Phong cách thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác

Trang trước Trang sau
Quảng cáo

- Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thông thái triết học, sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc, có học vấn, cả thân mẫu và phụ mẫu đều là những người có danh tài học hạnh.

- Cuộc đời:

+ Từ nhỏ, ông theo thầy có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng.

+ Năm 1535, Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thi ở tuổi 45. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu.

+ Ông làm quan, chức Tả thị lang dưới triều nhà Mạc

Quảng cáo

+ Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần. Vua không nghe, ông bèn xin cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ.

+ Khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng “kinh bang kế thế”. Đồng thời, ông vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình

- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi.

- Phong cách sáng tác:

Quảng cáo

+ Mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn

+ Phê phán những điều xấu xa trong xã hội

+ Mang đậm tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân.

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Trang trước Trang sau

Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Quảng cáo

1. Tiểu sử - Cuộc đời

- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.

- Năm 1535, ông đỗ Trạng nguyên và làm quan dưới triều Mạc.

- Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng vua không nghe.

- Sau đó, ông cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu Bạch Vân Cư Sĩ.

- Ông dạy học, học trò có nhiều người nổi tiếng nên ông được đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử (Người thầy sông Tuyết).

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm. Vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, Nguyễn có việc hệ trọng đều hỏi ý kiến ông và ông đều có cách mách bảo kín đáo, nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc.

- Mặc dù về ở ẩn, ông vẫn tham vấn cho triều Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyết hầu, Trình Quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính:

* Thơ chữ Hán

- Về thơchữ Hán, ông cóBạch Vân am thi tập, theo ông cho biết là có khoảng một nghìn bài, nay còn lại khoảng 800 bài.

- Trong lời đề tựa cho tập thơ chữ Hán của mình, ông đã viết: "... Tuy nhiên cái bệnh yêu thơ lâu ngày tích lại chưa chữa được khỏi vậy. Mỗi khi được thư thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy, hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật, thảy thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí, được tất cả nghìn bài, biên tập thành sách, tự đặt tên là Tập thơ am Bạch Vân" (Bạch Vân am thi tập tiền tự).

* Thơ chữ Nôm

- Về thơchữ Nôm, ông cóBạch Vân quốc ngữ thi tập(còn gọi làTrình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập), chính ông ghi rõ sáng tác từ khi về nghỉ ở quê nhà, nhưng không cho biết có bao nhiêu bài, hiện còn lại khoảng 180 bài.

- Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn nhưng ông thường không đặt tiêu đề cụ thể cho từng bài mà việc đó được thực hiện bởi những nhà biên soạn sau này. TheoPhả ký(Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) củaVũ Khâm Lân, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm nhưng nay đã bị thất lạc.

* Các thể loại khác

- Ngoài di sảnvăn họcvới hơn 800 bài thơ (cảchữ Hánvàchữ Nôm) còn lưu lại đến ngày nay, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng để lại nhiều bàivăn bia(bi ký) nổi tiếng nhưTrung Tân quán bi ký,Thạch khánh ký,Tam giáo tượng bi minh... Hầu hết bia đá ông cho khắc lúc sinh thời đã bị thất lạc hay hư hại qua hàng thế kỷ nhưng nhiều bài văn bia nhờ được người đương thời chép lại mà còn lưu đến hôm nay. Một số văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá đã được tìm thấy vào năm 2000 tại huyệnQuỳnh Phụcủa tỉnhThái Bình(nằm giáp với huyệnVĩnh BảocủaHải Phòngquasông Hóa).

- Trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Các tập sấm ký Nôm thường mang tên Trạng Trình (Sấm Trạng Trình) và phần lớn viết theo thể lục bát nhưTrình quốc công sấm ký,Trình tiên sinh quốc ngữ. Sấm Trạng Trình là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm.

b. Giá trị văn hóa và tư tưởng

- Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc.

- Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri... Nhưng ông cũng đồng thời là một tác gia lớn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc.

- Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, không chỉ của thế kỷ XVI.

- Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc.

- Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem là người xứng đáng kế thừa và phát triển truyền thống thi ca dân tộc kể từ sau thờiNguyễn Trãi, góp phần giúp nó đạt đến mức độ hoàn thiện cao dưới thờiNguyễn Du, đồng thời bổ sung vào đó đậm đặc hơn, chất triết lý, suy tưởng và giáo huấn, để thơ trở thành một công cụ hữu ích, phục vụ con người, phản ánh hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng một cách sâu sắc, với cái nhìn khái quát của một triết gia, trong đó có những chiêm nghiệm từng trải của cá nhân ông. Giàu chất trí tuệ, thơ ông là những khát vọng muốn khám phá những quy luật của thiên nhiên, xã hội và của cả con người, nhằm tự vượt thoát ra khỏi những bế tắc của một thời và có ảnh hưởng sâu sắc tới tận ngày hôm nay, cả về tư tưởng và nghệ thuật của thơ, cả về tầm vóc văn hóa và nhân cách của một nhà thơ, được thể hiện rõ nét nhất quaSấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các học giả như GS.Nguyễn Huệ Chi(Viện Văn học) và PGS.TS. Trần Nguyên Việt (Viện Triết học) có chung quan điểm khi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người mở đầu cho tư duybiện chứngtrong lịch sử tư tưởng Việt Nam dưới cái nhìn mang đậm tínhtriết họcthể hiện qua thơ văn của ông.

- Ngoài những sáng tác thơ ca còn lưu truyền, những văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá không chỉ có giá trị về mặt lịch sử hay khảo cổ mà còn chứa đựng nhiều giá trị về mặt tư tưởng cũng như nhân sinh quan của ông.

