Phủ tây hồ nằm ở đâu

Phủ Tây Hồ là một trong những ngôi chùa linh thiêng ở Hà Nội. Mỗi dịp tết đến hay ngày rằm, mùng 1 người dân thường sẵm lễ đến phủ cầu bình an, làm ăn thuận lợi. Địa điểm này không chỉ thu hút người dân Hà Nội mà còn có đông đảo lượng khách đến từ thập phương. 

Nguồn gốc lịch sử phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ thờ bà chúa Liễu Hạnh - một nhân vật truyền thuyết của lịch sử Việt Nam. Tương truyền rằng bà là con gái của Ngọc Hoàng vì bất cẩn làm vỡ ly ngọc quý của vua cha nên bị đày xuống trần gian. Bà đã lựa chọn hồ Tây làm nơi sinh sống. Bà là người đức độ, tài hoa. Vì luôn giúp đỡ bảo vệ dân chúng nên được người dân tôn làm thánh mẫu.

Sau này, trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong một lần dạo chơi hồ Tây tình cờ gặp được bà chúa Liễu Hạnh đem lòng thương mến. Trong khoảng thời gian Phùng Khắc Khoan đi bái kiến vua quan, bà lại bất ngờ rời đi. Vì nhớ thương bà nên trạng và người dân đã lập nên phủ Tây Hồ để thờ bà. 

Từ đó đến nay người dân vẫn gìn giữ đền thờ ấy, nay gọi là Phủ Tây Hồ nằm ngay cạnh hồ Tây.

Phủ Tây Hồ ở đâu

Địa chỉ Phủ Tây Hồ nằm ở 1 bán đảo nhỏ nhô ra giữa hồ Tây ở đường Xóm Chùa, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội. 

Khung cảnh phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ thờ ai

Phủ Tây Hồ có gian chính thờ bà chúa Liễu Hạnh. Trong hệ thống điện thờ thần ở Việt Nam, bà chúa Liễu Hạnh là một trong 4 tứ bất tử, là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ.

Những gian điện khác có thờ những vị thần khác như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu,...

Nét đẹp kiến trúc phủ Tây Hồ

Đến phủ Tây Hồ đầu tiên bạn sẽ qua cổng tam quan

Cổng vào phủ

Phủ chính có quy mô vớn nhất được xây dựng tỉ mỉ, công phu. Phía trước phủ chính là cửa tam quan 2 tầng, trên mái có đề “Tây Hồ hiển tích”. 

Khung cảnh phủ Tây Hồ

Phần thờ ở phủ được chia làm 3 lớp:

  • Lớp đầu tiên thờ tam phủ công đồng, tứ phủ vạn linh và hội đồng các quan

  • Lớp thứ 2 thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào và Bắc Đẩu.

  • Lớp cuối cùng thờ tam toà Thánh Mẫu. 

Tượng Bà Chúa Liễu Hạnh

Sâu trong phủ là 3 pho tượng nữ thần. Mẫu thượng ngàn màu xanh biểu trưng cho rừng núi, cây xanh. Mẫu Thoải màu trắng là biểu trưng của nước trong mát. Mẫu Địa màu vàng tượng trưng cho đất đai màu mỡ hưng thịnh. Tượng mẫu ở cao nhất với nét mặt rạng rỡ, nhân hậu ban phước lành đến mọi nhà. Ở ngoài sân phủ, là 2 am thờ nhỏ của lầu Cô và lầu Cậu.

Lầu Cô Cậu

Sắm lễ cầu tài lộc ở phủ Tây Hồ như thế nào?

Sắm lễ phủ là tuỳ ở thành tâm ở mỗi người, lễ vật không bắt buộc tuy nhiên khi sắm lễ nên sắm đúng và đủ. Các lễ bao gồm những lễ sau:

  1. Lễ chay gồm có hương, hoa quả, tiền, vàng mã, nón, hài...

  2. Lễ mặn gồm thịt gà, thịt lợn, giò, chả.. được làm sạch và nấu chín. Lễ này được đặt tại ban Công đồng

  3. Lễ sống gồm có trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi. Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công đồng Tứ Phủ. Kèm theo lễ vật này cũng có thêm tiền, vàng mã.

