Onisan nghĩa là gì

Có bạn hỏi mình qua facebook là "anh" thì gọi là ani, onii-san hay aniki. Tôi đã trả lời trên facebook và nội dung như dưới đây. "Anh trai" thì là "ani" nhưng khi gọi anh mình thì gọi là "oniisan", chú ý ani có 1 i thôi còn oniisan là ni và i nhé. Khi nói với người khác mà nói anh tôi thì nói là "watashi no ani". Bạn xem bên dưới cách viết kanji, hiragana. Nhưng nếu gặp một anh không phải họ hàng mà lớn tuổi hơn thì cũng gọi là oniisan được. Gọi mẹ cũng vậy, gọi mẹ mình là okaasan, khi gặp người khác có con thì cũng gọi là okaasan được, tức là "chị, cô", thường gọi khi người đó đi cùng con của mình. Các cách gọi kiểu này là cách gọi lịch sự nhưng thân thiết, không suồng sã mà lại tạo cảm giác như là thân quen. Còn người Kansai (Osaka, Kyoto, ...) thì thay vì gọi oniisan thì gọi là aniki. Còn nói về các bà chị thì là aneki. (Chắc các bạn cũng biết phim Kiken-na Aneki do Itou Misaki đóng chứ nhỉ) Có thể dịch aniki, aneki ra là "ông anh", "bà chị" đó. Tóm lại: Gọi anh mình là oniisan, niisan (thân thiết hơn), niichan (thân thiết) Chị mình: oneesan, neesan, neechan Gọi ba mình: Otousan, tousan, touchan Gọi mẹ mình: Okaasan, kaasan, kaachan Gọi ông, bà mình: Ojiisan, jiisan, jiichan / Obaasan, baasan, baachan Anh lớn tuổi hơn: Oniisan (thân thiết), anata (xa cách) Chị lớn tuổi hơn: Oneesan (thân), anata (xa cách) Gọi anh mình, chị mình với người khác: Watashi no ani, watashi no ane Gọi mẹ, ba mình với người khác: Haha, chichi (watashi no haha, watashi no chichi thì cũng được nhưng thừa thãi) Gọi ba mẹ người khác: Tajima-san no otousan, Tajima-san no okaasan Nói cha, mẹ trong văn bản chính thức hay văn kể: Cha: 父親 Chichioya (Phụ Thân) Mẹ: 母親 Hahaoya (Mẫu Thân) Cha mẹ: 両親 Ryoushin (Lưỡng Thân) / 親 Oya (Thân) Oya cũng dùng khi nói chuyện: Watashi no oya = ba mẹ tôi Watashi no ryoushin = ba mẹ tôi 両親 cũng có thể dùng trong giao tiếp và dạng lịch sự là ご両親 Go-Ryoushin, ví dụ ご両親はいかがですか "Go-Ryoushin wa ikaga desu ka?" nghĩa là "Hai bác nhà anh/chị có khỏe không?" (hỏi thăm cha mẹ người đối diện). Ani thì là あに nhưng oniisan thì có thêm một "i" nữa nhé: おにいさん Anh: 兄(あに Ani, Kanji: Huynh)、お兄さん(おにいさん Oniisan)、兄貴(あにき Aniki) Chị: 姉(あね Ane, Kanji: Tỷ)、お姉さん(おねえさん Oneesan)、姉貴(あねき Aneki) Mẹ: 母(はは Haha, kanji: Mẫu)、お母さん(おかあさん Okaasan)、母ちゃん(かあちゃん Kaachan) Cha: 父(ちち Chichi, kanji: Phụ)、お父さん(おとうさん Otousan)、父ちゃん(とうちゃん Touchan) Bà: お婆さん(おばあさん Obaasan, kanji: Bà) Ông: お爺さん(おじいさん Ojiisan, Kanji: Gia)

Tuy nhiên, đây là bộ gõ của mình thôi. Bộ giáo dục Nhật Bản (MEXT) đã thay đổi cách viết kanji, đó là khi nói Okaasan thì không viết お母さん nữa mà chỉ viết là 母さん mà thôi. (Xem tại đây)