Loigiaihay.com

  • Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

  • Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

  • Tác giả Đỗ Phủ

Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

GIỚI THUYẾT về PHONG CÁCH và PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.64 KB, 16 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học việt Nam trung đại là một loại hình văn học tồn tại và phát triển
trong khoảng thời gian dài, từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Đây cũng là một
thời kì văn học ln chứa đựng những bộn bề, phức tạp trong việc phân kì, xác
định loại hình tác giả và cả xác định những đặc trưng cũng như những điểm thi
pháp nổi bật. Tuy nhiên cần khẳng định rằng, đây là một thời kì văn học đă đạt
được nhiều thành tựu to lớn cả về nội dung tư tưởng và phương diện hình thức
nghệ thuật. Điều đáng nói còn ở chỗ, mặc dù bị chi phối bởi một số quy tắc có
tính ràng buộc- tính quy phạm cả về nội dung và hình thức biểu đạt nhưng văn
học Việt Nam trung đại vẫn có những phong cách nghệ thuật nổi bật và đặc sắc.
Một trong số những phong cách nghệ thuật đã góp phần làm nên diện mạo
chung cho nền văn học thời kì này là phong cách nghệ thuật Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
Việc nghiên cứu phong cách cá nhân nhà văn- phong cách nghệ thuật
của tác gia, trong đó có phong cách của tác giả thuộc văn học Việt Nam trung
đại trong nhiều năm gần đây đang là hướng đi được nhiều người quan tâm. Song
thành tựu đạt được vẫn cịn khiêm tốn, chưa xứng đáng với tầm vóc, với bề dày
của một nề văn học vốn phong phú và quy tụ một lực lượng sáng tác đông đảo
gồm nhiều loại hình tác giả, trong đó có nhiều tác gia lớn. Có lẽ, một quan niệm
có tính định luận tồn tại lâu dài trong giới nghiên cứu văn học rằng : văn học
Việt Nam trung đại là một thời kì văn học mang tính quy phạm, tính phi ngã, ít
có dấu ấn phong cách cá nhân nhà văn trong sáng tác, đã ít nhiều ảnh hưởng đến
việc đi tìm những phong cách cá nhân nhà văn trong thời kì văn học này. Tuy
nhiên, dưới ánh sáng của lí luận nghiên cứu về phong cách cá nhân nhà văn từ
phương Tây và sự tìm tịi, sáng tạo của một số nhà nghiên cứu đã đi đến khẳng
định: văn học Việt Nam thời trung đại đã định hình một số phong cách nhân nổi
bật như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến … Do
1



đó, việc nghiên cứu phong cách cá nhân nhà văn trong văn học Việt Nam trung
đại đã và đang là hướng đi cần thiết để khẳng định một cách dúng đắn hơn về
nhũng thành tựu chung của văn học thời kì này. Trên cơ sở đó đã gợi mở và định
hướng cho chúng tơi bước đầu tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
2. Đối tượng nghiên cứu
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những gương mặt xuất sắc của văn
học Việt Nam trung đại và được đánh giá là một cây đại thụ rợp bóng trên văn
học Việt Nam thế kỉ XVI, tên tuổi và sự nghiệp sáng tác văn chương của ông đã
trở thành một đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả trong suốt nhiều thế kỉ.
Ở phạm vi một bài tiểu luận, bước đầu đề tài này chỉ tìm hiểu và phân
tích những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Nguyễn Bỉnh Khiêm, và
hai tập thơ Bạch Vân am thi tập Và Bạch Vân am quốc ngữ thi tập là nguồn cứ
liệu chính để minh hoạ và soi chiếu cho hệ thống luận điểm được nêu ở tiểu
luận.
3. Nhiệm vụ
Đề tài này hướng đến giảI quyết hai nhiệm vụ sau:
- Khái niệm chung về phong cách cá nhân nhà văn và phong cách
nghệ thuật Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Những đặc điểm biểu hiện của phong cách nghệ thuật Nguyễn
Bỉnh Khiêm.
4. Lịch sử vấn đề
Những thành tựu trong việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật của các
tác gia thời trung đại cho đến nay vẫn còn khiêm tốn, mặc dù giới nghiên cứu
văn học đã gặp gỡ ở hướng đánh giá: Ở thời kì này có những phong cách nghệ
thuật nổi bật như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Cơng
Trứ…Với các cơng trình như: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện
2



Kiều của G.S Phan Ngọc, Phong cách thơ Nôm Hồ Xuân Hương của G.S Bùi
Văn Nguyên , Phong cách Nghệ thuật Nguyễn Khuyến của T.S Biện Minh
Điền đã góp phần định hướng cho giới nghiên cứu trước vấn đề này.
Được đánh giá là một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam thời trung đại,
thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của
nhiều cơng trình khoa học . Ở cơng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm- nhà thơ triết lý,
các tác giả Lê Trọng Khánh- Lê Anh Trà chủ yếu phân tích và chỉ ra tính triết lý
và những phương diện biểu hiện trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cơng trình
nghiên cứu Văn chương Nguyễn Bỉnh Khiêm, G.S Bùi Văn Nguyên đã tìm
hiểu một cách kỹ lương những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng cũng như đặc
sắc nghệ thuật của văn chương Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đến cơng trình Tuyển tập
thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, G.S Đinh Gia Khánh đã cơ bản phác hoạ và giới
thiệu về thành tựu chung của thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong bài "Phong
cách ngôn ngữ thơ nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm", G.S Phan Ngọc bước đầu
đã chỉ ra những dấu hiệu về hình thức có tính ổn định trong câu thơ nơm của
Nguyễn Bỉnh Khiêm…Tuy nhiên những cơng trình đã nêu trên mới chỉ dừng lại
ở một số phương diện về nội dung tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật và phong cách
ngơn ngữ thơ Nơm chứ chưa tìm hiểu một cách toàn diện về phong cách nghệ
thuật Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách là một chỉnh thể trọn vẹn. Từ những kết
quả trên đã gởi mở cho chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu vấn đề này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ở phạm vi một bài tiểu luận nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp như: so sánh
đối chiếu, phương pháp phân tích- chứng minh, phương pháp phân loại…
6. Cái mới của đề tài.
Là một tác gia lớn thời trung đại, sự nghiêp thơ văn của Nguyễn Bỉnh
Khiêm luôn nhận dược sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, như
đã trình bày ở trên cho dến nay mới chỉ có những cơng trình có tính chất tìm
3



hiểu vể giá trị tư tưởng và nghệ thuật chứ chưa đi sâu tìm hiểu một cách kĩ
lưỡng về phong cách Nguyễn Bỉnh Khiêm. Do đó, qua đề tài này chúng tơi hy
vọng sẽ góp thêm một tiếng nói để khẳng định tên tuổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm
cũng như những đặc điểm nổi bật của phong cách nghệ thuật của Ông trong văn
học Việt Nam thời kỳ này.
7. Cấu trúc của tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài có ba chương:
Chương I: Giới thuyết về phong cách và phong cách nghệ thuật Nguyễn
Bỉnh Khiêm.
Chương II: Tư tưởng nghệ thuật, cái nhìn về con người và khơng gian,
thời gian trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chương III. Bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trong thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm.