  4. Cỗ mặn sơn trang: gồm những đồ như cua ốc, bún ớt, chanh quả, xôi chè...

  5. Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu gồm oản, quả, hương hoa, hia hài, nón áo, gương lược... và những đồ vật tượng trưng những đồ chơi người ta hay làm cho trẻ nhỏ (cành hoa, con chim, chiếc kèn, cái trống...)

Lưu ý: Lễ phật không dùng lễ mặn, vàng mã. Kiêng đặt tiền giấy hay hàng mã ở ban thờ Phật, Bồ tát. Tiền thật không nên đặt vào hương án của chính điện mà cho vào hòm công đức.

 Sắm lễ vào phủ Tây Hồ

Trình tự lễ theo các ban tại phủ:

Vào phủ Tây Hồ đầu tiên chúng ta sẽ lễ ở phủ chính với các ban thờ được chia thành 3 lớp (tượng trưng cho 3 nếp của tam quan).

  • Lớp thứ nhất thờ Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh và Hội đồng các quan.

  • Lớp thứ hai là cung Tam toà, ban thờ này không có tượng mà chỉ có ngai và ở đây không có ban thờ Tứ phủ chầu Bà.

  • Lớp thứ ba thờ Tam tòa Thánh Mẫu. 

Phía sâu trong phủ là hậu cung, chính giữa là ban thờ Mẫu và Tam tòa Thánh Mẫu theo tín ngưỡng của người Việt. 

Tượng Mẫu Liễu Hạnh được đặt ở giữa, mặc áo đỏ và trùm khăn đỏ. Bên trái thấp hơn sẽ là Mẫu Thượng Ngàn, mặc áo xanh và trùm khăn xanh. Bên phải là bàn thờ Mẫu Thoải, mặc áo trắng và chùm khăn trắng. Ba vị mẫu là đại diện cho năng lực tạo nên chúng sinh muôn loài, là cội nguồn của sự sống và đưa đến cho con người cuộc sống hạnh phúc ấm no.

Nối tiếp ra bên gian ngoài là ban thờ Ngọc Hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu và hội đồng các quan, quan Hoàng Bảy, quan Hoàng Mười. 

Sau khi lễ xong phủ chính du khách sẽ lễ ở Điện Sơn Trang

Điện Sơn Trang là nơi thờ Thượng Ngàn Thánh mẫu – vị mẫu đứng ngôi thứ 2 trong Tam Tòa Thánh Mẫu được đặt bên phải phủ chính. Điện còn có chầu lục chầu bé cùng 12 cô sơn trang đi theo hầu Mẫu Thượng Ngàn. Tượng Ngũ Hổ được thờ ở Hạ Ban – bàn thờ phía dưới của ban thờ Công Đồng. Hai ông Lốt – ông rắn màu trắng và màu xanh quấn quanh hai thanh xà ngang thuộc tầng cao nhất của điện.

Cuối cùng du khách đến lễ ở lầu cô, lầu cậu

Lầu cô lầu cậu nằm ở bên ngoài và tọa lạc ở hai bên trái phải của phủ chính. Đây là nơi thờ những người cận hầu của các vị quan trong Phủ. 

Phủ Tây Hồ Hà Nội là một trong những địa điểm du lịch tâm linh, có lịch sử lâu đời mà bạn nhất định phải ghé khi đến Hà Nội. Nếu bạn là người yêu thích vẻ cổ kính xen lẫn chút hiện đại thì thủ đô Hà Nội là nơi không thể không đến khi du lịch.

Nhiều người thường thắc mắc phủ Tây Hồ thờ ai mà được nhiều người tôn kính và đến dâng lễ; thắp hương đến vậy. Câu trả lời là phủ thờ Bà chúa Liễu Hạnh – một trong những nhân vật truyền thuyết của lịch sử Việt Nam.

Tương truyền khi xưa bà là con gái của Ngọc Hoàng nhưng vì lỡ tay làm vỡ ly ngọc quý của cha nên bị đày xuống hạ giới. Bà đã dạo quanh khắp mọi nơi và chọn Hồ Tây làm nơi dừng chân để sinh sống. Tại đây bà đã giúp đỡ nhân dân trừ gian diệt ác, bảo vệ dân chúng. Bà là người sống đức độ, tài hoa nên được người dân tôn làm Thánh mẫu.

Trong một lần dạo chơi quanh hồ, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan đã tình cờ gặp được bà chúa Liễu Hạnh và đem lòng thương nhớ. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian Trạng lên đường bái kiến vua quan, bà đã rời đi. Vì quá nhớ thương nên Trạng và người dân xung quanh đã dựng nên phủ Tây Hồ để thờ bà. Từ đó đến nay, qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, đền thờ ấy vẫn được gìn giữ vẹn nguyên.

