Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông họa sĩ

Bài văn số 1

Có người đã nhận xét rằng Lặng lẽ Sa Pa là nơi hội tụ của những tấm lòng. Câu chuyện giản dị mà sâu sắc ấy kể vể những con người có tâm hồn trong sáng và trái tim ấm áp. Họ gặp nhau tình cờ và quyến luyến nhau bởi cái tình đằm thắm trong mỗi người. Trong cuộc hội ngộ ấy, ông hoạ sĩ là nhân vật để lại trong lòng ta những ấn tượng sâu đậm, bởi tính cách thâm trầm, sâu sắc, bởi những triết lí sâu xa về nghệ thuật. Ông chính là sợi dây liên kết các nhân vật trong câu chuyện.

Điều đầu tiên dễ nhận ra ở ông hoạ sĩ là một tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với công việc. Dù tuổi đã cao, đến lúc được nghỉ ngơi nhưng ông vẫn say mê, năng nổ với nghề nghiệp của mình. Ông không bằng lòng với tất cả những gì mình đã làm được trong cuộc đời. Ông muốn vươn tới những giá trị vinh hằng. Khát vọng đó thôi thúc người nghệ sĩ ấy lên đường. Và hành trình đến với Sa Pa là hành trình ông đi tìm cái đẹp theo tiếng vẫy gọi, sự thôi thúc của con tim. Câu nói của ông hoạ sĩ già đã khiến cô kĩ sư trẻ xúc động “đối với một người khao khát trời rộng, việc dứt bỏ một tình yêu đôi khi lại cảm thấy nhẹ lòng”. Ông  nói với cô gái trẻ mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời hay là tâm niệm với chính mình, bởi bản thân ông cũng là một người khao khát trời rộng ? Có lẽ trong cuộc đời mình, cũng không ít lần ông từng mạnh dạn vứt bỏ nhũng tình yêu tầm thường, vô vị để đi tìm giá trị chân chính của cuộc đời.

Những khát vọng, những cảm hứng sáng tác bùng nổ trong ông khi ông bắt gặp anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn. Từ những ấn tượng được nghe trước đó qua lời giới thiệu của bác lái xe, đến khi tận mắt nhìn thấy “người con trai có tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ” ông đã “xúc động mạnh“. Đó là sự xúc động của một người luôn khao khát đi tìm cái đẹp đã “bắt gặp được một điều thực ra ông vẫn ao ước được biết. Một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét đủ là giá tri của một chuyến đi dài”.

Quả thực, khao khát chỉ thực hiện được khi người hoạ sĩ có những chiêm nghiệm từ thực tế. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã rất nhiều lẩn để ông hoạ sĩ đối thoại với anh thanh niên. Tuổi đã cao nhưng trái tim nghệ sĩ của ông như được hồi sinh những nhịp đập sôi nổi. Ông nhận ra cuộc sống còn bao ý nghĩa, bao khát khao đang chờ đón người nghệ sĩ và anh thanh niên chính là sự hiện hữu của những khát khao ấy. Vì thế mà vừa nghe anh nói, ông vừa “bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì trên đầu gối”. Dường như chính bản thân hoạ sĩ cũng không biết ông vẽ anh thanh niên từ lúc nào. Những nét vẽ xuất phát từ trái tim, cảm xúc, sự trân trọng và tình yêu. Vẽ anh thanh niên, ông hoạ sĩ cảm thấy mình bất lực : “Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vời vợi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người”. Đó chính là nghịch lí của nghệ thuật : sự bất lực của nghệ sĩ trước tấm gương của cuộc đời hiện hữu, ngồn ngộn sức sống, tràn đầy nhiệt huyết ẩn bên trong sự giản dị mà ông không thể chuyển tải hết vào tác phẩm của mình. Chính cái giản dị đời thường – tưởng chừng là “cái chết của nghệ thuật” – lại là hạt ngọc quý mà không phải nghệ sĩ nào cũng nhận ra ánh sáng của nó. Những điều đó cho ta thấy sự nghiêm túc, trách nhiệm của người cầm bút. Với người nghệ sĩ già ấy, tuổi tác không làm nên kinh nghiệm, không đồng nhất với khả năng sáng tác. Ông luôn tâm niệm rằng “vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan”. Vì vậy, dù anh thanh niên làm ông thấy “khó nhọc” nhưng ông vẫn rất hạnh phúc. Đó là niềm vui của người nghệ sĩ chân chính gặp được đối tượng chân chính của nghệ thuật – cái mà ông đã khát khao đi tìm suốt cuộc đời. Chính những điều đó đã tạo nên cảm hứng sáng tác trong ông, làm sống lại trong ông những khát khao cống hiến và thôi thúc ông cầm bút. Những âm vang đẹp đẽ ấy đã ngân lên trong tâm hồn ông, lắng đọng lại trong tác phẩm nghệ thuật.