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG I
GIỚI THUYẾT VỀ PHONG CÁCH VÀ PHONG CÁCH NGHỆ
THUẬT NGUYỄN BỈNH KHIÊM
1.1 Giới thuyết về phong cách
Phong cách là một ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội cũng
như trong văn học. Cho đến nay, thuật ngữ này vẫn được hiểu theo nhiều nghĩa
và được khu biệt ở nhiều lĩnh vực, nhiều lĩnh góc độ khác nhau. Trong phạm vi
nghệ thuật có phong cách tác giả, phong cách thể loại, phong cách ngôn ngữ của
nhà văn, …trong nhiều cách hiểu trên, khái niệm phong cách tác giả hay còn gọi
là phong cách cá nhân của nhà văn gọi tắt là phong cách nhà văn là phổ biến hơn
cả. Do vậy, mà khái niệm này cũng tồn tại nhiều cách định nghĩa, theo M.B

Khrapchenco phong cách “như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối
với cuộc sống, như là thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả”. Theo Giáo sư
Phan Ngọc “phong cách nhằm chỉ những đặc điểm riêng, bền vững được biểu
hiện qua tác phẩm và lặp đi lặp lại ở nhiều tác phẩm của nhà văn, giúp ta nhận ra
sự khác nhau giữa nhà văn này và nhà văn kia” và phong cách là sự lặp đi lặp
lại của một chùm những nét khu biệt: Từ đề tài, chủ đề, tư tưởng nghệ thuật,
quan niệm về thế giới, con người, về không gian, thời gian nghệ thuật đến bút
pháp, giọng điệu, ngơn ngữ…như vậy, nói đến phong cách là nói đến nét riêng,
nét độc đáo không lặp lại ở nhà văn khác. Hiển nhiên, nhà văn muốn tạo được
dấu ấn về phong cách không chỉ bằng tài năng, bản lĩnh nghề nghiệp mà cịn ở
sự tìm tịi, trải nghiệm. Bên cạnh đó cịn phải có tư tưởng nghệ thuật riêng, cách
cảm nhận riêng độc đáo về con người và thế giới. Thông nhất phù hợp với tư
tưởng và nghệ thuật độc đáo ấy là hệ thống bút pháp, giọng điệu, ngôn ngữ cũng
phải độc đáo. Đây cũng chính là những phương diện để khảo sát phong cách
nghệ thuật của nhà văn.

5


1.2. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) được đánh giá là người khổng lồ của
thế kỷ XVI, là cây đại thụ tỏa rợp bóng đến cả một thế kỷ văn học. Với một khối
lượng sáng tác khá đồ sộ, cho đến nay còn khoảng hơn tám trăm bài thơ, cả chữ
Nơm lẫn chữ Hán, trong đó có nhiều bài có giá trị. Tuy nhiên, “vấn đề khơng chỉ
là số lượng, Nguyễn Bỉnh Khiêm quả đã có một phong cách thơ riêng không lẫn.
Ai cũng biết, một nguyên tắc thẩm mỹ của thơ trung đại là ngôn chí, nguyên tắc
mà các nhà nghiên cứu hiện đại thường xem là làm hạn chế tính thẩm mỹ của
thơ…Với ơng, đề vịnh, tự sự, tự thuật cũng đều để ngôn chí và phong cách riêng
của ơng được xác định chính từ những vần thơ ngơn chí ấy” (Trần Thị Băng
Thanh). Rõ ràng, đến Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm “thi ngôn chí” đã được

thực hiện một cách triệt để với một tinh thần sáng tạo, đồng cá tính và mang một
phong vị độc đáo riêng. Từ đó cho phép chúng ta khẳng định: Nguyễn Bỉnh
Khiêm là một phong cách lớn trong lịch sử văn học dân tộc -phong cách thơ đạo
lý, thơ tư duy thế sự.
1.3. Những yếu tố dẫn đến sự định hình phong cách nghệ thuật
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Để tìm hiểu những yếu tố, những phương diện góp phần định hình phong
cách nghệ thuật Nguyễn Bỉnh Khiêm có lẽ cần phải xem xét từ hai yếu tố.
Từ sự vận động nội tại của một quá trình văn học bởi phong cách là cả
một q trình tìm tịi, lựa chọn và xác lập, là “một cấu trúc hữu cơ tất cả các
kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị
lịch sử, có thể cho phép ta nhận diện một thời đại hay một tác giả” (Phan Ngọc).
Do sự ảnh hưởng và chi phối của lịch sử xã hội mà văn học Việt Nam thế kỷ
XVI cũng có sự chuyển biến sâu sắc cả về nội dung lẫn hình thức. Nếu ở giai
đoạn trước văn học tập trung vào chủ đề yêu nước, chống ngoại xâm và chủ đề
khẳng định nhà nước phong kiến thì văn học thế kỷ này chủ yếu phát huy giá trị
truyền thống, phê phán những tệ hại của chế độ phong kiến nhằm vãn hồi một xã
6


hội thái bình thịnh trị và bên cạnh đó xuất hiện một khuynh hướng thơ ẩn dật mà
đại biểu xuất sắc là Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng và đặc biệt là Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Nhân vật chính của khuynh hướng văn học này là người ẩn sĩ - hình
tượng tác giả. Họ suy tư, hành động theo Nho, có khi theo Phật hoặc Lão Trang. Họ là những người trí thức lớn, có uy tín, có danh vọng và hồi bão. Họ
u nước thương đời vì tình cảnh rối ren loạn lạc mà lý tưởng hành đạo của
mình bị giang dở. Bởi vậy sự lựa chọn duy nhất của những người trí thức này là
lánh đục về trong, tìm đến lối sống an bần lạc đạo ở nơi núi rừng thôn dã để di
dưỡng tinh thần và bảo vệ danh tiết. Từ đó mà xuất hiện một loại hình nhà Nho
ẩn sĩ trong văn học giai đoạn này, trong đó tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Yừu tố thứ hai từ chính sự lựa chọn của tác giả. Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất

thân trong một gia đình nhà Nho, được sự dạy dỗ chu đáo của gia đình, đặc biệt
là bà mẹ-con gái quan thượng thư Nhữ Văn Lan vốn được truyền tụng là người
phụ nữ tinh thông Lý - Số. Hơn nữa, ông là người có tư chất thơng minh lại
được thụ giáo vị danh sư nổi tiếng đương thời là quan bảng nhãn Lương Đắc
Đặng. Nhưng năm 44 tuổi ông mới đi thi hương và liền năm sau đó thi hội đỗ
trạng nguyên (khoa ất mùi 1535). Con đường làm quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm
chính thức chỉ 8 năm, từ năm 1535 đến năm 1542 cịn phần lớn của đời người
ơng chỉ đóng vai trị là quan tại gia của triều Mạc hoặc làm một ẩn sĩ ở quê nhà.
Là một vị đại Nho có uy vọng lớn khơng riêng gì triều đình nhà Mạc mà cịn cả
các tập đồn phong kiến lúc bấy giờ, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng khao khát đem
tài năng của mình để kinh bang tế thế, để xây dựng một triều đại Nghiêu -Thuấn
nhưng vận nước rối ren, triều đình nghiêng ngả, khát vọng khơng thể thực hiện
được ông đành ôm một tấm lòng cô trung để về quê làm một “ông Nhàn” ở Bạch
Vân Am, một bậc trí giả nơi sơng Tuyết. Ở đó ơng Nhàn -bậc trí giả Nguyễn
Bỉnh Khiêm tha hồ được thỏa thích “cái bệnh yêu thơ của mình, để ngâm vịnh
hoặc ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy, hoặc tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự
mà tự thuật, thảy thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí …” (Bạch Vân Am thi tập
tự). Chính tài năng, đức độ và quan niệm sống cũng đã góp phần tạo nên sự lựa
7


