Phụ nữ đầu tiên nhận bằng kỹ sư dân dụng

Elisa Leonida Zamfirescu là ai?

Elisa Leonida Zamfirescu - nữ kỹ sư đầu tiên trong lịch sử khoa học thế giới, bà tập trung nghiên cứu nguồn gốc của các chất như than đá, crom, bauxit và đồng.

Ngày 10/11, kỷ niệm 131 năm ngày sinh Elisa Leonida Zamfirescu - nữ kỹ sư đầu tiên trong lịch sử khoa học thế giới, Google đã đổi Doodle tôn vinh bà.


Google đổi Doodle để tôn vinh Elisa Leonida Zamfirescu.

Elisa Leonida Zamfirescu sinh ra ở thời trọng nam khinh nữ, không được tạo cơ hội học tập. Tới năm 22 tuổi, bà mới được nhận vào học ngành kỹ sư yêu thích tại Học viện Công nghệ hoàng gia Berlin. Trong suốt cuộc đời, bà đã nghiên cứu một số nguồn gốc của các chất như than đá, crom, bauxit và đồng...

Elisa Leonida Zamfirescu được coi là biểu tượng cho sự vươn lên của phụ nữ.

Ngày 9/11, nhằm chào mừng tháng di sản thổ dân châu Mỹ, Google cũng chia sẻ một video ngay tại vị trí đặt logo trên trang chủ để vinh danh Amanda Crowe, vốn nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc từ gỗ. Trong doodle ngày 9/11 của Google, nhân vật Crowe được dựng dưới dạng hoạt hoạ trong khi những tác phẩm của bà là hình ảnh thật.

Crowe là người thổ dân Cherokee, sinh năm 1928 tại vùng Qualla Boundary ở North Carolina (Mỹ). Bà bắt đầu trạm trổ dưới sự giúp đỡ của bác ruột từ năm lên 4 tuổi và tài năng của bà nhanh chóng được biết đến.

Năm 1946, Crowe nhận được học bổng tại Viện nghệ thuật Chicago, nơi bà thoả mãn niềm đam mê sáng tác trên nhựa, đá và kim loại. Nhưng gỗ mới chính là chất liệu bà thấy thích thú nhất. Sau khi có bằng thạc sĩ, Crowe chuyển đến Mexico để nghiên cứu rồi trở về quê nhà ở Qualla Boundary để dạy nghệ thuật tại trường trung học Cherokee.

Trong những dịp lễ lớn hoặc các ngày đặc biệt, Google thường xuyên đổi logo trên trang tìm kiếm của mình bằng tranh vẽ, video hoặc trò chơi - được gọi là Doodle - để kỷ niệm. Doodle lần đầu tiên được Google sử dụng vào năm 1999 nhằm chào đón lễ hội Burning Man.

Cập nhật: 10/11/2018 Theo VTC

Tác giả: Ánh Dương

Elisa Leonida Zamfirescu là thành viên nữ đầu tiên của Hiệp hội các kỹ sư Romania. Bà cũng là  một trong những nữ kỹ sư đầu tiên trên thế giới.

Google Doodles kỉ niệm 101 năm ngày sinh Elisa Leonida Zamfirescu.

Elisa Leonida Zamfirescu sinh ngày 10/11/1887 tại Galaţi, Romania trong một gia đình có truyền thống về học vấn ấn tượng. Cha bà là một sĩ quan chuyên nghiệp còn mẹ là con gái của một kỹ sư sinh ra ở Pháp.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Elisa Leonida Zamfirescu muốn theo học Bridges và Paths – đại học chuyên về ngành cầu đường. Tuy nhiên, bà bị từ chối do hồi đó người ta vẫn còn định kiến rằng phụ nữ không cần học, đặc biệt là học những ngành như vậy.

Bà quyết tâm tới Berlin, Đức năm 1909 để học Đại học Kỹ thuật Berlin. Năm 1912, bà tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư.

Elisa Leonida Zamfirescu - người phụ nữ vượt lên định kiến để trở thành một trong những nữ kỹ sư đầu tiên trên thế giới.

Sau một thời gian làm việc ở Đức, bà trở về Romania, làm trợ lý tại Viện Địa chất Romania. Khi Thế chiến thứ I nổ ra, Elisa Leonida Zamfirescu gia nhập Hội Chữ thập đỏ. Bà gặp và kết hôn với nhà hóa học Constantin Zamfirescu.