Kansai (関西 Quan Tây) là vùng gồm Osaka, Kyoto và vùng lân cận, còn Kantô (関東 Quan Đông) là vùng quanh Tô-ki-ô. Chữ 関 Quan nghĩa là cửa ngõ, có lẽ là do nằm phía đông và phía tây của một quan ải nào đó. Hai vùng này xưng hô và cách dùng từ khác nhau như Sài Gòn và Hà Nội vậy. Người Kanto thì cho rằng người Kansai suồng sã, bất lịch sự còn người Kansai cho rằng người Kanto giả tạo, lạnh nhạt và không bao giờ thể hiện thái độ thật. Ví dụ ở Osaka thì có thể gọi Aniki, Aneki, tức "ông anh", "bà chị" được chứ ở Tokyo thì không. Người Tokyo rất lịch sự nên thường hay bị cho là lạnh nhạt, không thật lòng. Hai vùng này khá ghét nhau như SG và HN thôi. Nếu phải so sánh thì SG giống  như Tokyo vậy, con người khá thanh lịch và lịch sự. Tuy nhiên, những nơi này thì ai phải tự lo người đó thôi chứ không có chuyện người này dựa dẫm người kia. Sống ở Kansai thì có vẻ sẽ chan hòa hơn nhưng ngược lại lại hay bị can thiệp vào cuộc sống riêng. Tùy tính cách mà bạn có thể thấy hợp với vùng nào. Takahashi thì vẫn thích Tokyo hơn, vì mình là một người lịch sự mà ha ha.

Có một điều chắc chắn là ai cũng nghĩ quê mình là nhất. Mọi người thường có xu hướng chẳng bao giờ đi tới đâu và luôn nghĩ nơi mình ở là nhất quả đất ^^

Bạn cũng có thể tìm kiếm từ khóa sau để xem người Nhật nhận định người Kansai và người Tokyo khác nhau như thế nào:
>> Cách xưng hô trong gia đình Nhật Bản (năm 2012)
>> Nhân xưng trong tiếng Nhật (năm 2011)
- Takahashi -

302. お兄さん onisan nghĩa là gì?

Ý nghĩa : anh trai (người khác)

Ví dụ 1 :

あなたのお兄さんは何歳?
Anata no o niisan ha nan sai?

Anh trai của bạn bao nhiêu tuổi

Ví dụ 2 :

お兄さんの仕事は何ですか。O niisan no shigoto ha nan desu ka.

Công việc của anh bạn là gì?

303. 大きい oki nghĩa là gì?

Ý nghĩa : to, lớn

Ví dụ 1 :

あの大きい建物は何ですか。
Ano ookii tatemono ha nan desu ka.

Công trình lớn kia là cái gì?

Ví dụ 2 :

君の家は本当に大きいですね。Kimi no ie ha hontouni ookii desu ne.

Nhà của cậu thực sự to nhỉ.

304. 小さい chisai nghĩa là gì?

Ý nghĩa : nhỏ, bé

Ví dụ 1 :

こう小さい字は読めない。
Kou chiisai ji ha yome nai.

Chữ nhỏ như thế này không thể đọc được

Ví dụ 2 :

これより小さい靴をください。Kore yori chiisai kutsu o kudasai.

Hãy cho tôi đôi giày nhỏ hơn cái này.

305. 辛い karai nghĩa là gì?

Ý nghĩa : cay, vị cay

Ví dụ 1 :

彼は辛いものが好きです。
Kare ha karai mono ga suki desu.

Anh ấy thích đồ ăn cay

Ví dụ 2 :

インド人のカレーライスはとても辛いです。Indo jin no kare-raisu ha totemo karai desu.

Cơm cà ri của người Ấn Độ rất cay.

306. 八 hachi nghĩa là gì?

Ý nghĩa : tám

Ví dụ 1 :

りんごを八個ください。
Ringo o hachi ko kudasai.

Cho tôi 8 quả táo

Ví dụ 2 :

ハ割る二は四ですHa wareru ni ha yon desu

Tám chia hai bằng bốn.

