Phim hoạt hình được làm như The nào

Phim hoạt hình là một thể loại phim được nhiều người yêu thích không kể là người lớn hay trẻ em. Phim hoạt hình không phải là hình ảnh người thật đóng, mà là những nhân vật được tạo nên từ các kỹ xảo điện ảnh. Có bao giờ bạn nghĩ rằng mình có khả năng làm ra một bộ phim hoạt hình hay không? Điều này là hoàn toàn có thể nếu như bạn thực hiện 8 bước làm phim 3D cơ bản sau đây.

Phim hoạt hình được làm như The nào

Cách làm phim hoạt hình đơn giản cho người mới bắt đầu

Bước 1: Storyboard

Storyboard là kịch bản của phim, được trình bày qua bản vẽ đây là giai đoạn phát triển ý tưởng ra thành một câu chuyện (story) và cũng là bước quan trọng nhất trong thiết kế đồ họa cho phim hoạt hình. Từ câu chuyện ấy, họa sĩ sẽ triển khai thành các bản vẽ để xem xét mạch câu chuyện như thế nào (storyboard). Sau khi hoàn tất, các storyboard này sẽ được lồng ghép lại thành một bộ phim (rough editing) để xem sự hợp lý của bộ phim.

Phim hoạt hình được làm như The nào

Storyboard là kịch bản của phim là bước đầu bạn cần làm

Bước 2: Dựng Layout

Layout là quá trình tạo ra các vật thể đơn giản, sau bước này, bạn sẽ thiết lập camera để làm một đoạn phim và trình bày ý tưởng sao cho mọi người trong đoàn phim có thể hình dung và biết được triển khai như thế nào. Đây là giai đoạn khá quan trọng nếu không làm tốt sẽ ảnh hưởng đến các giai đoạn sau.

Bước 3: Modeling

Làm sao để tạo nhân vật 3D hoạt hình có thể chuyển động là nhờ bước này, các nhân vật này phải được dựng lại trong không gian 3 chiều trên máy tính dựa vào bản phác thảo, công việc này gọi là modelling. Chúng ta cần một họa sĩ modelling cần phải nhìn bản phác thảo và tưởng tượng ra được nhân vật đó ở trong thực tế như thế nào để có thể tạo khối một cách chính xác.

Phim hoạt hình được làm như The nào

Modelling là bước để nhân vật hoạt hình có thể chuyển động

Bước 4: Texturing

Sau khi tạo được các nhân vật bạn cần phải tô màu và tạo chất liệu cho các vật thể sống động hơn bước này được gọi là Texturing. Bước này đòi hỏi sự sáng tạo của bạn ở mức cao, bạn sẽ phải hình dung nhân vật có da màu gì, mắt màu gì, rồi mũi miệng, quần áo ra sao. Cố gắng tạo nhân vật gần giống như những chất liệu thật.

Bước 5: Rigging

Sau khi đã có nhân vật với các hình dạng khác nhau bạn cần tạo các nhân vật 3D này có thể cử động và diễn xuất như người, đấy là việc tạo xương cho nhân vật. Khi gắn xương bạn thêm các nút điều khiển cho nhân vật, như vậy sẽ giúp cho animators điều khiển vật thể 3D chuyển động theo ý họ mong muốn.

>>> Xem ngay: Top 9 Phần mềm làm phim hoạt hình 3d tốt nhất hiện nay

Phim hoạt hình được làm như The nào

Rigging tạo các nhân vật 3D có thể cử động và diễn xuất như người

Bước 6: Animation

Sau khi các vật thể 3D được hoàn tất về hình dáng, kích cỡ, màu sắc muốn nhân vật di chuyển một cách sống động nhất bạn phải thực hiện công đoạn dựng animation 3D sẽ giúp các vật thể này chuyển động sống động hơn.

Bước 7: VFX

VFX là công đoạn mà chúng ta tiến hành thêm các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh vào trong thiết kế đồ họa 3D. Các VFX artists sẽ sử dụng các kỹ thuật được phát triển bởi nhóm đồ họa và áp dụng vào các cảnh phim, như khói, bụi, nước, và các vụ nổ,…

Bước 8: Lighting và rendering

Ánh sáng và màu sắc là yếu tố vô cùng quan trọng trong nhiếp ảnh và rất cần để tạo nên phim hoạt hình 3D. Đây là công đoạn cuối cùng sau khi các cảnh đã có đầy đủ vật thể 3D với chất liệu, màu sắc, animation và VFX. Người chịu trách nhiệm chiếu sáng cần xác định tính chất ánh sáng, cường độ ánh sáng và cách ánh sáng tương tác với các chất liệu khác nhau. Giai đoạn này, các cảnh sẽ được thêm ánh sáng (lighting) và xuất ra các hình ảnh cuối cùng cho khâu Post Production.

