Phim nhựa và phim truyền hình khác nhau như thế nào

Phim lẻ hay phim điện ảnh, là phim nhựa hay thường gọi là phim chiếu rạp trong ngành điện ảnh hay kỹ thuật số được làm để chiếu tại các rạp chiếu phim, nhằm phân biệt với các loại phim khác như video sử dụng băng hay đĩa và phim truyền hình thường có phí tổn thấp và đơn giản hơn. Thường phim điện ảnh là phim truyện, có một nội dung nhất quán và cốt truyện rõ ràng. Khác với phim tài liệu hay là phim chiếu nhiều kỳ như phim bộ. Làm phim điện ảnh bao giờ cũng cực hơn phim truyền hình.

Phim nhựa là loại phim được làm từ các vật liệu cơ bản như polyme, gelatin, bromide bạc. Nó có độ nhạy sáng và mịn hạt rất cao nên hiệu quả tạo hình và thẩm mỹ rất cao.

Kích thước phổ biến của phim nhựa là 8 mm, 16 mm, 35 mm, 70 mm. Ngày nay phim chiếu rạp chủ yếu sử dụng phim màu 35 mm.

Trước đây, các nhà làm phim bao giờ cũng mơ ước làm phim nhựa để thỏa mãn khao khát nghệ thuật của mình bởi ưu thế hơn hẳn của phim nhựa so với phim video hay phim truyền hình chính ở hiệu năng tạo hình và thẩm mỹ cao của hai kênh nghe - nhìn khi phim được chiếu trên màn ảnh lớn ở rạp.

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các nhà làm phim sử dụng máy quay kỹ thuật số đã có thể mô phỏng lại màu phim nhựa trong giai đoạn hậu xử lý. Điều này không những giúp giảm thiểu các chi phí khi quay bằng phim nhựa như bảo quản phim và rửa phim, mà còn giúp nhà làm phim đạt được phong cách và thẩm mỹ như mong muốn.

  • Phim
  • Rạp chiếu phim
  • Kỹ thuật điện ảnh
  • Quá trình làm phim

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phim_điện_ảnh&oldid=68351487”

Phim nhựa và phim truyền hình khác nhau như thế nào

Phân biệt kịch bản phim truyền hình và phim điện ảnh - Comic Media Academy Về christmasloaded.comTài liệu học tập tại CMAMôn học tại CMATuyển sinhĐào tạoHệ Chuyên NghiệpHệ Ngắn hạnHệ Cấp tốcThiếu niên – thiếu nhiLớp chuyên đềTin tứcTin tức christmasloaded.comThông tin Cuộc thiViệc làmGalleryBài sáng tácĐồ án khoá cấp tốc

Kịch bản phim truyền hình hay điện ảnh đều có những đặc trưng riêng. Nhưng chúng đều mang chung một loại ngôn ngữ, cùng một loại tư duy: “điện ảnh”. Vậy điểm giống và khác giữa hai loại kịch bản này là gì?

Điểm khác nhau giữa kịch bản phim truyền hình và điện ảnh

Hiện nay, hầu hết các kịch bản phim đều theo chuẩn Hollywood. Cụ thể mỗi trang kịch bản phim sẽ tương đương với 1 phút trên phim. Vì vậy, một bộ phim truyền hình 60 phút, biên kịch sẽ viết 60 trang kịch bản. Một bộ phim điện ảnh 90 phút cũng sẽ có tầm 90 trang kịch bản. Sự khác nhau đầu tiên giữa hai thể loại kịch bản nằm ở số lượng trang kịch bản. Kịch bản phim điện ảnh chỉ vỏn vẹn 90 trang cho 90 phút hoặc 120 trang cho 120 phút trên phim. Ngược lại kịch bản truyền hình được phân nhỏ ra từng tập, mỗi tập có tầm 45 phút hoặc 60 phút tùy vào từng biên kịch.

Bạn đang xem: Điện ảnh và truyền hình khác nhau như thế nào

Phim nhựa và phim truyền hình khác nhau như thế nào

Có sự khác biệt về số trang kịch bản giữa kịch bản điện ảnh và truyền hình

Một điểm khác nhau cơ bản nữa giữa hai loại kịch bản phim đó là nơi công chiếu phim. Phim truyền hình thường được xem ở nhà trước màn ảnh nhỏ. Khán giả có thể tắt tivi bất cứ lúc nào nếu bộ phim truyền hình không làm họ thấy hấp dẫn. Ngược lại, phim điện ảnh được chiếu ở các rạp chiếu phim. Dù phim thu hút hay dở tệ, khán giả vẫn phải ngồi lại đến khi hết phim. Tâm lý đám đông sẽ giúp cho phim điện ảnh tăng phần hấp dẫn hơn phim truyền hình.