chọn của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một phong cách triết lý đậm chất thế sự và
tính giáo huấn.
Chương II: Tư tưởng nghệ thuật, cái nhìn về con người và khơng gian,
thời gian trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
2.1. Tư tưởng nghệ thuật và cái nhìn con người và thế giới.
Tư tưởng nghệ thuật hay quan niệm nghệ thuật và cái nhìn về con người,
thế giới là một phương diện biểu hiện của phong cách nhà văn. Nguyễn Bỉnh
Khiêm là một nhà thơ lớn, lẽ dĩ nhiên ơng có một tư tưởng nghệ thuật cũng như
cái nhìn về con người và thế giới riêng. Nói đến tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn

Bỉnh Khiêm trước hết là nói đến tư tưởng của một nhà Nho trung quân, ái quốc.
Người trí thức được đào tạo nơi cửa Khổng, sân Trình ấy đã ba lần “cưỡi đầu
thiên hạ” cũng khao khát thi thố tài năng phò vua giúp nước và cũng là để bảo
vệ trật tự xã hội phong kiến với những chuẩn mực được quy định. Tuy nhiên, sự
khủng hoảng của chế độ phong kiến đương thời khiến thứ giáo lý, thứ triết học
của Khổng Tử bất lực, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm đến thuyết “vô vi” của Lão
Tử. Thực ra, ở Nguyễn Bỉnh Khiêm triết học Lão Tử đã hòa nhập vào triết học
Khổng Tử. Do đó vấn đề “hành” hay “tàng”, “xuất” hay “xử” thật nhẹ nhàng,
ơng có thể ra làm quan, có thể về ở ẩn với quan niệm đời dùng thì “hành”, đời
bỏ thì “tàng”. Và ơng cũng đã tìm ở triết học Lão Tử một phương pháp giải thích
trước mọi biến động của xã hội. Nghĩa là chẳng cần suy tính đắn đo, cứ mặc kệ
thế sự chuyển vần biến cải cịn mình như một tiên ơng, an nhiên lặng lẽ chiêm
nghiệm:
Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ?
An nhàn ngã thị địa trung tiên.
(Cao khiết nào ai là kẻ sĩ trong thiên hạ?
An nhàn ta là tiên ở trên đời)
Hoặc có lúc ơng ung dung tự tại:
8


Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng,
Thùy vân tại đại nan vi dụng.
(Dụng đến thì ra khơng thì về,
Ai bảo cây to là khó dụng)
Cũng khơng phải ngẫu nhiên mà trong thơ ông, những cụm từ như: nhàn,
tiên, vô sự, tự tại, lâng lâng xuất hiện với tầng số liên tục. Đó là
- Am quán ngày nhàn rồi mọi việc,
Dầu ta tự tại, mặc dầu ta.
- Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách…

Thực ra cái nhàn, vô vi, tự tại chỉ là một cách nói, cách ứng xử để đối lập
với cái “hữu sự”, bon chen trong danh lợi và đây cũng là một phương châm xử
thế thời loạn, một cách tốt nhất để bảo vệ danh tiết của nhà Nho. Lẽ dĩ nhiên, cái
nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không hẳn như cái nhàn của Lão Tử mà chỉ là sự
chờ đợi thời cơ và vận hội. Do đó, tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm khơng phải
hồn tồn thốt ly và tiêu cực như có người trước đây từng kết luận mà là tư
tưởng của một “tấm lòng tiên ưu đến già chưa thôi”, điều mà ông đã từng day
dứt, trăn trở:
Lão lai vị ngải tiên ưu chí,
Đặc, táng, cùng, thơng khởi ngã ưu.
(Tấm lịng lo trước thiên hạ đến già chưa thơi-Cùng, thơng, đắc, táng ta có
lo chi riêng mình). Như vậy, cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là vô
sự, là thất ly cuộc sống, quay lưng ngoảnh mặt với tất cả những gì diễn ra trong
cuộc sống. Trái lại người ẩn sĩ, ông nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn là một nhà
Nho hành đạo thực thụ, nhà Nho ấy vẫn quan tâm đến thời cuộc, vẫn canh cánh
với lý tưởng ơn vua nợ nước và nhập thế tích cực, chỉ có điều cách nghĩ và cách
hành đạo của ơng khơng hồn tồn giống với các nhà Nho khác. Cũng không
9


phải ngẫu nhiên mà có người cho rằng, đã có “những xung đột nghệ thuật và tư
tưởng thẩm mỹ trong Nguyễn Bỉnh Khiêm” (Nguyễn Phạm Hùng) mà biểu hiện
rõ nét nhất là sự xuất hiện của nhiều cặp phạm trù đối lập: tốt -xấu, thiện -ác,
đầy - vơi, mặn - nhạt, dại - khơn…
2.2. Cái nhìn về con người và thế giới trong thơ của Nguyễn Bỉnh
Khiêm
Theo M. Bakhtin “tư tưởng tạo ra cái nhìn” hay nói cách khác chính tư
tưởng đã chi phối và định hướng cái nhìn của tác giả. Cái nhìn của Nguyễn Bỉnh
Khiêm về cơ bản là cái nhìn của người ẩn sĩ lánh đục về trong, chấp nhận cuộc
sống an bần lạc đạo nơi am thanh cảnh vắng, coi công danh, “phú quý tựa chiêm

bao”. Con người đó, coi mình là người “dại” để đối lập với những kẻ “khôn”
trong thiên hà “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ – Người khơn người đến chỗ lao xao”.
Cái nhìn của người ẩn sĩ đó với giàu sang chỉ là chiêm bao, với danh lợi chỉ như
gió thổi hoa thật nhẹ nhàng, bình thản “ái ưu vằng vặc trăng in nước – Danh lợi
lâng lâng gió thổi hoa”. Đơi khi cái nhìn của một triết nhân đang quan sát,chiêm
nghiệm lẽ biến dời của càn khôn tả vật để suy ngẫm và triết lí về con người ,thế
sự.
_Thế gian biến cải vũng nên doi,
Mặn lạt,chua cay lẫn ngọt bùi.
_Thế sự tuần hoàn hay đắp nổi,
Từng xem thua được một hai phen
Nhiều khi là cái nhìn của một nhà đạo đức đem những ứng xử đạo lý
truyền thống của dân tộc hay những chuẩn mực của Nho gia để khuyên răn, giáo
huấn người đời từ quan hệ vua –tôi, cha – con, vợ – chồng đến quan hệ bằng
hữu, tơng tộc, xóm làng…