Sau chiến tranh, Zamfirescu quay lại Viện Địa chất với vai trò là người đứng đầu một số phòng thí nghiệm địa chất. Cùng với đó, bà tham gia giảng dạy vật lý và hóa học ở nhiều trường.

Bà đã đóng góp rất nhiều cho nghiên cứu về các nguồn tài nguyên mà thời đó vẫn còn rất mới mẻ như đá dầu, khí đốt tự nhiên, crôm, bauxite và đồng.

Với những thành tích không thể phủ nhận, Zamfirescu trở thành thành viên nữ đầu tiên của Hiệp hội các kỹ sư Romania.

Bà nghỉ hưu năm 1963 và qua đời ở tuổi 86.

Elisa Leonida Zamfirescu được xem là biểu tượng của người phụ nữ mạnh mẽ,vượt lên các định kiến để làm công việc mình yêu thích. Bà góp phần khơi dậy phong trào đấu tranh đòi quyền bình đăng cho phụ nữ.

Theo các tài liệu ghi lại, Alice Perry của Ireland là nữ kỹ sư đầu tiên trên thế giới khi tốt nghiệp năm 1906, trước bà Zamfirescu 6 năm.

 

Bộ phim Three Billboards Outside Ebbing, Missouri vừa giành chiến thắng bất ngờ tại lễ trao giải Liên hoan phim (LHP) quốc tế Toronto lần thứ 42, diễn ra tối 17/9 tại Canada.

 

Nhằm xây dựng một lối đi an toàn cho những con rùa, những kỹ sư đường sắt tại Nhật Bản đã xây dựng tuyến đường riêng chỉ dành cho rùa. Sáng kiến đã giúp rất nhiều chú rùa sống sót.

Skip to content

Là một trong những ngành xuất hiện sớm nhất trên thế giới – Xây dựng dân dụng gắn liền với quá trình phát triển của văn minh loài người. Nhưng liệu bạn đã biết hết về nó hay chưa?

  1. Cho đến hiện nay; vẫn chưa có sự phân định rõ ràng giữa Xây dựng dân dụng và Kiến trúc. Vào thế kỷ XVIII; hai khái niệm này vẫn được cho là một.
  2. Cụ thể, vào cuối thế kỷ XVII; khái niệm về ngành Xây dựng dân dụng chỉ được dùng để phân biệt với mục đích xây dựng; không dùng cho quân sự và việc công.
  3. Kỹ sư ngành Xây dựng dân dụng thường xuyên phải làm việc với các dự án mang tính phức tạp; liên quan đến nhiều ngành nghề khác; như: Kinh tế, Xã hội, Môi trường,…

  1. Tấm bằng Kỹ sư Dân dụng đầu tiên tại Mỹ do Học viện Kỹ năng Rensselaer cấp vào năm 1835.
  2. Người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được nhận bằng Kỹ sư Dân dụng là Nora Stanton Blatch – người Anh; vợ của một nhà phát minh radio người Mỹ – Lee de Forest. Bà được Đại học Cornell cấp vào năm 1905.
  3. Tại Mỹ; Kỹ sư Xây dựng dân dụng muốn hành nghề thì phải có chứng chỉ.
  4. Mức lương trung bình của người làm Kỹ sư Xây dựng dân dụng là Mỹ dao động trong khoảng 60.774 USD/ năm (số liệu của PayScale năm 2014).
  5. Trượt máng nước – một trong những trò chơi mạo hiểm được ưu thích nhất tại công viên nước; chính là do Kỹ sư Xây dựng dân dụng chế tạo; bằng cách thiết kế hệ thống bơm xả chính xác lượng nước sao cho đủ lực đẩy trượt người đi trong máng.
  6. Kim tự tháp Giza là kỳ quan thế giới duy nhất còn sót lại trong số 7 kỳ quan thế giới cổ đại. Đây là minh chứng tiêu biểu nhất cho thành tựu và là đỉnh cao kỹ nghệ xây dựng của loài người.
  7. Đường hầm đi qua eo biển Manche được xem là một trong những công trình xây dựng hiện đại vĩ đại nhất của loài người. Ý tưởng xây dựng này được nhen nhóm từ tận thế kỷ XVIII nhưng mãi đến năm 1970 nó mới trở thành một dự án thật sự. Tuy nhiên; phải mất thêm gần 20 năm ngủ quên dự án mới chính thức được khởi công xây dựng vào năm 1986 và hoàn thành vào năm 1994.

