Phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến

Cẩm nang dạy học – Sau khi đọc bài viết so sánh về các công cụ để tổ chức dạy học trực tuyến, mình tin là bạn đã chọn được hệ thống quản lý học tập để quản lý học sinh, giao nhận bài tập, chấm điểm và theo dõi tiến trình học tập của học sinh cũng như một công cụ phù hợp để tổ chức giờ học trực tuyến.

Nhưng, làm thế nào để tổ chức một giờ học trực tuyến hiệu quả?

Để giờ một học trực tuyến hiệu quả GV cần

  1. Chuẩn bị bài giảng với các nhiệm vụ học tập được chia nhỏ.
  2. Chuẩn bị các học liệu phục vụ cho bài học.
  3. Đa dạng hóa các hoạt động học tập thông qua việc kết hợp kênh hình, kênh chữ, kênh tiếng, thử thách, trò chơi.
  4. Sử dụng các công cụ đánh giá quá trình trực tuyến để phản hồi, đánh giá ngay từng nhiệm vụ nhỏ của HS (Để đề phòng thời gian tải các công cụ hỗ trợ này bị lâu, GV cần mở sẵn các công cụ cần dùng trước khi vào giờ học).
  5. Tạo cơ hội cho HS tham gia thảo luận trong buổi học thông qua tính năng chat của các công cụ gọi trực tuyến hoặc các công cụ cho phép tạo không gian thảo luận trực tuyến

Một số công cụ hỗ trợ tương tác trong lớp học trực tuyến

1.Công cụ hỗ trợ dạy học – Kahoot!

Kahoot! là một nền tảng học tập dựa trên trò chơi giúp người dùng dễ dàng tạo, chia sẻ và chơi các trò chơi học tập hoặc câu đố đố trong vài phút. Kahoot! không cần cài đặt phần mềm, kiến thức hoặc quản lý trước đó, trong khi các câu hỏi có thể được tạo ra trong một thời gian rất ngắn và theo cách đơn giản. Hơn nữa, các câu trả lời của HS được ghi trong một Excel, điều này giúp GV dễ dàng phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định phù hợp. Mặt khác, công cụ này cho phép người dùng xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm với dữ liệu đa dạng bao gồm hình ảnh, video và sơ đồ giúp thiết kế hấp dẫn hơn cho HS và do đó, tăng động lực trong quá trình học tập. Ngoài ra, Kahoot! còn có chức năng Ghost Mode cho phép người học chơi với chính mình ?

2. Công cụ hỗ trợ dạy học – Mentimeter

Mentimeter là một công cụ trực tuyến dựa trên web (web-based) giúp GV thu thập thông tin theo thời gian thực. GV chỉ cần có một thiết bị hỗ trợ Internet là có thể sử dụng được Mentimeter. Mentimeter cho phép HS theo dõi bài thuyết trình của GV trên thiết bị của họ và tham gia tương tác với GV thông qua các loại câu hỏi dạng dạng câu đố, câu hỏi mở, word cloud (hình ảnh các chữ sắp xếp thứ tự theo một hướng nào đó và làm nổi bật một vài từ chính), dạng câu hỏi đa lựa chọn. Không giới hạn số lượng người tham gia, không cần đăng nhập, HS chỉ cần truy cập vào trang web //www.menti.com/ và nhập mã số được cung cấp bởi GV là có thể tham gia vào các hoạt động tương tác thú vị.

3. Công cụ hỗ trợ kiểm tra, đánh giá – Microsoft Forms

Với Microsoft Forms GV có thể tạo các khảo sát, bài kiểm tra. GV có thể mời HS tham gia phản hồi bằng cách dùng hầu như bất kỳ trình duyệt web hoặc thiết bị di động nào. GV dễ dàng xem kết quả theo thời gian thực khi các biểu mẫu, bài kiểm tra… được gửi đi, sử dụng phân tích tích hợp sẵn để đánh giá phản hồi và xuất kết quả với Excel để thực hiện việc phân tích bổ sung. Với Microsoft Forms, GV dễ dàng tạo các phiếu khảo sát hoặc bài kiểm tra trực tuyến với các loại câu hỏi như lựa chọn, văn bản (câu trả lời ngắn, câu trả lời dài), xếp hạng, sắp xếp theo thứ tự, ngày tháng.

4. Công cụ hỗ trợ dạy học – Nearpod

Nearpod là một công cụ trình bày đồng bộ hóa bản trình bày với các thiết bị khác. Điều này có nghĩa là mọi hoạt động trên thiết bị của GV sẽ hiển thị trên thiết bị của HS. Với Nearpod GV có thể thiết kế nhiều hoạt động thú vị cho HS như ghép cặp, điền vào chỗ trống, câu đố, bỏ phiếu…

5. Các công cụ whiteboard online

Các công cụ này giúp cho GV và HS viết, vẽ cùng nhau trên bảng trắng trực tuyến. Rất tiện lợi khi GV cần giải thích rõ hơn nội dung nào đó hoặc yêu cầu HS giải bài tập.