10


Tuy nhiên dù ở phương diện nào con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn
luôn ung dung tự tại ý thức được cái “bản lai diện mục” của mình một cách
mạnh mẽ bằng đại từ “ta”, “ông Nhàn”…
2.3. Về không gian và thời gian trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Không gian trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng rất đa dạng và phong
phú: “không gian, thời gian trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là không gian, thời
gian triết học, không gian và thời gian quả đất nói riêng, và của vũ trụ nói
chung, theo chiều lịch sử loài người và lịch sử dân tộc” (Bùi Văn Nguyên).
Nhưng chủ yếu vẫn là không gian của những vùng đất cụ thể mang tính xác
định, đó là mảnh đất q hương mình, nơi đó có Am Bạch Vân nơi ông mở
trường dạy học, là bến Trung Tân – Nơi ơng dựng qn để cùng mọi người hóng

mát, nghỉ chân, ngâm thơ thưởng nguyệt. Có thể nói chỉ riêng thơ về qn Trung
Tân, ơng đã có đến tám mươi bảy bài (gồm cả chữ Hán và chữ Nôm), điều đó
cũng đủ để nói lên tình u và sự gắn bó của nhà thơ với quê hương xứ sở - Nơi
mà mình đã chơn rau cắt rốn và sống ở đó đến trọn cuộc đời ngót 95 tuổi. Nói
chung không gian trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn là những địa danh quen
thuộc, những mảnh đất mà ông đã từng sống và gắn bó, là nơi đã neo đậu con
thuyền cảm xúc của thi nhân.
Là một phương thức tồn tại của thế giới vật chất, thời gian cũng như
không gian, đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh như là một yếu
tố của nó. Do đó cùng với khơng gian, thời gian cũng đã góp phần thể hiện tình
cảm của nhà văn về cuộc sống. Nằm trong quỹ đạo chung của văn học trung đại,
thời gian trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng bị chi phối bởi quan niệm thời
gian chu kỳ, thời gian gắn với sinh mệnh của đời người. Tuy nhiên, khơng phải
vì bị chi phối bởi quan niệm truyền thống mà thời gian trong thơ Nguyễn Bỉnh
Khiêm đơn điệu, mang tính chất hình thức và ước lệ, trái lại thời gian trong thơ
ông cũng đa dạng. Thời gian cụ thể xác định theo ngày, tháng, mua, năm. Đó là

11


buổi sảng “sáng uống chè hơi ngọt ngọt”, là đêm “Đêm, đội trăng cài bóng trúc”
là những con số cụ thể:
Thập nhị thiều quang xuân nhất đoàn
Nhất thiên liệu tiễn tống dư hàn
(Mười hai thiều quang một vừng xuân sắc,
Một ngày lành lạnh tiễn đưa cái rét cịn lại)
Nói chung thời gian trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có đầy đr bốn mùa,
những tháng ngày cụ thể trong năm. Có khi thời gian mang tính chuyển vần,
chậm chạp và mang sắc thái tâm trạng: “lần lữa, ngày qua tháng qua – Một phen
xuân tới một phen già”. Mặt khác qua mỗi khoảng khắc thời gian được nói đên,

nhà thơ như muốn gửi gắm một nỗi niềm, một tâm trạng, có khi là một triết lý về
con người, thế sự.

12


Chương III: Về bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trong
thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
3.1. Về bút pháp và ngôn ngữ
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đạt được một phong cách nghệ thuật riêng,
độc đáo và tiêu biểu cho dòng thơ tư duy thế sự. Thơ chữ Hán chủ yếu xoay
quanh ba đề tài: Ngơn chí, Vịnh vật, Tả cảnh. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào
cũng rạch rịi mà ở một số trường hợp có sự đan cài, hịa trộn. Có nhiều bài thơ
vịnh vật để ngụ chí, tả cảnh để ngụ tình. Sự vật được miêu tả trong thơ là những
vật dụng quen thuộc với người nông dân như: Cày, cuốc, mũ, nón, chày, cối…
cảnh vật cũng bình dị gần gũi với quê hương đất nước trong đó có hình ảnh qn
Trung Tân, Am Bạch Vân, dịng sơng Tuyết xuất hiện với mật độ dày đặc trong
cả thơ chữ Hán lẫn thơ chữ Nôm. Thể tài mà Nguyễn Bỉnh Khiêm thường sử
dụng chủ yếu ở hai loại: Đường luật và Cổ phong. Ở thơ Đường luật bao gồm
cả thất luật và ngũ luật, ở thơ cổ phong có bài dài đến 300 câu (Cảm hứng), có
bài giàu chất ký (Quá kim hải môn ký)…Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nghệ thuật sử
dụng vần rất tự nhiên linh hoạt khiến người đọc có cảm giác như ơng khơng gị
câu ép chữ bao giờ.
Về thủ pháp nghệ thuật, đến Nguyễn Bỉnh Khiêm cách miêu tả ước lệ
được hạn chế nhờ yếu tố tả thực và lối điệp từ, đặc biệt ở thơ chữ Hán.
3.2. Về giọng điệu và ngôn ngữ
Về ngôn ngữ, đặc biệt là thơ Nôn tiếng việt được ông sử dụng uyển
chuyển và tinh tế hơn nhờ việc vận dụng ngôn ngữ dân gian một cách tự nhiên,
biến hóa mà giàu sức biểu cảm. Trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập có nhiều câu
tục ngữ, thành ngữ quen thuộc của dân gian được ông vận dụng một cách linh

hoạt, sáng tạo chẳng hạn:
- Gần son thì đỏ, mực thì đen
Sáng biết nhờ ơn thưở bóng đèn.
13


- Vuốt mặt còn chừa qua mũi nọ
Rút giây lại nể động rừng chăng…
Hệ thống từ láy cũng được Nguyễn Bỉnh Khiêm khai thác triệt để nhờ đó
mà tạo được tính nhịp nhàng cân đối cho câu thơ. Do đó, nói đến phương diện
ngơn ngữ, thơ Nơm của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đạt đến một thứ thơ triết lý
thích hợp: “trong đó những nhận định, khẳng định về các quy luật phổ biến, về
đạo lý và thế sự luôn luôn được phát biểu giống như những tiêu đề, những định
lý tốn học” và “ngơn ngữ triết lý của ơng có đủ những đặc sắc của tục ngữ:
ngắn gọn, đúc kết, chặt chẽ về lơgic, hàm súc về nội dung, đó là một ngôn ngữ
diễn đạt trực tiếp” (Đào Thản).
Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm thường có một giọng điệu riêng là thâm
trầm, sâu sắc, mang sắc thái chiêm nghiệm triết lý. Giọng điệu đó, lẽ dĩ nhiên
phù hợp với thơ tư duy thế sự, thơ giáo huấn và triết lý đạo đức.