Phim hoạt hình được làm như The nào

Ánh sáng là yếu tố quan trọng tạo nên sự sống động cho nhân vật hoạt hình và tình huống của phim

Như vậy với 8 bước cơ bản, bạn đã có thể thực hiện cách làm phim hoạt hình 3D trên máy tính vô cùng đơn giản rồi. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ phần nào nắm được kiến thức học dựng phim của phần mềm Autodesk maya. Bên cạnh đó để thiết kế được những thước phim hoạt hình 3D đẹp chất lượng cũng không thể không kể tới phần mềm Blender, được nhiều người học Blender đánh giá cao về chất lượng cũng như người dùng dễ dàng thao tác. Bạn có thể lựa chọn để thiết kế cho sản phẩm của mình.

Chúc bạn thành công!

Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Làm phim hoạt hình 3D bằng Blender"

XEM CHI TIẾT KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

>>> Xem ngay: Cách làm video quảng cáo hiệu quả nhất


Tags: Dựng phim Làm phim hoạt hình

Quá trình tạo ra một bộ phim hoạt hình 3D phức tạp hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ. Dù làm phim hoạt hình 3D tầm cỡ Hollywood dài đến hơn 90 phút hay làm phim hoạt hình 3D chỉ 30 giây để quảng cáo thương hiệu, bán hàng thì đều trải quá trình tương tự.

Số lượng các bước để sản xuất nên một bộ phim hoạt hình 3D có thể khác nhau ở mức độ, tùy thuộc vào xưởng hoạt hình và quy mô của dự án, nhưng cấu trúc vẫn đảm bảo có 3 giai đoạn chính: Pre Production (Giai đoạn tiền kỳ chuẩn bị cho dự án); Production (Giai đoạn Sản xuất); Post Production (Giai đoạn Hậu kỳ).

Phim hoạt hình được làm như The nào
Quá trình tạo ra một bộ phim hoạt hình 3D. Nguồn: Andy Beane

Ngoài ra, có thể phân tách thành các giai đoạn nhỏ theo trình tự từ lúc có ý tưởng đến khi cho ra lò một phim hoạt hình 3D như sau:

1. Lên ý tưởng phim hoạt hình 3D

– Ý tưởng, nội dung, cốt truyện: Mọi câu chuyện phim thu hút, lôi cuốn đều bắt đầu với một ý tưởng tuyệt vời. Vì vậy, điều cần thiết bể bộ phim hoạt hình thành công là phải có một ý tưởng vững chắc và có tư duy tốt để phát triển nó.

– Thu thập, tìm kiếm dữ liệu hình ảnh, bối cảnh, trang phục, tính cách con người, đặc biệt là lịch sử, văn hóa tại địa phương để tái hiện lại trên những thước phim 3D một cách chân thực, sinh động nhất.

– Phác thảo, tạo hình nhân vật: Sau khi có những dữ kiện từ việc thu thập, tìm kiếm trước đó thì sẽ tiến hành đến công đoạn tiếp theo, phác thảo hình ảnh nhân vật dựa trên những miêu tả có được từ tư liệu và ý tưởng của đạo diễn về tạo hình nhân vật.

2. Kịch bản – Script

Câu chuyện là yếu tố quan trọng xuyên suốt bộ phim, kịch bản là câu chuyện ở dạng kế hoạch được viết ra với định hướng cho tất cả mọi người tham gia sản xuất.

Phim hoạt hình được làm như The nào
– Kịch bản chi tiết: Là kịch bản văn học chính thức của câu chuyện, bao gồm các chuyển động của nhân vật, môi trường, thời gian, hành động và đối thoại.

– Kịch bản phân cảnh: Kịch bản phân cảnh là một phiên bản trực quan không chuyển động của kịch bản, về cơ bản, nó trông giống như một cuốn truyện tranh, bao gồm những ý tưởng ban đầu về dàn máy quay, tư thế nhân vật hoặc các sự kiện cảnh quay.