Nguồn: //nganhxaydung.edu.vn/

Biết từ chối cơ hội để tìm thấy điều mình mong muốn

 Là con gái trong một gia đình có điều kiện về nhiều mặt nhưng Vân Mai chưa bao giờ là một “cô tiểu thư”. Mà ngược lại, ngay từ nhỏ cô có tính cách rất độc lập, mạnh mẽ và đặc biệt học rất giỏi. Tốt nghiệp cấp 3, Vân Mai bỏ qua cơ hội vào thẳng đại học để quyết tâm nuôi dưỡng ước mơ và đam mê của mình. Cô thi đỗ vào Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội với số điểm năng khiếu rất cao.

Ngay từ nhỏ, Vân Mai rất thích học vẽ và chẳng biết tự bao giờ cô rất thích ngành xây dựng. Thấy con gái mình có nguyện vọng khác với nhiều bạn cùng trang lứa có những mong muốn theo học những ngành nghề như Ngoại giao, Ngoại thương nhưng bố mẹ cô chẳng lo ngại điều gì. Cũng là những người đã từng được đào tạo tại nước ngoài, ông bà hiểu cô có đầy đủ năng lực và ý chí để theo đuổi ngành nghề không dễ dàng, đặc biệt với phái nữ này.

Cuối năm 1999, hết năm thứ nhất đại học, cô thi đỗ được một học bổng toàn phần đi học đại học tại Sydney, Australia. Chính tại nơi đây Vân Mai đã học hỏi được rất nhiều kiến thức mới. Tốt nghiệp với kết quả cao, một lần nữa cô lại từ chối các cơ hội tiếp tục nghiên cứu, trở về Việt Nam đóng góp cho đất nước.

Sau một thời gian làm việc tại Việt Nam, tự nhận thấy mình vẫn còn phải học rất nhiều, nhất là ngành Xây dựng ở Việt Nam hoàn toàn không phải là đơn giản, cô đã tìm kiếm một cơ hội để đi du học thạc sỹ tại Anh. Cô học một bằng đúp thạc sỹ về Quản lý Xây dựng và Kinh doanh tại trường Đại học Dundee.

Trong quá trình đi học, Mai đã nhận được giải thưởng Nine Incorporated Trades of Dundee dành cho sinh viên có kết quả học tập tốt nhất học kỳ 1. Số tiền thưởng cũng giúp được một phần trang trải cuộc sống sinh viên. Và với luận văn tốt nghiệp đạt điểm xuất sắc, một lần nữa cô lại tốt nghiệp thạc sỹ với số điểm cao nhất khoa. Sau này, Vân Mai đã được mời đến thảo luận cho một số công ty tại Anh về chính đề tài luận văn mà mình đã làm.

Vân Mai là nữ kỹ sư Việt đầu tiên nhận giải thưởng Đại sứ ngành xây dựng 2012.

Trong quá trình đi học thạc sỹ, cô đã xin được công việc part time làm giảng viên các môn chuyên ngành về xây dựng tại Trường Dundee College. Ban đầu Mai chỉ dạy một môn, nhưng sau khi tốt nghiệp thạc sỹ, trường đề đạt cô dạy luôn 3 môn khác nhau. Nhưng cũng như các bạn bè khác, sau khi tốt nghiệp, cô cũng nộp hồ sơ xin việc đi khắp mọi nơi để tìm kiếm cơ hội vì thực sự cô nhận thấy mình không muốn làm công việc dạy học lâu dài.

Ban đầu cô tìm được ngay công việc làm kỹ sư cho một công ty thiết kế tại Dundee cùng thành phố nơi mình học, nên hồi đó cô đã làm một lúc 2 việc luôn là vừa làm ở công ty vừa đi dạy học. Nhưng sau đó trúng tuyển phỏng vấn và nhận được thêm một vài lời mời làm việc với một vài công ty ở các thành phố khác như Newcastle, Manchester và London, cô đã quyết định chuyển lên sống ở London và làm việc cho Công ty London Bridge Associates, công ty chuyên về các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mà chủ yếu là các dự án về đường hầm (xuyên biển, xuyên sông, dưới lòng đất hoặc xuyên qua núi...) và nhà ga tàu điện ngầm, v.v...

