Phố sách Đinh Lễ xây dựng năm nào

Nếu là "dân mọt sách” ở Hà Nội, ai cũng biết phố Đinh Lễ, Nguyễn Xí. Đây là phố sách nổi tiếng nhất của thủ đô.

Phố sách có từ khá lâu với rất nhiều chủng loại sách và giá cả bao giờ cũng “mềm” hơn những nơi khác.

Nếu không đặc trưng bởi các cửa hàng sách, phố Đinh Lễ cũng không có gì đặc biệt. Một phố ngắn, nằm sát Hồ Gươm và gần những cơ quan đầu não của thành phố, Đinh Lễ được nhiều người biết đến vì đây là nơi bán sách nổi tiếng nhất của Hà Nội với nhiều cửa hàng sách. Thậm chí, có những cửa hàng nằm ở những vị trí không ai có thể ngờ đến.

Phố sách Đinh Lễ có lịch sử từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, ban đầu chỉ là những quầy sách bán lẻ tẻ trên vỉa hè. Quy mô lớn dần và cũng chuyên nghiệp hơn, có những cửa hiệu lớn với nhiều loại sách. Người ham đọc sách thường chọn nơi này để mua sách.

Một trong những nhân vật hay được nhắc đến trong việc gây dựng phố sách Đinh Lễ là vợ chồng bà Phạm Thị Mão, ông Lê Luy. Gian hàng sách của ông bà nằm trên gác phố khu tập thể Đinh Lễ.

Sách Hà Nội dấu xưa, phố cũ của tác giả Uông Triều.

Nơi đây, có những cầu thang đặc trưng từ thời bao cấp, cheo leo, ngoắt nghéo và nếu không phải là dân nghiền sách, khó ai có thể ngờ rằng có những cửa hàng sách nằm ở những vị trí chênh vênh, sâu hút đến thế.

Cửa hàng sách của ông bà gây cho người ta ấn tượng rất mạnh, dù đã đặt chân đến nhiều lần đi chăng nữa. Sách xếp cao đến tận trần nhà, cơ man là sách.

Những năm trước, khi bà Mão còn sống, hỏi đến quyển sách nào, ông bà đều có thể trả lời được ngay. Ngày bà Mão mất, rất nhiều người mê sách thương tiếc. Vì chính bà là một trong những người đầu tiên khởi dựng nên cái tên “phố sách Đinh Lễ”, là bà đỡ cho nhiều cuốn sách hay.

Trong đó, có thể kể đến cuốn Almanach - Những nền văn minh thế giới đã mang lại sự giàu có và cơ ngơi sách cho ông bà.

Phố sách Đinh Lễ bây giờ có rất nhiều các cửa hiệu lớn. Sách nhiều vô kể, đủ các thể loại: Văn học, lịch sử, chính trị, khoa học, thiếu nhi, giáo khoa…

Nói cách đơn giản rằng nếu không tìm thấy cuốn sách nào đó ở Đinh Lễ, cũng khó tìm thấy nó ở một nơi nào khác. Nếu sách được xuất bản mà chưa lên kệ sách trên phố Đinh Lễ, có thể coi như cuốn sách ấy chưa thành công.

Phố sách nhiều người bán nhưng cao thủ bán sách thì không nhiều, có thể kể thêm một người nữa. Đó là chị Vũ Thúy Hoa.

Chị Hoa là người tự hài hước treo biển cửa hàng sách của mình là “Sách Mụ Hoa”. Người phụ nữ này có một điều khác biệt là rất chịu khó đọc sách.

Hầu như nhắc đến tên quyển sách nào, chị biết ngay quyển đó xếp ở đâu. Thậm chí, với những tác giả nổi tiếng, chị còn biết sách viết về chủ đề gì.

Cửa hàng của chị bé tí tẹo, sách xếp cao như tường thành và mới nhìn qua thì hoa mắt, chóng mặt vì đủ màu sắc, tên gọi và các thể loại sách.

Tôi nhớ có lần ra mắt cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn Hồ Anh Thái, chị Hoa là đại biểu duy nhất của phố sách Đinh Lễ được mời đến, bởi đơn giản chị mê đọc sách của các nhà văn Việt.

Mỗi khi vắng khách, chị lại lôi sách ra đọc và vì thế chị biết mặt, biết tên khá nhiều nhà văn có tiếng. Có những cuốn sách thuộc “hàng độc”, các nhà xuất bản, tác giả cũng tin tưởng gửi gắm riêng cho chị phát hành “độc quyền”.

Nhưng phố Đinh Lễ không chỉ có sách, nếu ai quan tâm lịch sử Hà Nội thì biết rằng khu vực phố này từng là nơi tọa lạc của một trong những ngôi chùa rất lớn.

