Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine covid

Tiêm vắc xin cho phụ nữ trước và trong thời kỳ mang thai là điều rất quan trọng để tăng cường miễn dịch cho mẹ và con. Tuy nhiên, trong khi dịch Covid-19 vẫn còn đang tiếp diễn phức tạp, hậu quả có thể rất nặng nề cho cả mẹ, thai và trẻ nhỏ thì việc tiêm vắc xin COVID-19 cho bà bầu càng trở nên cấp thiết. Tuy vậy, việc tiêm một vắc xin mới cũng gây ra những băn khoăn, lo lắng cho chị em và người thân. Trong video dưới đây, Bác sĩ Cao cấp Nguyễn Thị Tân Sinh, Phó Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City sẽ chia sẻ với các mẹ cầu một số thông tin và những lưu ý khi tiêm vắc xin COVID-19.

Bà bầu tiêm vắc xin Covid-19 cần lưu ý gì?

Video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Cao cấp Nguyễn Thị Tân Sinh, Phó Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin Covid-19 ở phụ nữ mang thai vì lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn: Các nghiên cứu khoa học trên thế giới và thực tế cho thấy việc tiêm phòng rõ ràng có tác dụng giảm nguy cơ lây nhiễm cũng như mức độ nặng của bệnh ở những người đã tiêm phòng. Bộ Y tế Việt Nam đã ra hướng dẫn về tiêm phòng vắc xin cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ cho biết: tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai an toàn và hiệu quả trong quá trình mang thai.

Các nghiên cứu so sánh tác dụng phụ của vắc xin Covid ở phụ nữ mang thai các quý 1,2,3 của thai kỳ không thấy tăng tỷ lệ biến chứng bất lợi so với phụ nữ không mang thai. Và cũng chưa có kết quả bất lợi nào đối với thai nghén, bao gồm cả những kết quả bất lợi ảnh hưởng đến thai nhi, và trẻ sơ sinh liên quan đến việc tiêm chủng trong những thử nghiệm này. Tỷ lệ ra máu, sảy thai, đẻ non, thai lưu... ở hai nhóm tiêm và không tiêm không có sự khác biệt.

Vắc xin Covid-19 không gây nhiễm bệnh : Không có vắc xin phòng Covid-19 nào chứa virus sống nên vắc xin Covid-19 không thể làm cho bất kỳ ai bị bệnh với Covid-19, kể cả phụ nữ mang thai hoặc trẻ sơ sinh.

Khi người mang thai được tiêm vắc xin mRNA Covid-19 trong thời kỳ mang thai, cơ thể của họ sẽ tạo ra kháng thể chống lại Covid-19, tương tự như những người không mang thai.

Các kháng thể được tạo ra sau khi một người mang thai tiêm vắc xin mRNA Covid-19 được tìm thấy trong máu dây rốn. Điều này có nghĩa là tiêm chủng Covid-19 trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại Covid-19.

Trong trường hợp nếu bị sốt sau tiêm vắc xin Covid-19, chị em có thể dùng Acetaminophen như paracetamol, Panadol, efferalgan hạ sốt để giảm các ảnh hưởng bất lợi của sốt trong thời gian thai nghén.

Trong quá trình sử dụng thuốc, cần được bác sĩ thăm khám, chỉ định và kê đơn. Khi uống thuốc cần chú ý theo dõi, nếu có triệu chứng hoặc chuyển biến xấu, cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine covid

Tiêm vắc xin Covid-19 ở phụ nữ mang thai

Hiện nay, mẹ bầu mà ở tuổi thai trên 13 tuần – dưới 28 tuần thai sẽ có rất nhiều cơ hội tiêm chủng đủ 2 mũi vắc xin trước khi sinh. Còn đối với mẹ bầu bắt đầu tiêm từ 36, 37 tuần thai thì sẽ không đủ thời gian hoàn tất phác đồ 2 mũi tiêm trong thai kỳ. Tuy nhiên, điều này không quan trọng vì chúng ta cần phải tuân thủ quy định khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin.

Nếu tiêm vắc xin AstraZeneca thì có thể 12 tuần sau mới có thể tiêm mũi vắc xin thứ 2, còn những vắc xin khác có thể cách 4-8 tuần sau mũi 1. Do vậy chúng ta không cần phải quá lo lắng về việc tiêm đủ 2 mũi trong thời điểm mang thai.