Đây là một lĩnh vực kỹ thuật vô cùng mới và phức tạp mà cô chưa bao giờ được học qua trong cả quá trình đi học. Xây dựng đường hầm đòi hỏi bạn phải có thần kinh thép và độ chính xác đến từng milimet vì bất cứ một quyết định nào dù nhỏ cũng có liên quan đến sinh mạng con người. Trải qua những năm tháng học hỏi với những thách thức mới hằng ngày, cô đã gắn bó với công ty được 8 năm.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong quá trình làm việc có lẽ là lần đầu tiên cô đi thi công xây dựng đường hầm những ngày đầu. Làm nghề xây dựng quan trọng nhất là kinh nghiệm, nên hầu hết các sinh viên mới ra trường bao giờ cũng phải đi thi công để lấy kinh nghiệm thực tế. Đi thi công cực kỳ vất vả, đặc biệt là với con gái. Có lẽ chính vì thế nên rất ít con gái theo nghề này. Đi giám sát thi công nghĩa là bạn phải thường trực có mặt tại công trường để đo đạc, kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhân công, đảm bảo dự án được thực hiện đúng theo biện pháp thi công, tiến độ, vật liệu, an toàn lao động...

Công việc xây dựng đường hầm phải làm 24 giờ, 7 ngày. Mỗi ngày chia ra 2 ca làm việc 12 tiếng/ca, mưa nắng cũng vậy, có thể phải làm giữa cái nắng của trưa hè 36, 37 độ hoặc giữa những đêm mùa đông âm độ rét mướt tuyết rơi. Hằng ngày Vân Mai đã phải bê vác máy đo khảo sát để kiểm tra chất lượng và độ chính xác của công trình nặng hơn chục kg.

Năm đó cô làm kỹ sư quản lý giám sát xây dựng đường hầm Holmesdale thuộc đường cao tốc M25 vòng quanh London. Trong một lần giám sát ca đêm, Mai đã tận mắt chứng kiến một tai nạn lao động lúc 2h sáng do thiết bị xây dựng thiếu an toàn, mà chỉ chậm một tích tắc có thể cướp đi sinh mạng của người công nhân. Lúc chứng kiến cô đã quá sợ hãi chỉ hét lên thất thanh mà không biết phải xử lý như thế nào.

May mắn cô đã kịp thời lấy lại được bình tĩnh, gọi điện thoại điều ngay được một đội cứu hộ có mặt chỉ trong vài phút và cứu được người công nhân không bị rơi từ độ cao 10m. Lúc này người bị tai nạn đang bám lơ lửng trên toà nhà trang thiết bị đang xây dựng trên nóc đường hầm. Anh được đưa xuống làn đường cao tốc lúc đó đang có rất nhiều xe tải hạng nặng chạy qua. Nhìn mặt anh công nhân trắng bệch, tay chân run rẩy, mắt nhoà lệ vì sợ hãi, lúc đó tim cô cũng chỉ như muốn ngừng đập vì quá sợ. Cô chỉ biết nắm bàn tay anh an ủi.

Bất chợt Mai nhận ra mạng sống con người thật đơn giản, có thể bị cướp đi chỉ trong tích tắc. Nghĩ sâu xa hơn, lúc đó cô vẫn chỉ là một kỹ sư trẻ mới ra trường, giữa đêm tối, trên một công trường quá rộng của một dự án nhà nước có danh tiếng, đi kèm với một trách nhiệm quá lớn hơn những gì mình có thể tưởng tượng. Nếu để xảy ra sự cố thì không biết những hậu quả gì có thể xảy ra, không chỉ với bản thân mình mà còn đối với tất cả những ai tham gia dự án.

Nhưng may mắn lúc đó lý trí cô vẫn kịp vững vàng để xử lý tất cả các việc có liên quan. Anh công nhân được y tế chăm sóc cẩn thận, công trường vẫn được mở lại vào 6h sáng nên không bị ảnh hưởng tới tiến độ. Báo cáo tai nạn được viết ngay trong đêm để trình các sếp vào ca sáng.