6. Công cụ hỗ trợ dạy học – Padlet

Padlet là một ứng dụng Internet miễn phí cho phép mọi người bày tỏ suy nghĩ của cá nhân về một chủ đề một cách dễ dàng. Nó hoạt động như một bảng trực tuyến, nơi mọi người có thể đặt bất kỳ nội dung (ví dụ như hình ảnh, video, tài liệu, văn bản) bất cứ nơi nào trên trang web, cùng với bất cứ ai, từ bất kỳ thiết bị. Cùng kiểu công cụ cho phép HS thảo luận GV có thể sử dụng Slido.com.

Một số mẹo nhỏ khi dạy trực tuyến

1. Cần có nội quy lớp học trực tuyến. Nội quy nên thể hiện dưới dạng video với các nhân vật, hiệu ứng thú vị bằng Biteable hoặc Powtoon.

2. Hãy khởi động bài học bằng một game thật vui.

3. Khen thưởng HS khi HS làm bài đúng, có câu trả lời hay, có 1 ý tưởng thú vị hoặc đơn giản là tập trung học bài bằng lời nói hoặc dùng các badge, sticker sẵn có trong các ứng dụng quản lý lớp học như Teams, ClassDojo, Edmodo…

4. Trong khi giảng thỉnh thoảng hãy dừng lại để hỏi HS xem có nghe rõ không, có nhìn thấy màn hình chia sẻ của GV hay có câu hỏi gì không.

5. Khi HS online bằng cả điện thoại và máy tính hãy yêu cầu các con tắt mic để tránh hiện tượng echo (âm thanh bị vang, vọng gây đau đầu cho người tham dự), khi HS muốn phát biểu hãy sử dụng tính năng Raise hand có trong các công cụ tổ chức giờ học trực tuyến.

6. GV hãy thật thoải mái khi dạy và hãy nhớ rằng HS của mình thế hệ Z, các con được sinh ra và lớn lên cùng công nghệ nên hãy thoải mái nhờ các con trợ giúp về mặt công nghệ. Ví dụ thầy cô hãy trao quyền cho HS làm trò chơi khởi động bằng Kahoot!, Quizizz… GV chỉ là người kiểm soát nội dung.

Nguồn: Cao Hồng Huệ

Tại Trường THCS Nguyễn Công Trứ (quận Ba Đình), để quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ I thuận lợi và đạt hiệu quả cao, giáo viên chủ động tổ chức ôn tập nhiều dạng bài trắc nghiệm giúp học sinh làm quen. Đặc biệt, đề thi của các môn tích hợp được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm và chia nội dung theo tỉ lệ số tiết dạy.

Cô Lê Thị Oanh - giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ cho biết: Với môn Lịch sử - Địa lý, lượng câu hỏi sẽ chia thành 3 phần, Sử 2 - Địa 1. Thời gian kiểm tra là 40 phút, đề thi sẽ có 20 câu liên quan đến kiến thức Lịch sử và 10 câu thuộc kiến thức Địa lý. Nhà trường cũng điều chỉnh lịch kiểm tra xuống còn 45 phút so với kiểm tra trực tiếp là 60 phút để phù hợp với tình hình thực tế dạy online.

Các giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ đã sử dụng phần mềm Azota tạo đề và chọn khung giờ kiểm tra. Khi tạo đề, thầy cô chọn định dạng học sinh chỉ được phép làm một lần và biết kết quả sau khi cả lớp đã nộp bài, đảm bảo tính khách quan.

Còn cô Lê Kim Anh - Hiệu trưởng Trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) cho biết: Học sinh nhà trường làm bài kiểm tra giữa học kỳ I từ ngày 25/10 - 8/11 với các môn Toán, Văn, Tiếng Anh, Khoa học Tự nhiên, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý, GD Công dân, Tin học trực tuyến qua phần mềm Microsoft Teams.

Để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, học sinh ôn tập theo đề cương và hướng dẫn của giáo viên bộ môn, chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho bài kiểm tra trực tuyến như bút, giấy nháp, thiết bị điện tử có kết nối mạng và sử dụng được tính năng video, audio, đường truyền mạng tốt không gian yên tĩnh. Trước thời điểm kiểm tra, học sinh nếu không đảm bảo thiết bị kiểm tra trực tuyến sẽ được bố trí kiểm tra trực tuyến tại trường.

Việc đánh giá kết quả của học sinh được xem là một trong những bước quan trọng, giúp giáo viên biết phương pháp dạy của mình có phù hợp không; học sinh có thật sự ham muốn, ý thức và tự giác không. Sau khi hoàn thành các bài kiểm tra, giáo viên triển khai chấm bài qua phần mềm Azota. Phụ huynh học sinh sẽ dễ dàng xem được kết quả, đánh giá được thực chất quá trình học tập của con em mình.

Anh Nguyễn Quốc Hưng - phụ huynh học sinh Trường THCS Thanh Xuân Trung ủng hộ việc thi trực tuyến vì đã học thì phải có kiểm tra, đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục. “Qua thời gian theo dõi con học trực tuyến, tôi yên tâm khi con tiếp thu đầy đủ kiến thức. Việc hoàn thành các bài kiểm tra cũng giúp con rèn khả năng làm bài thi, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vào lớp 10 THPT tới đây”.   

Video liên quan

Chủ đề