>>Xem thêm: Chợ Đồng Xuân về đêm | TÌm hiểu về nét đẹp của người Hà Nội

Địa chỉ Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhỏ nhô ra giữa Hồ Tây, thuộc làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ; cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 4km về phía Tây. Giữa thành phố ồn ào, náo nhiệt, phủ mang đến cho mọi người cảm giác của sự bình yên và tĩnh lặng.

Bạn có thể sử dụng Google Maps tra vị trí chính xác của phủ hoặc chọn một trong những chuyến xe buýt 31, 33, 55 để đến phủ.

Tam quan phủ Tây Hồ được xây dựng quy mô và công phu mang đậm nét phong cách dân gian truyền thống người Việt xưa. Các bức tả thanh long hữu bạch hổ, long phượng trình tường hay tứ linh, tứ quý đều được trang trí đắp nổi tinh tế. Bước qua cổng Tam quan của phủ là khoảng sân rộng kéo dài sát mặt hồ nước. Ở sân phía bên trái là lầu Cậu, bên phải là lầu Cô. Bên trong lầu Cô và lầu Cậu được đắp nổi hai câu sau: Hộ vệ hoàng cung dương hách trạc/ Tùy tòng Mẫu giá hiển uy linh. Đây là hai câu có ý nghĩa biểu hiện nhiệm vụ của người hầu cận Thánh mẫu.

Phía sau tam quan là phủ chính bao gồm tiền đường, trung đường, mật cung – cung cấm và động Sơn Trang. Nơi tôn nghiêm nhất của phủ là mật cung – cung cấp. Động Sơn Trang được thiết kế với ba gian, xây dựng bằng vật liệu bê tông giả gỗ. Thông thường, động này không những được xây dựng tại các phủ, đền mà còn có ở các chùa.

Không gian uy nghiêm, cổ kính bên trong gian chính của phủ.

Phủ Tây Hồ Hà Nội có gian chính là đền thờ Bà chúa Liễu Hạnh. Bên cạnh đó, phủ cũng có những gian điện thờ những vị thần khác như Ngọc Hoàng Thượng đế, Nam Tào – Nam Đẩu, Bắc Đẩu,…

Phủ từ lâu đã nổi tiếng linh thiêng về cầu may mắn và tài lộc. Vì vậy, nhiều người khi đến Hà Nội thường ghé đến đây để cầu may mắn, sức khỏe, bình an cho gia đình, bạn bè, người thân và cầu tài lộc phát đạt. Đây là địa điểm du xuân và cầu tài lộc đầu năm được rất nhiều người chọn lựa. Nếu bạn muốn đến đây tham quan; vãn cảnh phủ thì đừng quên tìm hiểu thông tin về các tour du lịch Hà Nội trọn gói và mang theo một số đồ thờ cúng như nhang thơm; trầm, trái cây tươi để dâng lễ nhé.

Phủ Tây Hồ thời gian mở cửa từ 5 giờ sáng đến khoảng 7 giờ tối. Vào những ngày đầu tháng; ngày rằm; lễ, tết; phủ thường đóng cửa muộn hơn vì lượng du khách đổ về vãn cảnh; cầu may đông gấp nhiều lần so với ngày thường. Đặc biệt, điểm lưu ý trong những ngày 13/8 & 3/3 âm lịch; ngày lễ Bà chúa Liễu Hạnh là nên cẩn thận tình trạng móc túi, xô đẩy bởi lúc này rất đông người đến dâng hương, cầu bình an.

Với người dân thủ đô, từ lâu phủ Tây Hồ Hà Nội đã trở thành điểm đến hành hương quen thuộc mỗi dịp lễ, tết về. Ngày nay, dọc hai bên đường vào phủ xuất hiện thêm nhiều quán xá bán bánh kẹo, hoa quả, đồ cúng,… tấp nập người qua kẻ lại và phủ đã được cải tạo, trùng tu một số gian nhưng  vẫn luôn giữ được nét đẹp cổ kính, linh thiêng vốn có.

Hy vọng với những chia sẻ về phủ Tây Hồ Hà Nội trong bài viết trên sẽ giúp các bạn có những ngày tham quan du lịch thật thú vị.

Video liên quan

Chủ đề