Chùa Báo Ân được xây dựng ngay phía Đông Nam Hồ Gươm với 180 gian, 36 nóc. Chùa được tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Đăng Giai quyên tiền xây dựng và trở thành một trong những nét nhấn quan trọng bậc nhất bên cạnh Hồ Gươm.

Nhưng lịch sử thăng trầm, khi người Pháp chiếm được Hà Nội và cải tạo khu vực quanh Bờ Hồ, họ đã cho phá chùa Báo Ân để xây dựng Bưu điện và các cơ quan hành chính đầu não.

Ngôi chùa lớn gần như bị phá hủy hoàn toàn, nay chỉ còn tháp Hòa Phong trơ gan cùng tuế nguyệt như chứng nhân duy nhất của thắng tích khi xưa.

Vì thế, vào những dịp lễ tết, một số cửa hàng sách ở phố sách Đinh Lễ vẫn thấy những đồ tế lễ mang dấu ấn Phật giáo để ghi nhớ lịch sử một ngôi chùa lớn năm xưa.

Và nếu ai để ý, việc đặt tên phố quanh Hồ Gươm mang rất nhiều dấu ấn của vương triều Lê. Lê Thái Tổ, Lê Lai, Lê Thạch… và phố sách Đinh Lễ, Nguyễn Xí cũng được đặt theo tên những vị công thần quan trọng bậc nhất của thời Lê.

Phố Đinh Lễ là phố sách độc nhất vô nhị của Hà Nội mở cửa xuyên đêm giao thừa. Ảnh: An Ninh Thủ Đô.

Đinh Lễ (?-1427) gọi Lê Lợi là cậu ruột, là tướng có võ nghệ cao cường. Thời trẻ, Đinh Lễ từng làm cận vệ cho Lê Lợi, sau làm tướng ghi được những chiến công lớn.

Đặc biệt, trận đánh ở Tốt Động, Chúc Động phá quân Minh, ông cùng Nguyễn Xí và quân Lam Sơn phục kích, tiêu diệt được 50.000 quân địch, bắt sống tướng giặc là Trần Hiệp.

Đây là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của nghĩa quân Lam Sơn mà sau này Nguyễn Trãi đã viết những dòng ca ngợi đầy cảm xúc.

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo.

Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,

Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.

Sĩ khí đã hăng

Quân thanh càng mạnh.

Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,

Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.

Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,

Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.

Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm

Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.

Phúc tâm quân giặc Trần Hiệp đã phải bêu đầu…

Đinh Lễ còn có em ruột là Đinh Liệt, cũng là võ tướng ghi nhiều chiến công hiển hách. Một sự thú vị và chắc là có chủ ý của người đặt tên đường: Phố Đinh Lễ và Nguyễn Xí cắt ngang nhau vì trong lịch sử hai ông có những gắn bó rất gần gũi.

Ngoài việc cả hai cùng tham gia trận đánh lẫy lừng ở Tốt Động, Chúc Động, Đinh Lễ và Nguyễn Xí, khi truy kích địch, đã bị giặc bắt sống ở My Động. Nguyễn Xí may mắn trốn thoát còn Đinh Lễ bị giặc sát hại.

Nguyễn Xí (1396-1465) sau đó còn lập một chiến công lớn nữa, khi cùng Phạm Vấn tiếp ứng đánh trận Xương Giang và bắt sống hai tướng giặc Minh là Thôi Tụ và Hoàng Phúc.

Đinh Lễ và Nguyễn Xí được đặt tên cho hai con phố bán sách. Phố tuy nhỏ, lúc nào cũng nhộn nhịp và rất đông người đến mua sách.

Hai vị tướng lừng danh một thời, giờ lại rất gần nhau như một sự gắn kết thú vị. Phố tên quan võ mà giờ lại bán sách “văn”, âu cũng là một sự độc đáo của những con phố Hà Nội.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao Sở Thông tin - Truyền thông phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện Đề án phố sách Hà Nội theo hai phương án:

Lần đầu tiên tổ chức, phố sách xuân Bính Thân Hà Nội mang về doanh thu hơn 4 tỉ đồng - Ảnh: V.V.Tuân

Phố sách cố định, hoạt động thường xuyên: Nghiên cứu, lựa chọn phố 19-12,  đáp ứng các tiêu chí: phù hợp với cảnh quan đô thị, có không gian văn hoá, diện tích dành cho độc giả, tổ chức các gian hàng sách gắn với các hoạt động giao lưu, toạ đàm, giới thiệu sách...

