc Liêu, du khách không thể bỏ quên lịch trình ghé thăm nhà công tử Bạc Liêu để được tham quan tận mắt lối kiến trúc nội thất cổ, cảm nhận sự xa hoa của một dòng họ với lẫy lừng điển tích lấy tiền đốt trứng một thời.

Ngoài địa danh trên, du khách cũng đừng quên ghé thăm vườn nhãn trăm tuổi cổ thụ, cây trái xum xuê trĩu quả; Tháp Vĩnh Hưng già nua xếp vào hàng cụ kỵ của những tháp nhiều tuổi nhất của dồng bằng Sông Cửu Long; Chùa Xiêm Cán cũng thu hút khách du lịch nhờ sự uy nghiêm, cổ kính nhưng độc đáo…

Các ngôi nhà trên biển, yên bình và hoang dã, nổi bật với sân chim Bạc Liêu cũng là nơi đầy hấp dẫn cho những ai muốn trở về với thiên nhiên.

Nơi đây cũng là địa điểm đón tiếp du khách với nhiều món ăn đặc sắc như lẩu mắm cá sặc nước dừa ngạt ngào đến mê hoặc lòng người, bánh tằm Ngan Dừa nổi tiếng cả một vùng trời, bánh xèo A Mật, bún bò cay, bún nước lèo, đồ hải sản…Đây đều là những món ăn ngon đậm nét miền Tây mà du khách không thể tìm thấy ở một vùng đất nào khác.

Cẩm nang du lịch Bạc Liêu

Từ bến xe miền tây của Thành phố Hồ Chí Minh, du khách có thể theo các tuyến xe chất lượng cao như Mai linh, Phương Trang để về thị xã Bạc Liêu. Từ đây, du khách có thể ghé thăm các địa điểm khác theo hành trình.

Thời gian ghé thăm Bạc Liêu tốt nhất là khoảng rằm tháng mười khi lễ hội Ok Om Bok – một trong ba lễ hội lớn nhất của người Khmer diễn ra. Trong thời gian diễn ra Lễ Hội, du khách có thể cảm nhận nhịp sống rộn ràng và sinh hoạt của người dân nơi đây.

Bạc Liêu bao nhiêu dân tộc?

Ông Phan Thanh Duy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Bạc Liêu có dân số trên 900 nghìn người, với 3 dân tộc chủ yếu gồm: Kinh, Hoa, Khmer (trong đó dân tộc Khmer chiếm gần 8,51%, dân tộc Hoa chiếm 3%).

Bạc Liêu là dân tộc gì?

Bạc Liêu không chỉ là quê hương giàu truyền thống cách mạng, mà còn là mảnh đất hội tụ của 3 dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa. Dù mỗi dân tộc có một nét văn hóa riêng nhưng theo dòng chảy của thời gian, tất cả đã giao thoa, hòa hợp thành thứ văn hóa rất đặc trưng và đặc sắc cho xứ Bạc Liêu.

Bạc Liêu có diện tích bao nhiêu?

213,8 km²Thành phố Bạc Liêu / Diện tíchnull

Bạc Liêu có bao nhiêu áp?

Tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện, trong đó 64 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 phường, 5 thị trấn và 49 xã (bao gồm 512 khóm, ấp).