Việc mẹ bầu tiêm được 1 mũi vắc xin Covid-19 sẽ tạo ra một lượng kháng thể nhất định, tốt hơn rất nhiều so với những mẹ bầu chưa được tiêm vắc xin. Còn nếu trong thai kỳ mẹ bầu đã tiêm đủ 2 mũi thì có thể hoàn toàn yên tâm đủ kháng thể bảo vệ mẹ và bé khỏi các biến chứng nguy hiểm nếu chẳng may mắc Covid-19 ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Vì thế, mẹ bầu ở bất kỳ tuần thai nào, nếu có cơ hội tiêm chủng thì nên thực hiện sớm.

Do có 1 tỷ lệ nhỏ có phản ứng sau tiêm vắc xin nên trước tiêm cần phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng. Theo khuyến cáo của BYT VN phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên sẽ khám sàng lọc và tiêm tại cơ sở có cấp cứu sản khoa

Phụ nữ mang thai ngoài sàng lọc các vấn đề về tiền sử dị ứng (những lần đi cấp cứu sau khi uống thuốc hoặc là ăn món nào đó) các bác sĩ bắt buộc phải siêu âm thai, đo huyết áp và khám toàn diện . Nếu mẹ bầu có tình trạng cao huyết áp, tiền sản giật hoặc 1 số bất thường khác thì không thể tiêm vắc xin Covid-19.

Các trường hợp cụ thể sẽ do bác sỹ sản khoa, nội khoa và chuyên ngành vắc xin hội chẩn để quyết định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Hiện nay, có rất nhiều người lo lắng về việc nguy cơ mắc COVID-19 ở phụ nữ mang thai so với những đối tượng khác cũng như những lo ngại về tính an toàn của tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp và giải đáp từ bác sĩ để bạn yên tâm hơn.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam, những phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc COVID-19 tương đương với những người khác khi tiếp xúc với mầm bệnh.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 và tử vong cao hơn so với những người không mang thai. Ngoài ra, họ có thể tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác, chẳng hạn như sinh non (trước 37 tuần).

Bên cạnh đó, thực tế đã cho thấy virus SARS-CoV-2 đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi, tuy nhiên, một số trường hợp mô hoặc màng nhau thai dương tính với SARS-CoV-2 và một số trường hợp có thể nhiễm trùng tử cung cũng đã được báo cáo. Một số trường hợp sơ sinh có thể do kết quả xét nghiệm dương tính giả hoặc do nhiễm trùng ngay sau khi sinh khiến trẻ sơ sinh mắc COVID-19 ngay khi sinh ra.

Theo “Khuyến cáo của WHO về tiêm chủng COVID-19 cho phụ nữ có thai và cho con bú”, WHO khuyến cáo nên tiêm phòng cho phụ nữ mang thai bởi lợi ích của việc tiêm phòng đối với phụ nữ mang thai lớn hơn rất nhiều những rủi ro tiềm ẩn.

Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine covid

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần thuộc đối tượng được tiêm vắc-xin COVID-19

Trong văn bản “Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm vắc-xin COVID-19” do Bộ Y Tế Việt Nam ban hành ngày ngày 10/8/2021 cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai trên 13 tuần thuộc đối tượng được tiêm vắc-xin COVID-19.

Kết quả nghiên cứu từ  WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, đã chỉ ra rằng từ các kết quả nghiên cứu và thực tiễn tình hình chủng ngừa vắc-xin COVID-19 đến nay cho thấy, vắc-xin COVID-19 mRNA cung cấp sự bảo vệ khỏi vi rút cho các bà mẹ đang mang thai, bà mẹ đang cho con bú và trẻ sơ sinh.

Các nghiên cứu đã chỉ ra tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai là khoa học, an toàn, phù hợp với tình tình dịch bệnh đang diễn hết sức phức tạp; Không có kết quả bất lợi nào liên quan đến thai kỳ xảy ra trong các thử nghiệm lâm sàng trước đây; Không phát hiện bất cứ nguy cơ sảy thai ở mức độ cao nào đối với những người được tiêm vắc-xin ​​​​​COVID-19 mRNA trong suốt thai kỳ khi tiêm phòng trước tuần 20 trong một nghiên cứu; Tiêm vắc-xin ​​​​​COVID-19 mRNA trong suốt thai kỳ sẽ giảm nguy cơ nhiễm bệnh; Tiêm chủng cho phụ nữ mang thai tạo ra các kháng thể có thể bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại COVID-19.

Theo QĐ 3802/QĐ-BYT ngày 10/8/2021 ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên vào đối tượng được chỉ định tiêm chủng vắc-xin Covid-19.