Phố sách lưu động kết hợp với không gian hồ Hoàn Kiếm, phố đi bộ với hai khu vực: khu vực cố định bao gồm các phố bán sách Đinh Lễ, Nguyễn Xí hiện nay được tổ chức lại; khu vực lưu động kết hợp với phố đi bộ lấy không gian phố Lê Thạch, Lê Lai và không gian phía sau tượng đài Lý Thái Tổ, hoạt động từ tối thứ sáu đến hết tối chủ nhật hàng tuần.

Văn bản của UBND TP Hà Nội cũng nêu lý do cần thiết để xây dựng phố sách: thời gian gần đây, đặc biệt sau sự kiện thành phố mở phố sách Xuân Bính Thân 2016, nhân dân đồng tình ủng hộ đồng thời mong muốn có một phố sách mang dấu ấn văn hoá đọc của người Hà Nội.

Thành phố đã có một số phố bán sách nhưng mới chỉ là tự phát, việc tổ chức, quản lý chưa khoa học, chưa được sắp xếp, thiết kế cảnh quan riêng theo phong cách văn hóa

V.V.TUÂN

Nét riêng đầy mê hoặc

Đinh Lễ vốn được biết đến là thiên đường trong tâm tưởng người yêu sách. Đó là nơi những “con mọt sách” có thể “lăn lê” cả ngày, hết từ cửa hàng này sang quầy kệ khác với mong tìm cho kỳ được cuốn sách trong tim. Để rồi, khi vô tình khám phá ra nhà sách Mão yên tĩnh giữa phố thị ồn ào, ẩn khuất trong con ngõ thấp, hẹp, sâu hun hút trên những bậc thang vừa cao, vừa dốc, lại hẹp, ai đó nhất định sẽ phải ghé đến thêm nhiều lần nữa. Nếu là lần đầu tiên bước vào, chắc chắn bạn sẽ nghĩ đây là một kho sách quý. Bởi sách có ở khắp mọi nơi, cả trên đầu, dưới đất, bên trái, bên phải, đâu đâu cũng thấy sách. Thú vị nhất là thứ mùi rất đặc trưng, mùi hương của sách mới lẫn sách cũ hòa quyện trong không gian cổ kính.

Không gian bên trong nhà sách Mão

Khách đến với nhà sách Mão có nhiều lý do, có thể để tìm mua bất cứ loại sách nào mình muốn, từ Phật pháp, triết học, tâm linh, phong thủy, văn học đông - tây cho đến tản văn hay thậm chí cả truyện tranh cho trẻ em...; có khi là để khám phá tiệm sách lâu năm nhất phố Đinh Lễ; hay để nhâm nhi tách trà không vội vã và đắm chìm vào trong những trang sách… Một điểm thú vị đặc biệt nữa của Mão là từng góc ở đây đều rất "ăn hình", chỉ cần đứng vào thôi là bạn đã có ngay những bức ảnh lung linh. Không gian được thiết kế theo phong cách cổ, những chiếc kệ sách san sát theo phong cách của những năm 80, 90 với điểm nhấn là chiếc cầu thang xoắn ốc thẳng đứng đã khiến cho bao người say lòng. Người ta thường đến Mão một lần rồi lại muốn quay lại thật nhiều lần vì những nét riêng biệt đầy mê hoặc ấy.

Miệt mài “giữ lửa” cho văn hóa đọc

Nhiều thế hệ bạn đọc Thủ đô vẫn trìu mến gọi nhà sách Mão là “Thiên đường sách” hay “vương quốc sách”, không chỉ bởi đây là “suối nguồn” khai sinh “phố sách” Đinh Lễ mà còn bởi vì sự tận tâm, cần mẫn của những người chủ nhà sách xưa và nay.

Năm 1990, sau khi về hưu, ông Lê Luy rủ bà Mão (nguyên cán bộ của Tổng công ty Phát hành sách Trung ương) cùng nghỉ hưu không lương để kinh doanh sách. Với kinh nghiệm chọn sách và các mối quan hệ trong nghề, ông bà ngồi bán sách trên vỉa hè sát bờ tường Bưu điện Hà Nội. Với một chiếc bàn đơn sơ chỉ đủ để bày hai chục quyển sách, nhưng góc bán sách của vợ chồng ông Lưu vẫn thu hút nhiều khách nên có khi ngay trong ngày bà Mão đã phải đi nhập thêm sách về bán.

