Phần tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Những người dân làng chài được khắc họa vô cùng ngắn gọn: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” Họ là những người con miền biển, gắn bó biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “trai tráng” sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là “bơi thuyền”- không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướt:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Khi ra khơi chiếc thuyền với cái khoang còn trống rỗng. Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa, vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.

Hình ảnh đáng nhớ về con thuyền đang cuốn ta vào một chuyến đi biển thì tác giả rẽ sang một lối phác họa mới:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Tế Hanh dành hai câu thơ để nói về hình ảnh cánh buồm. Vẫn sử dụng lối nói so sánh “ Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” thông qua động từ “giương”, cánh buồm trở nên lớn lao, gần gũi với người miền biển, đây cũng là cách so sánh hết sức độc đáo của nhà thơ. “Cánh buồm” là sự vật cụ thể, hữu hình ví với “mảnh hồn làng”, trừu tượng, được cảm nhận bằng tâm tưởng, cánh buồm ra khơi hay người dân chài cũng đang vươn mình bằng tất cả sức mạnh của bản thân để :

“rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

45 điểm

Trần Tiến

Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. (Quê hương - Tế Hanh)

Tổng hợp câu trả lời (1)

Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và “cánh buồm” như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. (1 điểm) - Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. (1 điểm) - Một loạt từ : Hăng, phăng, rướn, vượt... được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. (0.5 điểm) - Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hoành Khung, nhận xét về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên như sau: “Ông đồ có thể coi là một áng thơ toàn bích, là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới”. Bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
  • Vở kịch nào sau đây không phải là của tác giả Mô-li-e? A. Tôi và chúng ta B. Lão hà tiện C. Trưởng giả học làm sang D. Người bệnh tưởng
  • Nêu đặc sắc nghệ thuật của văn bản Bài toán dân số
  • Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích? Theo em đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
  • Tập làm văn Văn bản ” Thuế mỏu” là một thứ thuế dó man nhất, tàn bạo nhất của chớnh quyền thực dõn đối với các nước thuộc địa , đồng thời thể hiện tấm lũng của Nguyễn i Quốc. Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản ấy , hóy làm sỏng tỏ nhận định trên.
  • Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên, thường được ghi nhớ mãi mãi Đế diễn tả dòng cảm nghĩ này, một nhà văn viết : "Hằng năm cứ vào cuối thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đấy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học…” (Trích Ngữ văn 8, tập một— NXB Giáo dục, 2016) Từ ngữ liệu trên, hãy viết bài văn kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của bản thân
  • Tôi học ở trường gần hết mùa đông, rồi mùa hè mẹ tôi mất và ông tôi lập tức cho tôi đi “ở với người đời” - vào học việc xưởng vẽ. Tuy tôi đã đọc được mấy cuốn sách hay, nhưng tôi vẫn không ham đọc sách lắm, vả chăng cũng khônng có thời giờ. Nhưng chẳng bao lâu, sự ham thích đó xuất hiện và lập tức trở thành một khổ hình dịu ngọt của tôi - điều đó tôi đã kể tỉ mỉ trong cuối ở với người đời của tôi. Tôi biết đọc một cách có ý thức năm tôi 14 tuổi. Trong những năm ấy, tôi đã không chỉ say mê tình tiết của sách - tức là sự phát triển của ít nhiều lí thú của những biến cố được đưa ra - mà tôi bắt đầu hiểu được vẻ đẹp của những đoạn miêu tả, bắt đầu suy nghĩ về tính cách các nhân vật, lờ mờ đoán được mục đích của tác giả cuốn sách và lo ngại cảm thấy sự khác nhau giữa cái mà sách nói đến với cái mà cuộc sống khuyên bảo. Câu hỏi: Nêu chủ đề của văn bản trên. Thử đặt một mục tiêu đề cho văn bản.
  • Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU​ Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”.Cậu bé hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nứt nở. Cậu không hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy thét thật to: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió ắt gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. Theo“Quàtặngcuộcsống”,NXBTrẻ,2002 Câu 1:Xác định thể loại và phương thức biểu đạt trong văn bản trên? Câu 2:Em hãy cho biết từ in đậm trong câu:"𝗖𝗼𝗻 𝞂𝐢,đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta"thuộc loại từ gì? Câu 3:Tìm 1 câu ghép có trong đoạn văn thứ hai? Cho biết cách nối giữa các vế câu ghép và mỗi vế biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy. Câu 4:Bức thông điệp mà câu chu
  • Giới thiệu về tác giả Trần Quốc Tuấn và hoàn cảnh ra đời bài Hịch tướng sĩ.
  • Thái độ của ông Giuốc-đanh trước việc “đến mất tong cả tiền” để thưởng cho các chú thợ phụ như thế nào ? A. Khong hề tiếc rẻ mà sẵn sàng cho hết để học làm sang. B. Có tiếc tiền nhưng vẫn sẵn sàng cho hết để được làm sang. C. Không muốn mất tiền vì những việc đó. D. Tức giận vì phải mất tiền thưởng cho những chú thợ phụ.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ đề