307. あそこ asoko nghĩa là gì?

Ý nghĩa : chỗ kia

Ví dụ 1 :

あそこにバス停があります。
Asoko ni basutei ga ari masu.

Chỗ kia là điểm dừng xe bus

Ví dụ 2 :

あそこにA会社があります。Asoko ni A kaisha ga ari masu.

Chỗ kia có công ty A.

308. 来る kuru nghĩa là gì?

Ý nghĩa : đến

Ví dụ 1 :

彼は昼すぎに来ます。
Kare ha hiru sugi ni ki masu.

Anh ấy sẽ đến lúc quá trưa

Ví dụ 2 :

先生が忘年会に来ました。Sensei ga bounenkai ni ki mashi ta.

Thầy giáo đã tới tiệc tất niên.

309. 前 mae nghĩa là gì?

Ý nghĩa : trước

Ví dụ 1 :

その店の前で会いましょう。
Sono mise no mae de ai mashou.

Chúng ta sẽ gặp nhau trước cửa hàng đó nhé

Ví dụ 2 :

家の前に知らない人が立っています。Ie no mae ni shira nai hito ga tatte imasu.

Trước nhà tôi có một người tôi không quen biết đang đứng

310. 五日 itsuka nghĩa là gì?

Ý nghĩa : 5 ngày, ngày mồng 5

Ví dụ 1 :

五月五日は祝日です。
Gogatsu itsuka ha shukujitsu desu.

Ngày mồng 5 tháng 5 là ngày nghỉ

Ví dụ 2 :

四月五日は僕の誕生日です。Shigatsu itsuka ha boku no tanjou bi desu.

Mùng 5 tháng tư là sinh nhật tôi.

Trên đây là 10 từ vựng tiếng Nhật mỗi ngày 31. Mời các bạn cùng học bài tiếp theo tại đây : 10 từ mỗi ngày 32. Hoặc xem các từ vựng tương tự khác trong cùng chuyên mục : 10 từ vựng tiếng Nhật mỗi ngày.

We on social :
Facebook – Youtube – Pinterest

Xem thêm nhiều bài viết khác thuộc chuyên mục: Từ vựng

Prev Post

Học chữ Kanji bằng hình ảnh 勝, 負, 賛

Next Post

Kế hoạch luyện thi N4 trong 2 tháng

Leave a comment

“Onii chan” nghĩa là gì trong tiếng Nhật?

“Onii chan” trong tiếng Nhật có ý nghĩa là “anh trai”. Cụm từ này được con gái Nhật sử dụng với những người con trai lớn tuổi hơn dù cùng huyết thống hay không. “Chan” là 1 cách gọi thân mật. Trong gia đình hay bạn bè thân thiết, hậu tố “chan” cũng được sử dụng khá nhiều.

Ojii chan: ông

Obaa chan: bà

Otou chan: bố

Okaa chan: mẹ

Onii chan : anh

Onee chan: chị

Cách sử dụng hậu tố “chan”

“Onii chan” hiện nay được sử dụng khá nhiều trên Internet. Cư dân mạng quốc tế sử dụng nó như 1 cách để gây sự chú ý của con gái đối với những người con trai hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên biết cách sử dụng hậu tố này trước khi ứng dụng nhé.

Một số điều bạn cần lưu ý đó là:

– “Chan” chủ yếu được sử dụng với trẻ em, các thành viên nữ trong gia đình, người yêu và bạn thân.

– Không được sử dụng “chan” với người có tuổi tác và địa vị cao hơn mình trong xã hội.

– Hậu tố “chan” hoàn toàn có thể sử dụng với tên của mình.

Sở dĩ ông và bà đều có thể gọi với hậu tố “chan” là vì khi người ta già, họ không thể chăm sóc mình được nữa. Dường như họ trở về trạng thái khi mới sinh, tức là cần người khác chăm sóc. Dùng từ “chan” để thể hiện phần trẻ con trong con người họ.