Những hành động, lời nói vô tư, suy nghĩ sâu sắc, thái độ chân thành, nhiệt huyết của anh thanh niên đã tác động mạnh đến suy nghĩ của người hoạ sĩ. Ông băn khoăn về những cái đã làm và những cái chưa làm, những cái ông dám nghĩ nhưng không dám làm, về mảnh đất Sa Pa “mà ônq quyết định sẽ chỉ đến và nghỉ ngơi giai đoạn cuối đời, mà ông yêu nhưng vần còn tránh“. Có thể nói những suy nghĩ của ông hoạ sĩ cũng chính là những tâm niệm nghệ thuật của nhà vãn Nguyễn Thành Long. Nhân vật ông hoạ sĩ là hoá thân bằng xương bằng thịt của một tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn.


Ấn f5 hoặc tải lại trang nếu không click được

Ấn f5 hoặc tải lại trang nếu không click được

Ông hoạ sĩ còn là người sống hoà đồng, chân thành. Trên chuyến xe Hà Nội – Lào Cai ấy, nơi nhữnơ con người xa lạ, lần đầu và cũng có thể là lần cuối gặp nhau, ông hoạ sĩ đã là người kết nối họ lại. Ông hoà mình với tất cả, dễ dàng thân thiết với mọi người. Ông cởi mở – cái cởi mở chân thành đến mức hồn nhiên ở một người lớn tuổi, từng trải, mang trong mình trái tim ấm nóng, chan chứa tình đời của một người nghệ sĩ nhạy cảm. Chính ông đã mang lại cho cô kĩ sư một niềm tin tưởng, gieo vào tâm hồn cô gái trẻ ấy niềm tin mạnh mẽ để bước vào đời. Ông tâm sự với cô những điều sâu xa, tế nhị “những điều mà người ta ít nghĩ tới hoặc giấu kín trong lòng”. Tình cảm của ông dành cho cô thật hồn hậu, nhân ái như tình cảm của một người cha với cô con gái nhỏ. Nó không chỉ dừng lại ở những tâm sự an ủi, động viên mà còn thể hiện qua những việc làm cụ thể : đưa cô đến tận tinh giao tận tay ông trưởng ti rồi xem qua chỗ ăn ở của cô. Những hành động, việc làm ấy chỉ có thể bắt nguồn từ một tình cảm chận thành.

Nhân vật ông hoạ sĩ già là một thành công nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành Long. Ông là hiện thân của con người luôn ý thức được vị trí, trách nhiệm của bản thân đối với công việc, với cuộc đời và với đất nước. Tâm hồn nghệ sĩ cho ông những sợi dây tinh nhậy để rung cảm trước những nét đẹp của cuộc đời, nhận ra chân giá trị của cái đẹp bắt nguồn từ chính cuộc sống đời thường, từ những con người giản dị. Hình ảnh ông cùng các nhân vật khác – những con người lặng lẽ làm nên một Sa Pa không lặng lẽ – đã để lại trong lòng độc giả những ngân vang sâu lắng.