Chọn mốc phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên (từ 3 tháng giữa thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ) vì: giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng, là giai đoạn hình thành và phát triển các cơ quan quan trọng của thai nhi, nếu không thận trọng có thể gây dị dạng thai.

Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine covid

Tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Hồng Ngọc

Quyết định của Bộ Y tế về việc phụ nữ mang thai trên 13 tiêm chủng vaccine COVID-19 là hợp lý, có cơ sở khoa học, đảm bảo tính an toàn cho cả mẹ và con. Lợi ích của tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai đủ điều kiện cao gấp nhiều so với những rủi ro.

Cũng theo hướng dẫn này, phụ nữ mang thai ≥13 tuần khi khám trước tiêm cần được giải thích nguy cơ/lợi ích, chỉ nên cân nhắc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 khi lợi ích của tiêm phòng lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ mà mẹ và thai nhi phải đối mặt.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, WHO khuyến cáo: vắc-xin là vũ khí quan trọng để chống dịch, giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh sẽ giảm nếu tỷ lệ tiêm chủng cộng đồng đạt 70-85% nếu tạo được miễn dịch cộng đồng. Tất cả các loại vắc-xin Covid-19 đều tiêm được cho Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú trừ vắc-xin SPUTNIK V – theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Hiệu quả của vắc-xin là phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, giảm bệnh nặng phải thở máy, giảm tử vong. Đừng chờ đợi hay lựa chọn, hãy tiêm khi có cơ hội.

Để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai trên 13 tuần nên tiêm chủng ở các bệnh viện có khoa Sản.

Trước tiêm: Phụ nữ mang thai trước khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cần ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, không sử dụng chất kích thích, tuân thủ 5K, khai báo y tế trung thực, thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bản thân như: tiền sử dị ứng, các bệnh cấp tính, mạn tính đang mắc, các thuốc đang sử dụng,…

Sau tiêm: Phụ nữ mang thai sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cần ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi và phát hiện xử trí kịp thời những dấu hiệu bất thường. theo dõi tiếp 7-28 ngày sau tiêm tại nhà. Đến cơ sở y tế ngay nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường.

Nội dung

Phản ứng thông thường

Phản vệ

Giảm tiểu cầu huyết khối

Triệu chứng– Tại chỗ: Sưng, đau tại vị trí tiêm

– Toàn thân: Sốt ≥ 38°C, Đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, ớn lạnh.

– Miệng: Ngứa, sưng môi và/hoặc lưỡi

– Da: Phát ban, sưng, tím tái

– Tiêu hóa: Nôn, tiêu chảy

– Họng: Ngứa, căng cứng, tắc nghẽn, khản đặc

– Hô hấp: thở dốc, ho, khò khè, khó thở

– Tim mạch: mạch yếu, chóng mặt,choáng, tay chân co quắp…

– Đau đầu dai dẳng, dữ dội

– Yếu, liệt tay chân

– Co giật, nhìn mờ hoặc nhìn đôi

– Khó thở, đau ngực

– Đau bụng dai dẳng

– Chảy máu, xuất huyết dưới da, đi ngoài phân đen

– Đau, phù chi dưới

Thời gian xuất hiệnTrong 7 ngày đầu  sau tiêm1-2 ngày đầu sau tiêm4- 28 ngày sau tiêm

Phụ nữ mang thai cần tuân thủ thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh bao gồm:

– Tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế

– Tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19

– Duy trì tâm lý thoải mái và chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ

Khám thai định kỳ  tại đơn vị y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi và hệ thống máy móc hiện đại.

Lưu ý:                                

Thông tin trong bài có tham khảo từ các nguồn:

– WHO: https://bitly.com.vn/bdbkah

– Bộ Y tế: https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/-/6847426-6758

                   https://ncov.moh.gov.vn/en/web/guest/-/6851640-83

– CDC: https://bitly.com.vn/2kvqaa

             https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/pregnancy.html

Với những câu hỏi đáp nhanh gọn về tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai được cung cấp trong bài viết trên, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những thông tin hữu ích cho mình. Hiện tại, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai dịch vụ chăm sóc và theo dõi sau tiêm, nếu mẹ lo lắng tác dụng phụ của tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, có thể đăng lưu viện ngay sau tiêm để an tâm hơn. Liên hệ hotline  036 3881 068 – 098 1000 251 để được tư vấn chi tiết.

*Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/