14


KẾT LUẬN
Có thể nói về vấn đề phong cách cá nhân trong văn học Việt Nam trung
đại đang là một vấn đề địi hỏi cơng sức của nhiều nhà nghiên cứu.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác giả lớn của văn học Việt Nam trung đại và
qua khảo sát sự nghiệp thơ ca của ơng, bước đầu chúng tơi có thể khẳng định:
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có một phong cách nghệ thuật riêng, thống nhất, ổn định
và bền vững trong mọi phương diện biểu hiện.


15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Biện Minh Điền – phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến. NXB
ĐHQG. 2008.
2. Bùi Văn Nguyên – Văn chương Nguyễn Bỉnh Kiêm, NXB Hải Phòng.
1988
3. Bùi Duy Tân – Theo dòng khảo luận VHVN trung đại. NXB. GD 1997.
4. Phan Ngọc – Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều. NXB
văn hóa, Hà Nội 1988
5. Vũ Thanh – Trần Thị Băng Thanh - Nguyễn Bỉnh Khiêm tác giả và tác
phẩm NXB giáo dục, 2005

16



Mục lục

  • 1 Tiểu sử
    • 1.1 Gia thế và những năm thơ ấu
    • 1.2 Thời niên thiếu và những năm biến loạn cuối đời Lê sơ
    • 1.3 Thi cử và làm quan dưới triều Mạc
    • 1.4 Những năm cuối đời
  • 2 Gia đình và hậu duệ
  • 3 Tác phẩm
    • 3.1 Thể loại sáng tác
      • 3.1.1 Thơ chữ Hán
      • 3.1.2 Thơ chữ Nôm
      • 3.1.3 Các thể loại khác
    • 3.2 Giá trị tư tưởng và nghệ thuật
  • 4 Di ngôn, bút tích
  • 5 Tiên tri và sấm ký
  • 6 Ảnh hưởng và di sản
    • 6.1 Những đóng góp trong tiến trình phát triển của ngôn ngữ văn chương và lịch sử tư tưởng Việt Nam
    • 6.2 Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sự chuyển biến về nhận thức và ứng xử chính trị của giới trí thức phong kiến Việt Nam
    • 6.3 Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách một nhà dự báo, hoạch định chiến lược
      • 6.3.1 Sách lược phân vùng ảnh hưởng địa chính trị
      • 6.3.2 Tầm nhìn chiến lược về biển Đông
    • 6.4 Kết tinh Tam giáo Nho-Lão-Phật trong nhân cách và tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm
    • 6.5 Nguồn gốc tên gọi Việt Nam
  • 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách một nhà hoạt động từ thiện
  • 8 Đánh giá về Nguyễn Bỉnh Khiêm qua các thời đại
    • 8.1 Những quan điểm phê bình
  • 9 Hình tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tôn giáo
  • 10 Những hiện vật lịch sử gắn liền với Nguyễn Bỉnh Khiêm được lưu giữ tới nay
  • 11 Giai thoại
  • 12 Ghi nhận
  • 13 Tham khảo
  • 14 Xem thêm
  • 15 Chú thích và nguồn dẫn
  • 16 Liên kết ngoài

Tiểu sử

Sử liệu Đại Việt thuộc địa phận nhà Mạc cai quản ở thế kỷ 16 do các sử thần triều Mạc biên soạn hầu như thất lạc (có thể trong giai đoạn chiến tranh ác liệt Lê-Mạc) và không được lưu truyền về sau. Cũng có thể do thời gian cầm quyền ngắn mới có 65 năm ở Thăng Long và lại đang bận tâm nhiều đến việc chiến sự đương thời nên nhà Mạc chưa chú trọng viết sử của triều đại mình. Khi nhà Lê-Trịnh đánh bại nhà Mạc vào năm 1592, thì sử thần nhà Lê Trung Hưng cũng là những người biên soạn hầu hết những dữ liệu lịch sử về thời Mạc như chúng ta biết ngày nay. Các sách chính sử Việt Nam do những sử thần của nhà Lê-Trịnh (bao gồm cả Phạm Công Trứ và Lê Quý Đôn) biên soạn trong các thế kỷ 17 và thế kỷ 18 (như Đại Việt sử ký toàn thư bản bổ sung, Đại Việt thông sử) không ghi chép đầy đủ và rõ ràng về Nguyễn Bỉnh Khiêm, chủ yếu chép 2 sự kiện khi Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Trạng nguyên và lúc ông xin về quê. Người đầu tiên có những nghiên cứu và biên soạn tương đối chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân trong bản Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký viết năm 1743.[31][32][33]

Bên cạnh bản phả ký của Vũ Khâm Lân, có 2 nguồn thông tin quan trọng về Nguyễn Bỉnh Khiêm được giới nghiên cứu ngày nay (bao gồm nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Khiêu) đánh giá cao về độ tin cậy là nguồn thơ văn (chữ Hán và chữ Nôm) của chính ông và nguồn thông tin lịch sử từ các bản văn bia thời Mạc còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn xung quanh vùng Tiên Lãng (Hải Phòng), Vĩnh Bảo (Hải Phòng) và Quỳnh Phụ (Thái Bình). Vào năm 2000, đoàn cán bộ của Viện nghiên cứu Hán Nôm tiến hành sưu tầm tư liệu Hán Nôm tại huyện Quỳnh Phụ thuộc tỉnh Thái Bình đã phát hiện 2 tấm bia (có tên Diên Thọ kiều bi ký và Tu tạo thạch Phật bi ký) thời Mạc do chính Nguyễn Bỉnh Khiêm biên soạn và chứa nhiều thông tin lịch sử rất có giá trị về cuộc đời thực của ông. Chẳng hạn, qua 2 tấm văn bia được phát hiện ở huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), các nhà nghiên cứu có thể xác nhận một sự thật lịch sử là Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được vua Mạc phong tước Trình Quốc công (程國公) từ trước năm 1568, tức là sớm hơn 17 năm trước khi ông qua đời.[8][9]