Điểm giống nhau giữa kịch bản phim truyền hình và điện ảnh

Dù khác nhau ở thời lượng và địa điểm công chiếu, kịch bản phim truyền hình và điện ảnh đều dùng chung một loại ngôn ngữ: Ngôn ngữ điện ảnh. Khác hẳn với ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ điện ảnh khá ngắn gọn, hình ảnh và hành động cần được thể hiện trọn vẹn trong từng kịch bản phim. Lối viết văn dong dài, lê thê và thiếu tư duy hình sẽ là căn bệnh thường mắc phải của những người mới tập tành viết kịch bản.

Xem thêm: Phân Biệt Như Thế Nào

Phim nhựa và phim truyền hình khác nhau như thế nào

Cần nắm vững ngôn ngữ điện ảnh

Rõ thấy, khó để nói viết kịch bản phim truyền hình hay điện ảnh dễ hơn. Mấu chốt vấn đề vẫn nằm ở sự vận dụng ngôn ngữ điện ảnh triệt để trong từng kịch bản phim bạn viết.

Chủ đề và xung đột giữa kịch bản phim truyền hình và điện ảnh

Bởi phim truyền hình thường được ở nhà và có khá nhiều sự lựa chọn cho khán giả khi số lượng các kênh truyền hình tăng đáng kể. Vì vậy, chủ đề của kịch bản phim truyền hình thường đề cập đến vấn đề liên quan đến quan hệ vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu. Trên kênh HTV3, Today TV có khá nhiều bộ phim truyền hình đề cập đến vấn đề trên và được công chúng yêu thích như: Dù gió có thổi, Gia đình là số 1, Gia đình vui nhộn, Cá rô anh yêu em,… Nhưng nhiều chủ đề phim gắn với vấn đề thời sự, phá án cũng tạo nên những nét mới mẻ cho phim truyền hình như: Tam giác vàng, Dấu chân du mục,..

Phim nhựa và phim truyền hình khác nhau như thế nào

Xung đột trái chiều là không thể thiếu

Nếu kịch bản phim truyền hình mang hơi thở của đời sống hằng ngày thì kịch bản phim điện ảnh cần sự đột phá hơn ở các thể loại viễn tưởng, bom tấn, hay những câu chuyện độc lạ khiến khán giả phải bỏ tiền mua vé xem tại rạp. Những bộ phim điện ảnh Việt Nam chiếu tại rạp cũng đang gây được nhiều tiếng vang như: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhh, Em là bà nội của anh, Nắng, Tấm Cám chuyện chưa kể,…

Như vậy, viết kịch bản phim truyền hình hay điện ảnh, biên kịch cũng cần chắt lọc được những chủ đề mới lạ đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khán giả Việt. Sự đầu tư cả hai loại kịch bản là như nhau để tạo nên kịch bản phim chất lượng.

 Phim điện ảnh và phim truyền hình là hai khái niệm không còn xa lạ với khán giả. Tuy nhiên, để phân biệt được hai thể loại này là rất khó. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để có cái nhìn toàn diện về sự khác biệt giữa phim điện ảnh và phim truyền hình nhé!

Phim nhựa và phim truyền hình khác nhau như thế nào

Phim điện ảnh là gì?

Phim điện ảnh là phim nhựa được làm để chiếu tại rạp, để phân biệt với phim video sử dụng băng hay đĩa và thường dùng cho truyền hình.

Phim nhựa là loại phim được làm từ các vật liệu cơ bản như polyme, gelatin, bromua bạc. Nó có độ nhậy sáng và mịn hạt rất cao nên hiệu quả tạo hình và thẩm mỹ rất cao.

Phim truyền hình là gì?

Phim truyền hình là các thể loại phim được sản xuất đại trà để phát sóng trên các kênh truyền hình một cách rộng rãi.

Tuy không thu tiền trực tiếp từ người xem truyền hình nhưng phim truyền hình có thể kiếm tiền nếu chúng thu hút nhiều người xem, và do đó bán được các quảng cáo giá cao xen kẽ trong thời gian chiếu phim. Bên cạnh đó, một phần trong doanh thu của phim truyền hình cũng đến từ cước phí truyền hình cáp.