3. Vẽ Storyboard 2D – Bảng phân cảnh

Dựa trên kịch bản phân cảnh sẽ bắt đầu vẽ storyboard, đây là một bản vẽ 2D, thể hiện tất cả mọi thông tin của một cảnh quay của 1 bộ phim sẽ diễn ra theo diễn tiến như thế nào. Quá trình này cực kỳ quan trọng, nó sẽ cho thấy toàn bộ quá trình của một bộ phim.

Phim hoạt hình được làm như The nào
Storyboard – Bảng phân cảnh

Trên storyboard này mình sẽ vẽ tất cả nội dung cần diễn xuất (Animation) trong đó, thậm chí ghi cả lời thoại, hành động, nhân vật sẽ làm gì. Trong nhiều thập kỷ, các nghệ sĩ đã vẽ bảng phân cảnh trên giấy, nhưng ngày nay phần mềm không chỉ cho phép các bản vẽ tĩnh mà còn cả hoạt cảnh ( Animatic).

Một số bạn khi bắt tay vào làm 3D hay bỏ qua công đoạn vẽ 2D, cứ suy nghĩ 3D làm được mọi thứ có thể nhảy vào lập tức tạo hình được nhân vật 3D, nhưng thực chất phần 2D rất quan trọng, là khởi nguồn của hoạt hình. Đến bây giờ các phim hoạt hình dần dần về sau này càng đạt đến độ tiên tiến về mặt hình ảnh, nhưng họ đều cố gắt đặt mục tiêu diễn hoạt và làm được những bộ phim hoạt hình 3D có thể mượt như 2D lúc trước mình xem

4. Dựng phim Animatic

Animatic là cách ghép các bảng phân cảnh lại với nhau theo trình tự tạo thành video chuyển động nhanh chóng và đơn giản nhất cùng với âm thanh, mang lại tầm nhìn sống động rõ ràng hơn khi lên 3D.

Mặt khác animatic còn trình bày chính xác về độ dài của mỗi cảnh phim bằng cách tham chiếu thời gian của bảng phân cảnh. Càng dành thời gian cho animatic ở giai đoạn đầu sẽ càng giảm rủi ro ở giai đoạn sau.

5. Art design – Thiết kế

Tạo hình 2D bối cảnh, môi trường, các nhân vật chính: Cái nhìn cuối cùng của dự án được quyết định ở giai đoạn này; bao gồm thiết kế ý tưởng, thiết kế nhân vật, trang phục, thiết kế chống đỡ và môi trường. Tâm trạng và ý tưởng thiết kế phải được truyền tải đầy đủ ở đây.

Phim hoạt hình được làm như The nào

6. Modeling – Dựng hình 3D

Mô hình nhân vật là quá trình phát triển biểu diễn bề mặt hình học của bất kỳ đối tượng nào trong một phần mềm 3D chuyên dụng như Maya hoặc 3Ds Max. Quá trình tạo và áp dụng kết cấu (màu sắc, đặc tính bề mặt) vào mô hình 3D được gọi là tạo kết cấu 3D. Trước khi đến với họa sĩ kết cấu, các mô hình 3D thường có màu phẳng bóng mờ mặc định.

Cách học thiết kế 3D: https://blogin3d.com/hoc-thiet-ke-3d-nhu-the-nao.html

Phim hoạt hình được làm như The nào
Dựa trên những bản sketch 2D, người làm công đoạn modeling sẽ bắt đầu dựng hình nhân vật, dựng hình bối cảnh dựa trên những hình vẽ, kích cỡ đã có sẵn và dùng phần mềm 3D tạo mô hình nhân vật.

Xem dịch vụ thiết kế 3D chuyên nghiệp

7. Texturing: Tạo màu sắc, chất liệu cho các model 3D

Sau khi có các tạo hình nhân vật, tiếp đến sẽ là công đoạn vẽ chất liệu, tạo ra màu sắc để áp lên nhân vật 3D và cả bối cảnh. 3D Texturing về cơ bản là một hình ảnh 2D bao bọc xung quanh một vật thể 3D và xác định ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến nó như thế nào.