Một số hậu tố gọi trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật còn rất nhiều hậu tố gọi khác được sử dụng trong xưng hô.  Các bạn cùng tìm hiểu nhé:

Đây là hậu tố được sử dụng nhiều nhất và ở nhiều lứa tuổi nhất. “San” có thể được ghép với tất cả tên gọi ở nhiều hoàn cảnh, tình huống giao tiếp khác nhau.

Tuy nhiên, “san” chỉ ghép với tên người khác. Nếu ghép với tên mình sẽ thành mắc lỗi thiếu lịch sự.

“San” còn có thể được để kết hợp với:

+ Danh từ chỉ nơi làm việc

Ví dụ: Người bán hoa được gọi là hanaya-san (cửa hàng hoa + san) hoặc người bán sách sẽ là honya-san (hiệu sách + san).

+ Tên công ty

Ví dụ: Mitsubishi-san.

Bạn có thể tìm được sự kết hợp này ở trên bản đồ nhỏ của điện thoại hay thẻ tín dụng ở Nhật Bản.

+ Tên động vật, đối tượng vô tri vô giác.

Ví dụ: usagi-san (thỏ), sakana-san (cá).

Tuy nhiên, hành động này được xem là trẻ con nên tránh sử dụng trong những phát biểu quan trọng.

+ Chồng và vợ cũng có thể gọi nhau bằng “san” nếu thích.

+ Có 1 cách chơi chữ với “san” khá thú vị. Giới trẻ Nhật Bản thường gắn số 3 sau tên của người khác để thay cho hậu tố “san”. Vì trong tiếng Nhật số 3 phát âm là “san” 三 (さん)

Có “onii chan” liệu có “onii kun” không nhỉ? Trong tiếng Nhật thì có.

+“Kun” được dùng khá nhiều khi người lớn tuổi muốn gọi 1 bé trai. Ngoài ra, “kun” được sử dụng trong khá nhiều trường hợp. Và nó được coi là từ đáng trân trọng nhất trong số các kính ngữ của Nhật.

+“Kun” được dùng khi 1 bạn nữ muốn thổ lộ tình cảm hoặc thể hiện sự thân thiết và tôn trọng giữa 2 người với nhau.

+ Khi gọi tên 1 người mà bạn yêu quý, cũng có thể thêm “kun”.

+“Kun” được dùng nhiều nhất khi người đó gây ấn tượng với mình, 1 người thông minh học giỏi hoặc có vẻ đẹp xuất sắc.

“Sama” là phiên bản tôn trọng cao hơn của “san”. Nó được sử dụng với những người có địa vị cao hơn nhiều so với mình, những vị khách hàng hoặc đôi khi là những người bạn rất ngưỡng mộ.

Nếu sử dụng “sama” với chính mình, thì sẽ là sự kiêu ngạo 1 cách cực đoan (hoặc mỉa mai đến sự khiêm tốn của bản thân).

Hậu tố “sama” được dùng :

+ Sau tên của người nhận trên bưu thiếp, thư từ và email trong kinh doanh.

+ Nhóm định từ như o-machidou sama (cảm ơn bạn đã chờ).

+ Giao tiếp buôn bán với ý nghĩa là khách hàng. Ví dụ okyaku-sama (quý khách).

Khác với “onii chan” hay cụ thể là “chan”, “senpai” là hậu tố được dùng để chỉ những người đồng sự có thâm niên cao hơn.

Trong trường học, giáo viên không phải “senpai” mà là những anh chị học lớp cao hơn. Trong công việc, đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm hơn là “senpai”, sếp không phải là “senpai”.

Đây là hậu tố được sử dụng để gọi giáo viên , bác sĩ, chính trị gia và những người có thẩm quyền khác.

“Senpai” và “sensei” không chỉ là 1 hậu tố, mà còn là danh hiệu độc lập.

“Sensei” đôi khi còn được sử dụng để nịnh bợ. Người Nhật sẽ dùng từ này để làm nổi bật sự cuồng vọng với những người tự cho phép mình gắn với thuật ngữ này.

Video liên quan

Chủ đề