Chúng có thể được thu hình trên băng từ, đĩa kỹ thuật số hoặc trên cả phim nhựa 16 ly. Đặc điểm chung là khuôn hình thuờng hẹp, cỡ cảnh thường lớn hơn phim điện ảnh chiếu rạp, do hạn chế đáng kể về độ lớn và cả chiều sâu cũng như độ nét của màn ảnh tivi. Vì vậy phim truyền hình cũng có những hạn chế nghệ thuật thẩm mỹ nhất định so với phim điện ảnh.

Điểm khác biệt giữa phim điện ảnh và phim truyền hình

Phim truyền hình

Phim truyền hình có nhiều loại như : phim điện ảnh (phim truyện), phim tài liệu, phim hoạt hình.

Phim truyền hình có giá thành rẻ hơn phim điện ảnh chiếu rạp nhiều lần do công nghệ - kỹ thuật chế tác đơn giản, gọn nhẹ và nhanh hơn. Tuy nhiên để làm được phim truyền hình hay, nhiều người xem và ăn khách vẫn là công việc khó khăn không kém so với làm phim điện ảnh, vẫn là sự sáng tạo khổ công và tài năng cao.

Hiện nay ở Việt Nam hàng năm sản xuất khoảng sáu, bảy trăm đầu phim truyện truyền hình, mới đảm bảo được khoảng vài chục phần trăm thời lượng phát sóng phim truyện cho truyền hình cả nước. Số phim truyền hình còn lại được chiếu thường là phim của Hồng Kông, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ý... Các đài nhà nước có xưởng phim truyền hình lớn nhất nước là VFC - Trung tâm Phim Truyền hình Đài Truyền hình Việt nam, Hãng Phim Truyền Hình TP. Hồ Chí Minh (TFS). Ngoài ra nhiều đài cấp tỉnh cũng làm phim truyền hình - truyện và tài liệu - để phát sóng và trao đổi với các đài khác trong nước.

Hiện phim truyền hình Việt nam mới chủ yếu là phục vụ phát sóng trong nước (có kèm quảng cáo khá đắt nếu vào giờ Vàng - 3 show ngắn chừng gần 100 triệu VNĐ) cho người dân có máy tại nhà xem miễn phí (trừ số ít có thu tiền qua cáp và các tivi thuê bao) chứ chưa đủ chất lượng và khả năng vươn ra thị trường thế giới như phim truyền hình nhiều nước. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều ngoại lệ đối với các phim do TFS sản xuất, phần lớn các phim do TFS sản xuất từ năm 2004 đã được trình chiếu trên các kênh truyền hình và hê thống phim gia đình tại Mỹ như các phim : Dốc tình, Hướng Nghiệp, Blouse trắng... riêng phim Đất phương nam của TFS được nhà phát hành phim Mỹ Gerry Herman mua bản quyền và chuyển sang đĩa DVD xuất sang thị trường Mỹ khá thành công vào năm 2004. Phim 39 độ yêu của Việt phim bán được cho Malaysia trong hội chợ phim Hồng Kông cũng năm 2004.

Phim nhựa và phim truyền hình khác nhau như thế nào

Phim điện ảnh

Là thể loại phim ngắn (thường chỉ 1-2 tập), thời lượng chiếu trung bình chỉ từ khoảng 90 - 150 phút. Do thời lượng sản xuất phim nhanh hơn nhiều so với Phim truyền hình nên nó thu hút được nhiều diễn viên nổi tiếng. Đây là 1 thể loại phim thị trường, sản xuất theo độ rộng của xã hội, phù hợp với xã hội hiện đại.

Kích thước phổ biến của phim là 8 mm, 16 mm, 35 mm, 70 mm. Ngày nay phim chiếu rạp chủ yếu sử dụng phim mầu 35 mm.

Phim nhựa và phim truyền hình khác nhau như thế nào

Đôi khi cũng có những bộ phim điện ảnh được phát hành dưới dạng DVD chứ không chiếu rạp. Và tất nhiên các phim điện ảnh cũng có thể là 1 phần hoặc nhiều phần(các phần có thể liên quan với hoặc không). Nên nhớ "phần" không giống "tập". Ví như: "Áo Lụa Hà Đông" là phim điện ảnh 1 phần, "007" lại là phim điện ảnh nhiều phần không liên quan đến nhau, còn "Chúa Tể Những Chiếc Nhẩn" lại là phim điện ảnh nhiều phần có liên quan đến nhau. Các phim điện ảnh cũng được phát hành dưới dạng DVD.

Nguồn : http://www.tuvanhotro.vn/bai-viet/khac-biet-giua-phim-dien-anh-va-phim-truyen-hinh.tvht
Ban biên tập Cổng thông tin Tư Vấn Hỗ Trợ
 - www.tuvanhotro.vn