Cô còn phải làm việc với một ban thanh tra ngay sáng hôm đó để báo cáo sự việc, lúc đó rất sợ vì dù gì cũng là trách nhiệm xảy ra trên công trường mình quản lý. Nhưng tất cả mọi người đều bắt tay, nói rằng mình xử lý công việc như vậy là đúng đắn và nhanh chóng, đã kịp thời cứu được mạng sống con người, các bài học về an toàn lao động được kịp thời rút ra và dự án lại không bị ảnh hưởng gì.

Khoảng 5 năm trở lại đây, Vân Mai đã được ở một vị trí khác, không còn làm trên công trường nữa, nhưng mỗi lần nhớ lại, cô luôn thầm cảm ơn quãng thời gian đi thi công đó đã tôi luyện bản thân, có được những kinh nghiệm quý báu, thần kinh vững vàng và tính quả quyết trong bất kỳ một quyết định quan trọng nào.

Thành quả cho người xứng đáng

Từ năm 2008, ngoài công việc chính làm với công ty, cô tham gia làm thêm một số dự án nghiên cứu cho Hiệp hội Xây dựng đường hầm của Anh (British Tunnelling Society) trực thuộc Viện Xây dựng (Institute of Civils Engineers) là bộ máy cao nhất quản lý lĩnh vực xây dựng tại Anh quốc. Từ đó đến nay cô cũng đã có một số chức vụ và thành quả dự án nhất định. Đến năm ngoái, cô được bổ nhiệm làm Chủ tịch của Ban Giáo dục các trường trung học và đại học của Hiệp hội Xây dựng đường hầm của Anh, quản lý các thành viên trẻ.

Với nhiệm vụ chính của ban là phổ cập giáo dục và kiến thức xây dựng đường hầm đến các trường trung học và đại học trên toàn UK, trong vòng một năm qua, cô cùng các bạn kỹ sư trẻ đã có rất nhiều buổi giảng cho hàng trăm học sinh và sinh viên về kỹ thuật xây đường hầm, những buổi giảng bài đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực.

Ngoài những việc như tổ chức các bài giảng, các chuyến thăm thực tế cho học sinh, cô còn xin được tài trợ làm dự án nghiên cứu và thực hiện bộ giáo trình các bài giảng về kiến thức xây dựng đường hầm cho giáo viên trung học, để giúp mang kiến thức xây dựng đường hầm trở thành một môn học hoàn chỉnh và chính thống tại các trường trung học chuyên kỹ thuật tại Anh. Tất cả những việc này đều phải làm thêm trong quỹ thời gian hạn hẹp của cô, ngoài 5 ngày trong tuần làm việc dự án chính cho công ty, và thời gian dành cho chồng con.

Dựa vào những đóng góp và cống hiến của cô trong việc đưa kiến thức xây dựng cơ sở hạ tầng đến gần hơn với các trường đại học và trung học ở London và trên toàn nước Anh, giữa tháng 10 vừa rồi, cô đã được Viện Xây dựng tại London (ICE London) trao tặng giải thưởng cao nhất là Đại sứ Xây dựng của năm 2012 tại lễ trao giải thường niên. Tên đầy đủ của giải thưởng là “ICE London Ambassador of the Year 2012”. Đầu tháng 3 cô được mời tới nói chuyện trong một chương trình của Hiệp hội nữ doanh nhân tại Anh, buổi tọa đàm sẽ xoay quanh vấn đề phụ nữ và lĩnh vực xây dựng.

Trò chuyện về tương lai và kế hoạch trở về Việt Nam, Mai cho biết công ty mà cô đang làm tại Anh đã có rất nhiều dự án liên kết với Việt Nam, đơn cử là dự án xây dựng hầm đèo Hải Vân. Công ty cô cũng đang tham dự đấu thầu một vài dự án đường hầm khác tại Việt Nam mà chính cô đóng vai trò cầu nối.

Trong tương lai, nếu Việt Nam có thêm nhiều các dự án về xây dựng đường hầm, cô tin chắc chắn là mình cũng sẽ có những đóng góp nhất định

Trọng Nghĩa

Video liên quan

Chủ đề