Phổi của người hút thuốc 10 năm

/vi/ung-buou-xa-tri/thong-tin-suc-khoe/hut-thuoc-la-gay-ung-thu-phoi-nhu-nao/

Ở Việt Nam, ung thư phổi là căn bệnh xếp thứ nhất trong số 10 loại ung thư thường gặp ở cả nam giới và nữ giới. Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi là thói quen hút thuốc lá.

Khói thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Cụ thể:

  • Khói thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc và đục nhân mắt.
  • Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.
  • Không chỉ người hút thuốc bị nguy hiểm mà người hút thuốc lá thụ động cũng chịu ảnh hưởng nặng nề không kém. Hút thuốc thụ động là hít phải (còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc, gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi,...

Phổi của người hút thuốc 10 năm

Người hút thuốc lá thụ động chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề từ khói thuốc

Thông thường, khi chúng ta hít thở, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi, miệng - nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm rồi đi qua khí quản để vào phổi. Khi khói thuốc đi vào miệng, người hút thuốc đã bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất là quá trình lọc ở mũi nên sẽ đưa nhiều độc tố vào cơ thể hơn.

Người hút thuốc lá thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút thuốc và khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp cũng kém hơn do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt hoặc thậm chí đã bị phá hủy. Bên cạnh đó, khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy cũng như thành phần của chất nhầy. Đôi khi, các tuyến tiết nhầy bị tắc, làm giảm khả năng bài tiết đờm của người hút thuốc. Hậu quả chính là chất nhầy bị nhiễm nhiều chất độc hại từ khói thuốc, bị giữ lại trong phổi và cản trở sự lưu thông trao đổi không khí.

Phổi của người hút thuốc 10 năm

Hút thuốc lá gây ung thư phổi

Hút thuốc cũng gây tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh hưởng của các chất độc hại có trong khói thuốc lá, đường thở dễ bị co thắt, luồng khí hít vào và thở ra bị cản trở, tạo các tiếng ran rít, ran ngáy khi thở và có thể gây khó thở. Những người hút thuốc dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn, dễ mắc lao phổi, bệnh phổi mạn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ung thư phổi của những người có thói quen hút thuốc lá cao gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ mắc bệnh tùy thuộc vào loại tế bào ung thư.

Trên thực tế, bệnh ung thư phổi nếu được phát hiện sớm thì cơ hội kéo dài cuộc sống trên 5 năm hay thậm chí chữa khỏi được là rất cao. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam, ung thư phổi vẫn là căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu vì thường được phát hiện muộn. Vì vậy, phát hiện sớm ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Gói Tầm soát ung thư phổi gồm tư vấn chuyên sâu với các bác sĩ chuyên khoa ung thư và chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư phổi (gia đình có người mắc ung thư, nghiện thuốc lá,...), khách hàng nên đi khám tầm soát định kỳ để được sàng lọc bệnh một cách chính xác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Bác sĩ  Dương Xuân Phương - Đơn vị Phẫu thuật tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, êkip phẫu thuật của Đơn vị vừa thực hiện phẫu thuật nội soi cắt kén khí phổi cho bệnh nhân C. Hiện sức khỏe bệnh nhân diễn biến tốt.

Theo lời kể của bệnh nhân, từ trước đó anh không có biểu hiện gì lạ, chỉ duy nhất trong buổi sáng ho vài tiếng và tức ngực tăng dần gây khó thở đột ngột. Anh đã đến phòng khám gần nơi làm việc để thăm khám và được giới thiệu đi cấp cứu ngay tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Tại đây, anh được chụp phim cắt lớp lồng ngực, hình ảnh phim cắt lớp vi tính lồng ngực cho thấy hình ảnh tràn khí khoang màng phổi trái mức độ nhiều, chùm kén khí đỉnh phổi trái.

Qua thăm khám cho thấy, bệnh nhân tỉnh, phải ngồi để thở, da niêm mạc tím tái, thể trạng gầy, đau tức ngực trái, khó thở nhiều, tím môi và đầu chi. Bệnh nhân ho nhiều, tam chứng Galliard phổi trái. Tim nhịp nhanh đều, bụng mềm, không chướng.

Phổi của người hút thuốc 10 năm

Phổi của người hút thuốc 10 năm
Bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt kén khí phổi cho bệnh nhân.

Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật dẫn lưu khoang màng phổi cấp cứu cho người bệnh. Sau dẫn lưu người bệnh tỉnh, da niêm mạc hồng đỡ khó thở, tinh thần ổn định, dẫn lưu ra khí liên tục. Sau 1 ngày, các bác sĩ quyết định phẫu thuật nội soi vào khoang màng phổi trái thấy chùm kén khí ở thùy trên cùng nhiều kén nhỏ khác. Kíp phẫu thuật đã tiến hành cắt chùm kén khí, gây dính màng phổi trái.

Theo các bác sĩ, kén khí phổi ở người bệnh C. được hình thành tự phát thứ phát (người bệnh hút thuốc 10 năm, giãn phế nang 2 phổi). Kén khí lớn dần, chèn ép làm xẹp nhu mô phổi. Khi kén khí vỡ, gây tràn khí màng phổi, chèn ép trung thất có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện, phẫu thuật kịp thời.

Sau phẫu thuật 10 ngày, bệnh nhân C. đã khỏe mạnh trở lại và được xuất viện.


(TG) - Hút thuốc lá là thói quen xấu khó bỏ không chỉ ở cánh mày râu mà cả ở phụ nữ. Khói thuốc lá ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe đặc biệt là phổi. Có thể gây các bệnh lý về phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, đặc biệt là ung thư phổi.