Phần lớn cuộc đời gần trọn một thế kỷ của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trải qua ở quê nhà Trung Am (trước thời ông có tên là Trình Tuyền), Vĩnh Lại thuộc xứ Đông, cũng là đất phát nghiệp của nhà Mạc. Ông chỉ bước vào chốn quan trường khi đã gần 50 tuổi, sau nhiều năm đứng ngoài quan sát thời cuộc. Đường quan lộ của ông kéo dài chưa đầy 30 năm, tính từ năm ông đậu Trạng nguyên ở tuổi 45 (1535) cho tới khi chính thức cáo quan về nghỉ hưu ở độ tuổi 73 như trong thơ văn của ông đã xác nhận. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều nhà nghiên cứu đồng tình với một sai sót lịch sử cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm là ông chỉ có 7 năm (1535–1542) làm quan dưới triều Mạc rồi cáo quan về sống và dạy học ở quê nhà Trung Am cho đến lúc mất. Sự thật không hoàn toàn như vậy. Khoảng thời gian gần hai chục năm tính từ năm ông 53 tuổi tới lúc 73 tuổi, ông chủ yếu làm quan tại gia, đóng vai trò cố vấn từ xa cho vua và chỉ về triều khi cần bàn việc chính sự hay theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn.

Trình Quốc công là tước phong chính thức cao nhất của vua nhà Mạc ban cho Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc sinh thời, từ khoảng hơn 20 năm trước khi ông mất.[7][8][9] Dưới thời quân chủ của Việt Nam, ông là một trong số rất hiếm "văn nhân thuần túy" (tức là những người không phải quan tướng nắm binh quyền và chưa từng đích thân cầm quân ra trận) được phong tới tước Quốc công ngay từ khi còn sống. Điều này cho thấy nếu không có công tích đặc biệt lớn với triều đình thì một "văn nhân thuần túy" như ông rất khó có thể được phong đến tước Quốc công (Trình Quốc công) ngay từ lúc còn sống như nội dung 3 tấm văn bia còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn tại 2 huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy của tỉnh Thái Bình đã cho biết.[7][8][9] Ông không phải người thân thích trong hoàng tộc nhà Mạc, cũng không phải quan tướng nắm binh quyền. Ông là hình mẫu của một "văn nhân thuần túy" như sử sách và cả thơ văn của chính ông vẫn thường mô tả. Việc phong tước hiệu Quốc công cho Nguyễn Bỉnh Khiêm ngay từ lúc sinh thời đã chứng tỏ sự trân trọng vô cùng lớn mà vua Mạc dành cho ông và có thể xem đây là một sự ghi nhận mang tính biểu tượng của nhà vua đối với những đóng góp của ông cho triều đại này. Cần nhớ rằng trong lịch sử Trung Quốc cũng như Việt Nam, hai tước hiệu hàng đầu như tước Công và Vương có quy chế rất khắt khe để vua ban phong cho những người không có quan hệ thân thích với hoàng tộc. Kiểu "văn nhân thuần túy" và lại không có quan hệ thân thích với hoàng tộc như Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Trãi là khó hơn cả các trường hợp xét duyệt khác để được phong tới tước công (dù là Quốc công hay Quận công) ngay khi còn sống. Kiểu "văn nhân cầm quân" chẳng hạn như Nguyễn Nghiễm hay Nguyễn Công Trứ thậm chí còn có nhiều cơ hội để lập quân công với triều đình hơn kiểu "văn nhân thuần túy" nên họ thường được phong tước hiệu cao hơn. Tuy nhiên đến nay, vẫn còn nhiều nhà nghiên cứu đồng tình với một nhận định sai sót là Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ được truy phong tước hiệu Quốc công sau khi ông đã qua đời.

Một trường hợp khá tương tự là tấm bia hộp hay còn gọi là "sách đá" được tìm thấy khi người ta tình cờ đào phải mộ thân phụ Trạng nguyên Giáp Hải (1515–1586?) tại Bắc Giang năm 1998. Bản bia hộp hay "sách đá" này đã giúp giải đáp nhiều nghi vấn và cả hiểu nhầm (bao gồm cả ở những học giả nổi danh như Phan Huy Chú) về cuộc đời và sự nghiệp của Giáp Hải, một trọng thần của triều Mạc và đồng thời là một người bạn vong niên thân cận của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tấm bia hộp cũng cho ta biết được thông tin quan trọng là một văn nhân thuần túy như Giáp Hải chỉ được thăng đến tước Quốc công giống Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông đã ở gần độ tuổi cáo quan về hưu sau khi đã có nhiều năm hết lòng phụng sự triều Mạc.[34][35]

Gia thế và những năm thơ ấu

Nguyễn Bỉnh Khiêm nguyên có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6 tháng 4 năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (13 tháng 5 1491), ở thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Cha của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử. Mẹ của ông là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan triều Lê Thánh Tông, bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số, nên muốn chọn một người chồng tài giỏi để sinh ra người con có thể làm nên đế nghiệp sau này,[36] nhưng kén chọn mãi đến khi luống tuổi bà nghe lời cha mới lấy ông Nguyễn Văn Định (người huyện Vĩnh Lại) là người có tướng sinh quý tử.

Quê ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng). Nội ngoại đôi bên thuộc hai phủ nhưng bên này bên ấy nhìn rõ cây đa đầu làng, chỉ qua con sông Hàn (Tuyết Giang) nối đôi bờ.

Nguyễn Bỉnh Khiêm được giáo dục từ nhỏ trong một gia đình nội ngoại đều có học vấn uyên thâm. Hầu hết những nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều ghi nhận ảnh hưởng lớn của bên họ ngoại trong việc hình thành nhân cách cũng như tài năng của ông. Trong gia phả của họ Nguyễn (thuộc nhánh hậu duệ người con trai thứ 7 của Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở thôn An Tử Hạ còn ghi lại: "Phu nhân hồi An Tử Hạ, ỷ phụ thân giáo dưỡng Đạt nhi tam tuế", qua đó cho thấy người mẹ Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan có công lớn giáo dưỡng Nguyễn Văn Đạt khi còn nhỏ.[37]

Thời niên thiếu và những năm biến loạn cuối đời Lê sơ

Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cất công vào tận xứ Thanh để tầm sư học đạo. Lương Đắc Bằng từng là một đại thần giữ chức Thượng thư dưới triều Lê sơ nhưng sau khi những kế sách nhằm ổn định triều chính do ông đưa ra không được vua Lê cho thi hành, Lương Đắc Bằng đã cáo quan về quê sống đời dạy học (1509). Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu đã trở thành học trò xuất sắc nhất của người thầy họ Lương. Bởi vậy mà trước khi qua đời, Bảng nhãn Lương Đắc Bằng đã trao lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là Thái Ất thần kinh đồng thời ủy thác người con trai Lương Hữu Khánh của mình cho Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy dỗ.