Bài văn số 2

Nguyễn Thành Long là nhà văn thành công với thể loại truyện ngắn và kí. Đề tài viết về người lao động mới. Đặc biệt Lặng lẽ Sa Pa được ông sáng tác vào năm 1970 thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một truyện ngắn hay và đặc sắc. Bằng lời văn đậm chất thơ người đọc vô cùng ấn tượng với nhân vật ông họa sĩ có tình yêu nghề yêu thiên nhiên yêu con người và có những suy ngẫm về công việc.

Đọc truyện ngắn người đọc rất ấn tượng với cách sử dụng ngôi kể thứ ba nhưng điểm nhìn trần thuật lại được đặt vào nhân vật ông họa sĩ. Chính vì vậy nhân vật ông họa sĩ càng trở nên gần gũi ấn tượng với người đọc đặc biệt là tình yêu dành cho công việc. Ông họa sĩ là người mà cả cuộc đời đã gắn bó với hội họa mà giờ đây sắp sửa nghỉ hưu nhưng vẫn có chuyến đi lên Lào Cai để lấy cảm hứng sáng tác vẽ bức tranh cuối cùng. Chặng đường đi đầy khó khăn gian khổ hành động ấy cho ta thấy lòng quan tâm đặc biệt là tình yêu dành cho công việc người họa sĩ vẫn thực hiện chuyến đi ấy.

Với một người làm nghề hội họa thì đôi mắt của ông rất thích vẻ đẹp của thiên nhiên vẻ đẹp của con người lao động. Điều đó được thể hiện rõ khi ông đặt chân lên Sa Pa. Ở Sa Pa có rừng thông, đàn bò tràn ngập màu vàng của nắng. Sa Pa hiện ra qua con mắt tinh tường của người họa sĩ thật một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của tạo hóa ban tặng cho con người để rồi khi đến nơi đây mà nó như níu giữ ta ở lại không muốn rời xa.

Nhà văn đã rất khéo léo khi đưa vào trong truyện tình huống bất ngờ nhẹ nhàng rất thú vị ông họa sĩ tình cờ gặp anh thanh niên sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn. Qua lời giới thiệu của bác lái xe người cô độc nhất thế gian đã gây ấn tượng cho ông họa sĩ sự tò mò muốn được gặp.

Và rồi khi xuất hiện trước mặt là người thanh niên 27 tuổi vóc dáng nhỏ bé thì người họa sĩ lại xúc động mạnh. Mới có nhìn thấy thôi mà anh giống như người con trai, người thân trong gia đình lâu ngày chưa gặp. Hay trên đường đến nơi anh ở ông đã từng nghĩ “chắc cu cậu chưa kịp quét dọn” nhưng rồi khi vừa bước chân lên trước mặt ông là một ngôi nhà nhỏ bé, sạch sẽ ngăn nắp, trước nhà có một vườn hoa nhiều màu sắc khiến cho ông họa sĩ ngạc nhiên nhưng cũng rất hài lòng. Cuộc trò chuyện trong ba mươi phút nghe những lời anh thanh niên kể, tâm sự thấy những kết quả anh làm khiến ông yêu mến, khâm phục tin tưởng vào thế hệ trẻ xây dựng đất nước nối tiếp thế hệ ông. Cuộc gặp gỡ với người thanh niên trong 30 phút diễn ra nhanh làm ông buồn nhưng chính khoảnh khắc quý giá ấy đã khơi gợi cảm hứng sáng tác trong lòng người họa sĩ để ông vẽ bức chân dung về anh. Chắc hẳn bức vẽ này sẽ rất thành công bởi nó không chỉ thể hiện tài năng của người họa sĩ trong cây bút rạn dày kinh nghiệm mà nó còn gửi gắm tình yêu, tự hào, tin tưởng vào anh thanh niên mặc dù ông mới gặp mặt.