Phổi của người hút thuốc 10 năm
Sự khác nhau của phổi người hút thuốc lá và không hút thuốc

Theo Giáo sư, bác sĩ Ngô Qúy Châu, Giám đốc Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, hút thuốc lá gây ra những thay đổi đáng kể trong phổi và đường thở như cảm lạnh, viêm phổi, lâu dài có thể làm giãn phế nang.

Phổi của người hút thuốc lá lâu năm có thể chuyển sang màu đen, trong khi ở người khỏe mạnh hồng hào. Đồng thời, bộ phận không thể bơm khí đầy căng như người không hút bởi khói thuốc làm cho phổi cứng, giảm độ đàn hồi, gây ảnh hưởng đến chức năng.

Phổi của người hút thuốc lá thụ động cũng bị tổn thương như người sử dụng trực tiếp. Họ có thể nhận lượng khói thuốc tương đương với việc hút 5 điếu mỗi ngày, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe.Niêm mạc phế quản của người hút thuốc nhiều năm có sự thay đổi cấu trúc, tăng sinh các tuyến chế nhày làm niêm mạc đường thở dày lên, tăng tiết đờm gây hẹp đường thở. Ngoài ra, phổi không thể làm sạch lượng chất nhầy dư thừa hiệu quả, sẽ là điều kiện thuận lợi gây nhiễm trùng hô hấp.

Bên cạnh đó, sử dụng thuốc lá gây giảm số lượng, chất lượng các lông chuyển có chức năng làm sạch phổi. Chỉ vài giây sau khi hút, các lông chuyển sẽ chuyển động chậm lại. Phổi có thể già đi nhanh hơn, cản trở các cơ chế bảo vệ tự nhiên của phổi khỏi nhiễm trùng.

Hệ hô hấp, đường thở và phổi tiếp xúc trực tiếp với các thành phần độc lại trong thuốc lá dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng, phá huỷ phổi. Trên thế giới, khoảng 90% trường hợp được chẩn đoán ung thư phổi là người sử dụng thuốc lá.

Thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra 75% các trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh gấp 66 lần so với người không hút. Khói thuốc làm tăng khả năng bị viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, hen phế quản ở người lớn.Ở trẻ em, hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng hô hấp như ho, khò khè, khó thở, tăng nguy cơ tiến triển bệnh hen phế quản, làm chậm tăng trưởng phổi, gây suy giảm sớm chức năng phổi.

Để cải thiện sức khỏe phổi, bạn nên ngừng hút, tiếp xúc với khói thuốc lá. Ngoài ra, việc thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì tập luyện thể dục đều đặn, tập hít thở cũng giúp tăng cường sức khoẻ chung, cải thiện chức năng phổi. Cần duy trì khám sức khoẻ định kỳ sẽ giúp biết được tình trạng chức năng phổi, phát hiện sớm các bệnh lý để điều trị kịp thởi.

Phổi của người hút thuốc 10 năm

Phổi người hút thuốc lá thay đổi như thế nào?

Phổi của người hút thuốc sau một thời gian sẽ chuyển dần sang màu đen và giảm đi tính đàn hồi. Do khói thuốc khiến phổi bị căng cứng khiến cho phổi không thể bơm đầy khí, mất dần đi độ đàn hồi gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của phổi.

Ngoài ra, cấu trúc của niêm mạc phế quản ở người có thói quen hút thuốc lá sẽ có sự thay đổi. Trong đó, tuyến chế nhầy sinh trưởng ngày càng nhiều khiến cho niêm mạc đường hô hấp dày lên và đờm tiết ra nhiều hơn gây hẹp đường hô hấp. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của phổi, khiến cho chức năng làm sạch chất nhờn dư thừa không hoạt động hiệu quả tạo điều kiện cho việc nhiễm trùng đường hô hấp.

Hơn nữa, chỉ một vài giây sau khi bạn hút thuốc, các lông chuyển giúp làm sạch phổi bắt đầu di chuyển với tốc độ chậm lại. Việc tiêu thụ thuốc lá trong khoảng thời gian dài sẽ khiến các lông chuyển giảm đi cả về số lượng và chất lượng. Điều này đẩy nhanh quá trình lão hóa của phổi và cản trở chức năng ngăn ngừa nhiễm trùng của các cơ chế bảo vệ tự nhiên ở phổi.

Không chỉ những người trực tiếp tiêu thụ thuốc lá mà phổi người hút thuốc lá thụ động cũng có thể bị tổn thương tương tự. Nếu như bạn ở trong môi trường hút thuốc, bạn có thể hít phải lượng khói thuốc tương ứng với người hút 5 điếu/ngày.

Hút thuốc lá là một việc gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, không chỉ khiến phổi người hút thuốc suy giảm những chức năng sẵn có. Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về phổi người hút thuốc lá. Bởi vì những tác hại của thuốc lá, hy vọng rằng nó sẽ không còn xuất hiện ở những nơi công cộng để giảm đi sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống của con người./.

"Từ ngày 25/5 đến ngày 31/5, Bộ Y tế tổ chức Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá với chủ đề "Thuốc lá và các bệnh về phổi" nhằm kêu gọi quốc gia có những hành động kịp thời nhằm giảm nguy cơ tử vong do các bệnh về phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá. Các hoạt động nhằm Phổ biến và chỉ đạo thực thi nghiêm quy định của Luật phòng chống tác hại của thuốc lá; Thành lập các đoàn kiểm tra để kiểm tra việc thực hiện Luật; thành lập hoặc kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình Phòng, chống tác hại của thuốc lá của bộ, ngành, đoàn thể".

TG