Thi cử và làm quan dưới triều Mạc

Lớn lên trong thời đại loạn (giai đoạn triều Lê sơ rơi vào khủng hoảng, suy tàn), không muốn đi lại vết xe cũ của người thầy Lương Đắc Bằng nên từ khi trưởng thành cho đến khi ra ứng thí (1535), suốt hơn 20 năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bỏ qua tới 9 kỳ đại khoa (trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ). Ngay cả khi nhà Mạc lên thay nhà Lê sơ (1527), xã hội dần đi vào ổn định nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không vội vã ra ứng thí (ông không tham dự 2 khoa thi đầu tiên dưới triều Mạc). Tới năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) thịnh trị vương đạo nhất triều Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay Trạng nguyên. Năm ấy ông đã 45 tuổi. Ngay sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư (chuyên việc soạn thảo, sửa chữa các văn thư của triều đình) rồi sau được cử giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Nhưng sự qua đời đột ngột của Mạc Thái Tông vào năm Đại Chính thứ 11 khi mới 41 tuổi (1540) đã kết thúc giai đoạn được coi là thịnh trị nhất dưới triều Mạc đồng thời Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng mất đi một chỗ dựa vững chắc cho việc thực hiện những hoài bão trị quốc của mình. Nhân lúc triều chính nhiễu nhương chia bè kết phái do Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) còn ít tuổi lên thay vua cha nhưng chưa đủ năng lực điều hành chính sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần (trong đó có cả con rể của ông là Phạm Dao làm Trấn thủ Sơn Nam) nhưng không được vua chấp thuận. Bởi vậy, năm 1542 ông xin về quê trí sĩ sau 8 năm làm quan tại triều đình.

Sau hai năm về trí sĩ, tới năm Giáp Thìn (1544), vua Mạc lại cho người về phong tước Trình Tuyền Hầu cho ông, rồi sau lại thăng ông lên chức Thượng thư bộ Lại, Thái phó, tước Trình Quốc Công. Do vậy mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Một số nhà nghiên cứu tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng nguồn gốc của tên gọi Trình Tuyền (gắn với tước hiệu Trình Tuyền Hầu và Trình Quốc Công của ông) là bắt nguồn từ tên địa danh của làng Trung Am từ trước chứ không phải là bắt nguồn từ họ tên người theo ý hiểu rằng "Nguyễn Bỉnh Khiêm là người hiểu rõ suối nguồn Lý học của họ Trình (tức Trình Di và Trình Hạo) đời Tống bên Trung Quốc".

Gần hai chục năm từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi,[38] Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư. Những việc trọng đại nhà vua thường sai sứ giả về hỏi (trong đó có lời khuyên nổi tiếng đã đi vào sử sách: Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế (Đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng dựa vào đó có thể kéo dài được vài đời)), có khi lại đón ông lên kinh để bàn việc, xong rồi ông lại trở về làng Trung Am. Ngoài 73 tuổi, ông mới chính thức treo ấn từ quan, về quy ẩn nơi quê nhà. Trạng nguyên, Tô Khê hầu Giáp Hải một người bạn lâu niên với Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm thơ ca ngợi tài đức cũng như công lao của ông đối với triều Mạc, trong đó có những câu như "Lực phù nhật cốc trụ kình thiên" (năng lực phò vua như cột chống đỡ trời) hay "Tứ triều huân nghiệp nhân trung kiệt" (một tay anh kiệt huân nghiệp trải bốn triều vua).

Trong những năm trí sĩ cũng như thời gian quy ẩn tại quê nhà, ông đã cho dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học cạnh sông Tuyết (còn có tên là sông Hàn). Vì vậy mà về sau các môn sinh tôn ông là "Tuyết Giang phu tử". Học trò của ông có nhiều người hiển đạt sau này như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính (con trai cả của ông).[39]

Những năm cuối đời

Ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu, niên hiệu Đoan Thái nguyên niên (1585), ông tạ thế tại quê nhà ở tuổi 95, đây là tuổi thọ hiếm có đương thời. Trước khi qua đời, ông còn dâng sớ lên vua Mạc: "... Thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì thần chết cũng được thỏa lòng". Bấy giờ vua Mạc Mậu Hợp cử Phụ chính đại thần Ứng vương Mạc Đôn Nhượng cùng văn võ bá quan về lễ tang để tỏ sự trọng thị. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang đã nói lên sự trân trọng rất lớn của triều Mạc với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triều đình lại sai cấp ruộng tự điền trăm mẫu, đồng thời cấp ba nghìn quan tiền để lập đền thờ ông tại quê nhà, đích thân vua đề chữ lên biển gắn trước đền thờ là "Mạc Triều Trạng nguyên Tể Tướng Từ".

Nhàn

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thông thái triết học, sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc, có học vấn, cả thân mẫu và phụ mẫu đều là những người có danh tài học hạnh.

- Cuộc đời:

+ Từ nhỏ, ông theo thầy có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng.

+ Năm 1535, Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thi ở tuổi 45. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu.

+ Ông làm quan, chức Tả thị lang dưới triều nhà Mạc

+ Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần. Vua không nghe, ông bèn xin cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ.

+ Khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng “kinh bang kế thế”. Đồng thời, ông vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình

2. Sự nghiệp sáng tác

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi.

- Phong cách sáng tác:

+ Mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn

+ Phê phán những điều xấu xa trong xã hội

+ Mang đậm tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

Nhàn là bài thơ Nôm số 73, trong Bạch Vân quốc ngữu thi. Nhan đề bài thơ do người đời sau đặt

2. Bố cục (4 phần)

- Phần 1 (hai câu đề): Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Phần 2 (hai câu thực): Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Phần 3 (hai câu luận): Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.

- Phần 4 (hai câu kết): Triết lí sống nhàn

3. Giá trị nội dung

Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

4. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng phép đối, điển cố

- Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà giàu tính triết lí

- Nhịp thơ chậm rãi, nhẹ nhàng như một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc.

Mẹo Hay Cách