Phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm Huế

TTH - Cập nhật kịp thời và đồng hành cùng các thí sinh với những điểm mới trong phương thức tuyển sinh, Trường đại học Sư phạm (ĐHSP) - ĐH Huế đã và đang tập trung cho công tác tuyển sinh đại học năm 2022.

Phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm Huế

Nhà trường tiếp cận và giải đáp kịp thời những thắc mắc của thí sinh bằng nhiều cách khác nhau. Ảnh: Trường ĐH Sư phạm - Đại học Huế

Năm nay, thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, cao đẳng sẽ thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hoặc Cổng Dịch vụ công Quốc gia. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thoa, Trưởng phòng Đào tạo ĐH và Công tác sinh viên Trường ĐHSP, ĐH Huế cho biết: “Tất cả nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH của đợt xét tuyển đợt 1 hình thức đào tạo chính quy sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong thời gian quy định. Nhờ đó, thí sinh chủ động về thời gian và các nguyện vọng đăng ký xét tuyển, tạo thuận lợi cho cả thí sinh và nhà trường”.

Không chỉ chủ động về thời gian và các nguyện vọng đăng ký xét tuyển, tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh trên toàn hệ thống sẽ được đưa lên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT và cho kết quả thí sinh trúng tuyển ở một nguyện vọng cao nhất. Như vậy, hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể mà không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau.

Cập nhật những thay đổi ấy, với chỉ tiêu tuyển sinh 18 ngành đào tạo giáo viên, 6 ngành đào tạo giáo viên bằng tiếng Anh, Trường ĐHSP, ĐH Huế đã có các phương án để đồng hành, định hướng và tư vấn cho thí sinh. Đại diện nhà trường thông tin: “Như thường niên, Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu tuyển sinh. Năm nay, nhà trường đăng ký 4.187 chỉ tiêu, trong đó có 210 chỉ tiêu ngoài sư phạm ngành vật lý học, hệ thống thông tin và tâm lý học”.

Đa dạng hình thức, ngoài các chương trình gặp gỡ trực tiếp, nhà trường còn hỗ trợ, tư vấn thí sinh thông qua website, fanpage, đường dây nóng. Ngoài ra, để mang đến thông tin khách quan nhất, hoạt động tư vấn trực tuyến còn có sự tham gia của sinh viên các ngành hiện đang theo học tại nhà trường. Riêng với mỗi khoa, từ đặc thù riêng của mỗi ngành học, giáo viên trong khoa sẽ là người đồng hành và phân tích tin cậy nhất cho thí sinh cần tư vấn.

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thoa nói: “Trước đó, nhà trường đã tổ chức ngày hội "Thắp sáng ước mơ cùng HUEdu - Nơi tri thức trở thành giá trị". Là lần thứ 3 được tổ chức, đây là sự kiện giúp hàng trăm học sinh THPT trải nghiệm môi trường học tập và sinh hoạt của sinh viên Trường ĐHSP, ĐH Huế”. Cũng tại đây, nhà trường đã tổ chức các hoạt động tư vấn, từ đó giúp học sinh chuẩn bị tốt nhất về định hướng ngành nghề, xây dựng hành trang cần thiết trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH năm 2022.

Với nhiều phương cách tiếp cận và giải đáp kịp thời, kỹ lưỡng những thắc mắc của thí sinh, đặc biệt là những thông tin liên quan đến quyền lợi trực tiếp của thí sinh ngành sư phạm, hoạt động tuyển sinh năm nay của nhà trường đã có những tín hiệu khả quan. Năm nay, địa bàn thí sinh đăng ký xét tuyển theo học bạ trải rộng trên 90% tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó, số lượng thí sinh đạt điều kiện sơ tuyển lên đến 49 tỉnh, thành.

Phổ điểm đạt sơ tuyển năm nay cũng cao hơn nhiều so với mọi năm, thí sinh đạt từ 24 điểm trở lên là 1.233/tổng 1.504 em. “Điểm thí sinh đạt sơ tuyển vào trường theo phương thức xét học bạ là cao nhất từ trước đến nay. Ngoài chất lượng hơn, địa bàn của thí sinh cũng mở rộng chứ không chỉ bó hẹp ở phạm vi miền Trung – Tây Nguyên như trước đây”, đại diện nhà trường nói.