Phim hoạt hình được làm như The nào

8. Rigging – Gắn xương nhân vật, bộ điều khiển

Rigging là một bước đệm, là bộ phận riêng biệt giúp nhân vật chuyển động cơ thể mượt mà hơn. Đây là công đoạn tạo bộ xương cho các model đã được hình thành trước đó, đồng thời sẽ tạo bộ điều khiển để điều khiển các cử động của nhân vật. Phần Rigging này bao gồm cả rigging trên gương mặt, để tạo hình được nhân vật giống như khi vẽ, bất kỳ biểu cảm nào mong muốn cũng có thể diễn xuất được.

Phim hoạt hình được làm như The nào
Rigging là một kỹ thuật để xác định phạm vi hành động và cử chỉ của nhân vật 3D, cấu trúc xương

9. Tạo Layout 3D (Bố cục)

Nói một cách đơn giản 3D layout là phiên bản 3D của 2D animatic trước đó. Bố cục 3D chứa các thuộc tính 3D cơ bản như kích thước, hình dạng, môi trường của nhân vật, hoạt ảnh đơn giản của nhân vật, v.v. Người làm layout tương tự như camera man quay phim, khác ở đây mình sẽ dùng camera ảo ở trong môi trường 3D, dựa trên background, bối cảnh có sẵn để đặt góc quay giống như storyboard ban đầu, nhân vật diễn biến như thế nào, trong vòng bao nhiêu giây, thì người làm layout phải đặt góc quay cho khớp.

10. Diễn hoạt (animation)

Animation thường là phần quan trọng và tốn thời gian nhất để làm phim hoạt hình 3D, các họa sĩ phải thổi sức sống vào nhân vật thông qua chuyển động ( đi, chạy, nhảy, đánh nhau, leo trèo, nhào lộn…) cảm xúc ( vui, buồn, tức giận..) và tương tác với nhân vật khác. Công việc của một animator phải thực hiện được kịch bản & tầm nhìn của đạo diễn, họ có kiến thức kinh nghiệm về giải phẫu, cân nặng, chuyển động để tạo thú vị cho phim.

11. Hiệu ứng ánh sáng, kỹ xảo và render

Vfx: Hiệu ứng

Tạo các hiệu ứng giả lập lửa, khói , nước v.v.. trong môi trường 3D. VFX là 1 phần rất đặc biệt có những bộ phận riêng để làm. VFX có phần khó khi phải tính toán vật lý để diễn tả chân thực nhất, sau đó render xuất ra những hình ảnh để chuẩn bị cho giai đoạn hậu kỳ.

Render: Xuất hình ảnh cuối cùng để chuẩn bị cho giai đoạn hậu kỳ

Render là quá trình xuất những hình ảnh để bộ phận hậu kỳ sẽ sản xuất ra phim cuối cùng, mỗi chuyển động sẽ tạo ra rất nhiều tấm hình nối tiếp , sau đó sẽ ghép lại thành phim.

Crowds Artists cộng tác với Animators, áp dụng các kỹ năng sáng tạo và kỹ thuật để tạo ra đám đông, một số lượng lớn các nhân vật, động vật và phương tiện mang đến những màn trình diễn hấp dẫn.

Effects Animation

Tạo ra những hiệu ứng đặc biệt thú vị cho phim từ những vụ nổ long trời lở đất, sóng thần kinh thiên động địa, động đất kinh hoàng, lốc xoáy, bão táp, hiệu ứng ma quái …cho đến những yếu tố như lửa, nước, gió và đất đều có thể tự mình trở thành những nhân vật thú vị

12. Hiệu ứng phim 3D

Stereo (Stereoscopic) là một kỹ thuật để tạo ra 2 hình ảnh bù đắp riêng biệt cho mắt trái và mắt phải của người xem. Những hình ảnh hai chiều này sau đó được kết hợp trong não để tạo ra cảm nhận về chiều sâu 3D. Các stereo camera được đặt trực tiếp vào cảnh 3D để phân tích chính xác & tùy biến tốt hơn.

Phim hoạt hình được làm như The nào
Stereo giúp nâng cao trải nghiệm xem phim

13. Post Production – Xử lý hậu kì

Đây là giai đoạn cuối cùng để cho ra một bộ phim hoạt hình 3D hoàn chỉnh các công đoạn: Xử lý hậu kỳ, dựng phim: Cắt dựng, và chỉnh sửa lại màu sắc. Thêm âm thanh, âm nhạc, lồng tiếng nhân vật,…

Phim hoạt hình được làm như The nào

Blog in 3D tổng hợp.