Sau 3 năm tích góp, ông bà mua được căn gác hai tại ngôi nhà số 5 Đinh Lễ và tiếp tục bán sách tại đây. Vốn đã có nhiều khách quen, người này lại giới thiệu người kia khiến cho tiệm sách buôn bán ngày càng thuận lợi, trở thành địa điểm đáng tin cậy của nhiều người yêu sách. Lúc đó, cả thành phố mới chỉ có 3 hiệu sách tư nhân và ở Đinh Lễ, bà Mão là người đầu tiên kinh doanh mặt hàng này. Người làm thuê cho ông bà Luy Mão lâu năm có nhiều kinh nghiệm cũng tách ra bán sách riêng, nhiều người thấy vậy cũng mang chiếu đến bán sách ngày càng đông, biến Đinh Lễ trở thành phố sách đêm nhộn nhịp nhất Hà Nội. Khoảng những năm 2000 - 2001, Hà Nội mở chiến dịch dẹp phố sách đêm vỉa hè. Người kinh doanh vì thế buộc phải thuê cửa hàng để tiếp tục bán sách. Phố sách Đinh Lễ ra đời từ đó.

Xuất phát từ cái tâm của những người yêu sách chân thành và mong mỏi mang được những cuốn sách hay, sách tốt tới cho độc giả, hơn 20 năm nay, ông bà đã thực hiện biên dịch và xuất bản được hơn 500 đầu sách. Trong số đó, cuốn sách “Alamach - Những nền văn minh thế giới” là một kho tàng trí tuệ lớn về nhiều mặt. Ở thời điểm bấy giờ, không có nhà xuất bản nào dám nhận in vì sự đồ sộ và giá thành quá cao của cuốn sách. Chỉ có ông bà đã dám vay 10 cây vàng - tương đương với 35 triệu thời điểm bấy giờ để xin cấp giấy phép phát hành và đặt in. Từ năm 1995 đến năm 2000, cuốn sách đã được in và bán hơn 22 nghìn cuốn, đem lại lợi nhuận khổng lồ giúp ông bà mở rộng thêm tiệm sách. Trong số 500 đầu sách, có những cuốn dù biết chắc sẽ không mang lại lợi nhuận, nhưng vì giá trị tri thức, văn hóa của nó, ông bà vẫn quyết làm.

Năm 2017, bà Mão mất, ông Lê Luy vẫn duy trì công việc kinh doanh cùng con gái. Giờ đã ngoài 80 tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều, thỉnh thoảng ông mới ghé thăm tiệm sách. Dưới tán cây si cổ thụ trước tiệm sách, những tia nắng cuối đông rớt xuống lấp lánh, ông bảo: “Nhiều người thắc mắc tại sao nhà tôi lại chọn vị trí sâu hút trong khu tập thể này. Vừa chật chội, vừa khó tìm. Nhưng chỉ có tôi và bà Mão tin rằng đó là vị trí đắc địa, yên tĩnh, râm mát nhưng lại nằm ngay phố cổ, gần khu dân trí cao”. Hẳn đó cũng là lý do vì sao tiệm sách dù ẩn khuất nhưng vẫn tấp nập khách ra vào.

Chị Lê Ngọc Anh, con gái duy nhất của ông bà Luy Mão chia sẻ: “Khi còn nhỏ, tôi từng nói với bố mẹ rằng, sau này con không làm sách đâu, vì quá vất vả. Nhưng giờ tôi đã thay đổi suy nghĩ. Ngày ngày nhìn bố mẹ lựa chọn từng cuốn sách, nâng niu từng trang giấy, tư vấn tận tình từng cuốn sách đến tay bạn đọc… tôi như được tiếp lửa để tiếp tục duy trì và phát triển Nhà sách Mão”. Chị cho hay, nhà sách Mão được cải tạo và duy trì mục đích chính là tạo ra không gian đọc miễn phí và tham quan là chính. Để phục vụ cho công việc kinh doanh của nhà sách, còn có 5 kho sách khác. Nhà sách hiện bán khoảng 10.000 đầu sách, mỗi cuốn có vài chục hoặc vài trăm cuốn phục vụ cả bán buôn và bán lẻ.

Ba thập niên qua, nhà sách Mão chứng kiến sự trưởng thành, sự tiếp nối niềm đam mê với sách của bao thế hệ người đọc. Giờ đây, người ta lo lắng văn hóa đọc đang phai nhạt đi, điều đó có thể đúng. Nhưng “vương quốc” sách này chứng thực được rằng, văn hóa đọc vẫn là mạch ngầm đang chảy. Ngày càng có nhiều người trẻ mua sách, đọc sách ở đây. Mạch sống tri thức không thể tuột đi một cách dễ dàng và hiệu sách này là nơi lưu giữ tình yêu với sách, một nét văn hóa thanh lịch và đáng quý của người Hà Nội.

Cảm ơn những người chủ nhà sách Mão luôn cần mẫn, miệt mài “giữ lửa” cho văn hóa đọc giữa lòng phố thị.

Video liên quan

Chủ đề