Nhưng rồi khi cầm trên tay cây bút vẽ ông nhận ra “bất lực”của hội họa. Hội họa chỉ vẽ được chân dung của người thanh niên mà không thể nào vẽ được hết những lời nói hành động suy nghĩ cao đẹp. Mặc dù thấy bất lực với cây bút trên tay nhưng người họa sĩ vẫn tiếp tục vẽ bởi ông biết rằng chính hội họa sẽ làm cho anh trẻ mãi sống mãi với thời gian được mọi người biết đến một con người sống và làm việc lặng lẽ âm thầm một mình trên đỉnh núi Yên Sơn.

Truyện ngắn không chỉ thành công về nội dung mà còn thành công về nghệ thuật. Cốt truyện xoay quanh cuộc trò chuyện giữa ông họa sĩ và anh thanh niên trong ba mươi phút. Tình huống truyện bất ngờ nhẹ nhàng thú vị. Miêu tả nhân vật qua lời nói hành động để bộc lộ tính cách. Lời văn đậm chất thơ. Truyện viết về nhân vật ông họa sĩ có tình yêu dành cho nghề yêu thiên nhiên yêu con người và những suy ngẫm về công việc. Ông họa sĩ đại diện cho người lao động mới làm nghệ thuật đóng góp sự nghiệp chung cho đất nước với tình yêu dành cho công việc. Với nhà văn Nguyễn Thành Long ông có chuyến đi lên Lào Cai thực sự có ý nghĩa ông rất yêu quý, tự hào và tin tưởng vào con người lao động.

Khép lại truyện ngắn người đọc vô cùng ấn tượng với nhân vật ông họa sĩ có tình yêu dành cho công việc. Em rất yêu quý, tự hào về những người làm hội họa và giá trị của nó mang lại cho cuộc sống của mình

Bài văn số 3

Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Truyện của ông có văn phong nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ, ánh lên vẻ đẹp của con người và mang ý nghĩa sâu sắc. "Lặng lẽ Sa Pa" là tác phẩm tiêu biểu của ông. Bên cạnh làm nổi bật nhân vật chính anh thanh niên, truyện cũng khắc họa thành công nhân vật ông họa sĩ với những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật.

"Lặng lẽ Sa Pa" được viết năm 1970 nhân một chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào trong truyện cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục. Nhân vật ông họa sĩ – dù không phải là nhân vật chính nhưng có vai trò rất quan trọng trong truyện: người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và những ý nghĩ của ông họa sĩ để trần thuật, để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện. Qua nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm những quan niệm, suy nghĩ về con người, cuộc sống, nghệ thuật chân chính.

 Ông là một nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm. Ngay từ lúc nghe những lời giới thiệu của bác lái xe về anh thanh niên, ông họa sĩ đã xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai dáng vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ. Sau đó ông ngạc nhiên khi thấy anh thanh niên đang hái hoa, cảm động và bị cuốn hút trước sự cởi mở, chân thành của anh. Rồi ông lại "cảm giác mình bối rối" khi nghe anh thanh niên kể về công việc. Bằng sự từng trải nghề nghiệp và những khát khao của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ, ông biết mình đang xúc động và bối rối vì đã "bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ để khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài".

Cảm hứng được khơi lên đã thôi thúc người họa sĩ sáng tác. Anh thanh niên muốn dành hai mươi phút để nghe chuyện dưới xuôi. Ông họa sĩ phải hứa mười ngày nữa trở lại, còn bây giờ, ông muốn dành trọn vẹn hai mươi phút thật ngắn ngủi để hiểu thật kĩ về người thanh niên, về đối tượng mà ông đang định thể hiện trong bức tranh của mình. Ông muốn làm một bức phác họa về anh thanh niên, nhưng làm thế nào "cho người xem hiểu được anh ta mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà họa sĩ vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hữu hãn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài".

Ông chấp nhận những thử thách của quá trình sáng tác, đã bắt cảm hứng của mình hiện lên trang giấy: "Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lầm đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ".