Cùng với những khởi sắc, hiện Trường ĐHSP, ĐH Huế đang tiếp tục vận động các nguồn quỹ để khuyến khích các tân sinh viên tương lai với học bổng dành cho thí sinh có kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thủ khoa ngành... Ngoài ra, cùng chung thuận lợi từ công tác tuyển sinh năm nay và được tạo điều kiện học tập tối đa từ Nghị định số 116/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, những cơ hội mới, “cánh cửa” cho thí sinh muốn trúng tuyển vào Trường ĐHSP, ĐH Huế đang ngày càng mở rộng.

Mai Huế

Một số giáo viên đang giảng dạy tại thị xã La Gi đã đăng ký tham gia khóa học thuộc hệ đào tạo đại học liên thông, hình thức vừa làm vừa học thuộc ngành sư phạm Sinh học K7 (2020-2022) đặt tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận do Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức.

Lớp học được chính thức khai giảng vào ngày 15/7/2020. Đến tháng 12/2021, giáo viên đã hoàn thành chương trình khóa học và thi xong, đã được nhà trường báo kết quả là đỗ tốt nghiệp.

Tuy nhiên, đã 8 tháng trôi qua kể từ ngày có kết quả đỗ tốt nghiệp, người học vẫn chờ mỏi mòn được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp (hoặc ít ra là giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời) để đủ điều kiện tham dự kỳ thi viên chức được tổ chức vào tháng 9/2022 tới đây. Một số giáo viên khác cũng cần bằng để tham dự kỳ thi chuyển xếp hạng giáo viên. Tuy nhiên, đến giờ sau 8 tháng hoàn thành chương trình học, các sinh viên vẫn chưa có bằng tốt nghiệp.

Phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm Huế
Bảng điểm học phần toàn khóa 7 ngành sư phạm Sinh học. Ảnh: Bạn đọc cung cấp

Chậm nhận bằng, mất cơ hội thi viên chức và chuyển xếp hạng giáo viên

Theo tìm hiểu, điều kiện để tham dự kỳ thi viên chức giáo dục là giáo viên phải đạt chuẩn trình độ đào tạo. Nghĩa là, giáo viên tiểu học và trung học cơ sở phải có bằng đại học. Một số giáo viên hiện có bằng cao đẳng sư phạm đã đăng ký học đại học với học phí toàn khóa là 20.000.000 đồng.

Phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm Huế

Giáo viên tại Hải Phòng chịu nhiều áp lực chuẩn hóa, trên chuẩn

"Mỗi tháng, lương hợp đồng chỉ hơn 3 triệu đồng (một số giáo viên hợp đồng lâu hơn thì lương khoảng 4 triệu), để đảm bảo cuộc sống, thầy cô đã phải rất vất vả, chắt bóp chi tiêu.

Tuy nhiên, muốn gắn bó với nghề, muốn được vào viên chức, được ký hợp đồng dài hạn, nhiều thầy cô đã vay mượn tiền đi học để đạt chuẩn, có bằng đại học.

Nếu chỉ vì nhà trường chậm cấp bằng tốt nghiệp mà bỏ lỡ cơ hội được dự thi viên chức lần này thì thật là đáng tiếc và thiệt thòi cho giáo viên chúng tôi", cô giáo N. (đề nghị không nêu tên) chia sẻ.

Bên cạnh một số giáo viên cần bằng để thi viên chức thì nhiều thầy cô giáo khác cũng rất cần bằng đại học để được tham dự kỳ thi (xét) chuyển xếp hạng giáo viên.

Cô N. đã dạy hợp đồng được 7 năm, nếu không được tham dự kỳ thi viên chức lần này (vì không kịp nhận bằng tốt nghiệp đại học) cũng chưa biết bao giờ thị xã mới tổ chức lại kỳ thi viên chức tiếp theo để tham gia.

Cô N. cho biết: “Mấy tháng nay em liên tục gọi điện thoại về phòng đào tạo của nhà trường để trình bày nguyện vọng xin được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời để đủ điều kiện dự thi viên chức sắp tới. Tuy nhiên, câu trả lời vẫn chỉ là để bàn bạc thêm và đợi. Không biết còn đợi đến bao giờ".