"Lặng lẽ Sa Pa" đã khắc họa thành công nhân vật ông họa sĩ với điểm nhìn trần thuật đặt vào nhân vật này vừa tạo cho câu chuyện vẻ đẹp khách quan, chân thực vừa làm nổi bật chất thơ bàng bạc, đào sâu suy tư của nhân vật, phù hợp với chính suy nghĩ của tác giả. Những cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ về anh thanh niên và về những vấn đề của nghệ thuật, của đời sống được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo chiều sâu tư tưởng tác phẩm.  Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" giúp ta thêm yêu cuộc đời, thêm yêu cuộc sống và thêm tin vào nghệ thuật chân chính. Bởi vậy dù đã gần nửa thế kỷ trôi qua, những tư tưởng trong truyện ngắn vẫn có sức lay động thấm thía tới tâm can người đọc.

Bài văn số 4

Lặng lẽ Sa Pa là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Thành long, viết về những con người cống hiến thầm lặng cho đất nước, quê hương. Ta chú ý đến nhân vật chính là anh thanh niên, cũng không thể bỏ qua những nhân vật phụ đầy ấn tượng, đó là bác lái xe, cô kỹ sư và đặc biệt là ông họa sĩ già.

Ông họa sĩ là một người hết mình vì nghệ thuật, ông đang đi tìm cảm hứng vẽ bức vẽ cuối cùng trước khi gác nghề họa. Và ông đã bị ấn tượng bởi anh thanh niên làm việc một mình trên đỉnh yên sơn, anh có tầm vóc nhỏ và nét mặt rạng rỡ. Đối với ông họa sĩ, việc tìm được nguồn cảm hứng như vậy như khiến ông trẻ lại và khao khát sáng tạo lại dâng đầy, ông “bắt gặp một điều thực ra ông vẫn ao ước được biết”, “ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đã là giá trị một chuyến đi dài”. Chính sự nhiệt tình, chu đáo của chàng thanh niên đã khiến ông có những cảm xúc ấy, mặc dù cho đây có lẽ sẽ là chuyến đi thực tế cuối cùng của ông. Và ông muốn lưu giữ lại hình ảnh chàng trai ấy qua bức ký họa dạt dào cảm xúc của mình: “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá.” Đó là khoảnh khắc mà người họa sĩ bắt gặp được nguồn sống của mình, một nét đẹp gì đo mà trước giờ ông vẫn khát khao kiếm tìm, “là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác”. Hành trình ấy quả thực không có gì dễ dàng, khiến ông nhọc, nhưng nhọc trong niềm vui và hạnh phúc. Chính những khoảnh khắc thăng hoa của người nghệ sĩ, khi mà học thực sự cảm thấy đâu là nguồn sáng tạo chân chính của mình, nét đẹp nghệ thuật sẽ ra đời và đó là bước khởi đầu của một kiệt tác. Trò chuyện với chàng thanh niên ấy, ông rút ra nhiều điều, suy nghĩ nhiều điều về chính ông, về cách mà ông nhìn thiên nhiên và mọi thức thuộc về Sapa, ông suy nghĩ về sức mạnh và sự bất lực của nghệ thuật, nơi mà ông đang thuộc về. Bởi “những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác”. Sapa, vốn dĩ là nơi mà người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, nơi ấy vẫn có những con người cần cù làm việc, cần cù lao động thầm lặng để cống hiến cho đất nước. Người họa sĩ cứ thế phác họa chàng trai trẻ trong vô thức, có lẽ ông cũng như bị ma lực tuổi trẻ, sự nhiệt huyết lao động cống hiến, đưa ông về với những miền cảm xúc lâu rồi chưa có. Ở khía cạnh này, ta lại thấy ông họa sĩ với những suy nghĩ giản dị, ông luôn sẵn sàng đón nhận những nhiều tốt đẹp, những chiêm nghiệm và suy nghĩ dù cho đó là từ một ông bạn già cùng lứa tuổi hay là một anh thanh niêm trẻ với trái tim thèm người.

Trên chuyến xe, ta bắt gặp hình ảnh một người họa sĩ hòa đồng, thân thiện, ông như người kết nối mọi người. Ông cũng trò chuyện với cô kỹ sư trẻ và truyền cho cô thật nhiều cảm xúc bức vào đời, những điều ân cần và giản dị như một người cha và một cô con gái.

Ông họa sĩ cũng là một biểu tượng đẹp cho hình ảnh những con người hết mình vì nghệ thuật. Trái tim nghệ sĩ đầy rung cảm, luôn như ngọn lửa âm ỉ chỉ cần khẽ thổi cũng bùng lên cháy huy hoàng với ước mơ và khát vọng.

Bài văn số 5

Nguyễn Thành Long là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí. Các tác phẩm của ông thường có văn phong nhẹ nhàng, giàu chất thơ và đầy ý nghĩa. “Lặng lẽ Sa Pa” là tác phẩm tiêu biểu cho văn phong của Nguyễn Thành Luân, tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế của ông năm 1970, tác phẩm đã khắc họa hình ảnh con người Việt Nam trong giai đoạn thế hệ vàng với những nhân vật tiêu biểu. Bên cạnh nhân vật chính anh thanh niên, ông họa sĩ cũng là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc.

Dù không phải nhân vật chính nhưng nhân vật ông họa sĩ lại là một nhân vật vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, ông họa sĩ chính là nhập vai của người kể chuyện, hay chính là Nguyễn Thành Long, khiến câu chuyện được dẫn dắt và đinh hướng theo một lối suy nghĩ rất riêng đầy nhạy cảm.

Do tính chất công việc liên quan đến nghệ thuật nên ông họa sĩ cũng sở hữu tâm hồn đầy nhạy cảm, dễ rung động. Chính vì vậy nên sau những lời giới thiệu đầy ấn tượng của bác lái xe, ông mới cảm thấy xúc động mạnh với hình ảnh người thanh niên với vóc dáng bé nhỏ và nét mặt rạng rỡ. Cũng chính bởi tâm hồn nghệ sĩ ấy mới khiến ông “bối rối” trước cái đẹp, mà cái đẹp ở đây chính là cái đẹp xuất phát từ tấm lòng tốt bụng cùng lý tưởng cao đẹp của người thanh niên đang kể về công việc của mình với lòng say mê bất tận, hay như cách ông nói thi chính là “bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ để khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài”.

Ngoài ra ông họa sĩ cũng là một con người đầy tinh thần nhiệt huyết, say mê với công việc và có tư tưởng hoạt động nghệ thuật đầy cao đẹp. Trước vẻ đẹp toát ra từ người thanh niên làm khí tượng thủy văn, ông muốn vẻ một bức tranh khác họa lại con người này. Và để làm được thế, ông dành trọn hai mươi phút để trung nghe câu chuyện của anh, để hiểu rõ về anh, để thấu hiểu cho anh. Thậm chí, ngay cả khi ông đã hiểu, ông vẫn còn trăn trở  phải làm sao “cho người xem hiểu được anh ta mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà họa sĩ vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hữu hãn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài”. Và ngay cả khi đặt bút vẽ lại gương mặt của cậu trai trẻ, ông họa sĩ vẫn có mối băn khoăn: “Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lầm đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ”. Chính những suy nghĩ cùng những hành động, tâm trạng được miêu tả thoáng qua này đã làm người đọc ấn tượng về một ông họa sĩ hết lòng với nghề với những suy nghĩ, quan điểm sâu sắc về nghệ thuật.

Vẫn với phong cách nhẹ nhàng quen thuộc cùng lời văn đầy chất thơ của mình, Nguyễn Thành Long đã tái hiện lại một ông họa sĩ với những suy nghĩ sâu sắc về anh thanh niên cùng nhưng quan điểm về nghệ thuật vô cùng triệt lý, khiến cho tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” trở nên có chiều sâu và gây ấn tượng mạnh hơn với người đọc. Và quan trọng nhất, ông họa sĩ cùng dàn nhân vật dù được nói đến trực tiếp hay gián tiếp trong tác phẩm đã tái hiện thành công một thế hệ vàng trong lịch sự phát triển của dân tộc Việt Nam.

Video liên quan

Chủ đề