Lần gọi gần đây nhất là vào ngày thứ Hai 22/8/2022. cô N. cho biết, có gọi phòng đào tạo gặp 1 cô, cô này đọc số điện thoại của cô tên Thảo. Cô N. gọi cho cô Thảo hỏi cô thì cô nói: “Hiện K7 còn một số lớp chưa có điểm nên chưa thể xét cho K7 được".

Cô N. chia sẻ, cô có năn nỉ: “Phòng Nội vụ cho phép nộp bằng công nhận tốt nghiệp tạm thời nhưng ngày 12/9 tới đây hết hạn nộp hồ sơ rồi. Cô giúp tụi em với, chứ em đi dạy hợp đồng đã 7 năm, nay lỡ kỳ thi này không biết khi nào thi lại".

Vì liên kết đào tạo nên đợi xét toàn khóa, Trường Đại học Sư phạm Huế mong học viên thông cảm

Liên quan đến vấn đề trên, ngày 24/8, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên lạc với ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Sư phạm Huế.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện các lớp K7 đang trong giai đoạn hoàn thiện chương trình học.

“Thông thường khi tiến hành xét tốt nghiệp thì sẽ làm cả khóa luôn, trong đó có ngành sư phạm Sinh học, Tiểu học và Mầm non (ba ngành mà trường Đại học Sư phạm Huế liên kết với Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận tổ chức).

Hiện nay thì có ngành xong rồi, có ngành chưa. Đối với ngành Sinh học thì có một số đã hoàn thành rồi, nếu có thông tin cần thiết phải xử lý trước cho các bạn đã hoàn thành thì nhà trường sẽ triển khai Họp trước (Họp hội đồng xét tốt nghiệp – phóng viên).

Nguyên tắc liên kết đào tạo là nhà trường ký hợp đồng đào tạo khóa học đó có bao nhiêu lớp, số lượng cụ thể. Kế hoạch triển khai theo hợp đồng thì nó sẽ làm chung cho cả khóa chứ không thể Họp trước ngành này rồi ngành kia họp sau, như thế rất lắt nhắt. Khi tổ chức lắt nhắt như vậy, vào lễ tốt nghiệp mà ngành có ngành không thì không được. Do đó, nhà trường cố gắng hoàn thiện hết trọn gói khóa các ngành rồi làm Họp xét tốt nghiệp một đợt luôn.

Nếu các bạn cần gấp thì sẽ Họp xét tốt nghiệp trước cho họ nhưng chậm nhất cũng phải vào đầu tháng 9. Nguyên tắc là phải họp, rà soát bảng điểm rồi mới xét. Theo kế hoạch xét khóa K7 thì trong tháng 9”.

Giải thích lý do vì sao có lớp thuộc K7 chương trình liên kết khai giảng từ ngày 15/7/2020, hiện đã có điểm thi, hoàn thành chương trình học nhưng vẫn chưa được xét cấp bằng tốt nghiệp, ông Hùng nói: “Việc đào tạo giáo viên thì tập trung trong dịp hè là chủ yếu. Đợt vừa rồi, có trở ngại dịch bệnh Covid-19, rồi hình thức giảng dạy vừa online vừa trực tiếp nên phải đẩy lùi tiến độ. Có trường chính quy ở các khóa trước đến giờ cũng chưa thể họp xét tốt nghiệp do vướng dịch bệnh. Học viên cũng phải thông cảm cho nhà trường vấn đề này. Nên việc lùi thời gian tiến độ tốt nghiệp đối với khóa K7 là có”.

Trả lời câu hỏi về việc sắp tới, nhiều giáo viên ở Thị xã La Gi có kỳ thi viên chức giáo dục nên cần bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời sớm, ông Hùng nói đó cũng là vấn đề nan giải.

“Nếu như học viên cần gấp thì có thể cấp cho họ giấy hoàn thành chương trình học (tức là đã học, thi và có kết quả điểm) trước. Cái này thì học viên liên hệ với Trường Cao đẳng cộng đồng Bình Thuận lập một danh sách gồm những bạn nào cần giấy hoàn thành chương trình thì nhà trường làm. Còn muốn có giấy tốt nghiệp thì phải đợi sang tháng 9 vì đoạn này cũng đang gấp”.

Phan Tuyết - Tấn Tài