Phúc la gì

Những nội dung liên quan đến ngũ phúc sẽ lần lượt được giới thiệu trong bài viết này. Bạn cùng đọc để hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Danh Mục Nội Dung

  • 1. Ngũ phúc là gì?
  • 2. Nguồn gốc và ý nghĩa chữ phúc
    • #1. Nguồn gốc sự hình thành chữ Phúc
    • #2. Ý nghĩa của từ Phúc theo chiết tự trong tiếng Hán
    • #3. Ý nghĩa của từ Phúc trong kinh Phật
  • 3. Quan niệm của Khổng Tử về ngũ phúc là gì?
  • 4. Ngũ phúc là gì trong quan niệm của người Việt
  • 5. Biểu tượng của ngũ phúc là gì?
  • 6. Tranh ngũ phúc phổ biến hiện nay

1. Ngũ phúc là gì?

Trong thiên Hồng Phạm của Kim Thư (bộ sách của Khổng Tử và các đệ tử) thì ngũ Phúc là một từ nguyên ở trong đó. Ngũ phúc gồm có: Thọ, Phú, Khang ninh, du hảo đức (có đức tốt) và khảo chung mệnh. Đó là 5 chức Phúc như sau:

  • Trường thọ: Không bị chết non, phúc thọ là lâu dài
  • Phú quý: Tiền tài rất nhiều và địa vị tôn quý.
  • Khang ninh: Thân thể khỏe mạnh và  tâm hồn yên ổn.
  • Hiếu đức: Tính lương thiện, nhân hậu và bình tĩnh.
  • Khảo chung mệnh: Tuổi thọ kéo dài.

Phúc la gì

Biểu tượng Ngũ phúc

Bên cạnh đó, ngũ phúc trong tiếng Hán thì chữ Phúc và con dơi đồng âm với nhau. Cho nên, con người tin rằng dơi sẽ đem lại trường thịnh và thành công.  Chẳng hạn, trong triều đại nhà Thanh, dơi là linh vật được xếp đứng hàng thứ hai sau rồng. 

Vì vậy, nó là biểu tượng may mắn thêu trên long bào, dơi đỏ được thêu nhiều nhất. Nó cũng thường xuất hiện cùng với hình ảnh mây và nước trên long bào,… Điều đó cho thấy rằng dơi là một biểu tượng đem lại may mắn và thịnh vượng.

2. Nguồn gốc và ý nghĩa chữ phúc

Để hiểu về khái niệm ngũ phúc là gì? Trước hết, chúng ta tìm hiểu nguồn gốc cũng như ý nghĩa từ Phúc. Cụ thể như sau:

#1. Nguồn gốc sự hình thành chữ Phúc

Theo Giáp Cốt văn, chữ Phúc là hình ảnh một người dùng hai tay bê vò rượu giơ cao để tế thần linh và cầu sự bình an từ thần linh ban phước. Nếu bạn đã từ biết sơ qua về chữ Hán thì Kết cấu chữ Phúc gồm bộ thị ( 示 ) thường đi liền ký tự phúc (nhất 一, khẩu 口, điền田). 

Bộ thị (示) nguyên thể như hình vẽ bàn thờ với ký tự phúc mà người đời sau chiết thành “nhất khẩu điền” vốn là hình vẽ một vò rượu. Nó được hiểu theo nghĩa là cầu cho trong nhà có bình rượu luôn đầy. Điều đó thể hiện hiện rằng gia đình đầy đủ, dồi dào và ấm no. Sau đó, hình ảnh hai bàn tay dần được giản lược và hình thành chữ Phúc như hiện nay.

#2. Ý nghĩa của từ Phúc theo chiết tự trong tiếng Hán

Trong ngũ phúc là gì thì chữ Phúc có nghĩa là điều tốt lành đều gọi là Phúc. Trong Kinh Thi chia thành thành 5 phúc. Đó là Giàu – Yên lành – Thọ – Có đức tốt – Vui hết tuổi trời. Tuy nhiên, cũng có nhiều sách ghi chép lại cho rằng chức Phúc là 5 điều phúc đến nhà như Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Đây chính là niềm ao ước của con người khi mùa xuân đến. 

Phúc la gì

Chữ phúc viết bằng chữ Hán

Nếu chiết tự chữ Phúc có thể thấy toàn bộ ước mơ về cuộc sống đầy đủ. Trong đó: 

  • Bên trái là bộ thị thể hiện ước nguyện con người. 
  • Bên phải là 3 bộ chữ  liên tưởng có nhà để ở và an cư mới lạc nghiệp. 
  • Phía dưới là bộ khẩu là miệng thể hiện cả gia đình sum họp vui vẻ.
  • Phía dưới cùng là bộ điền có nhà rồi phải có ruộng để cày cấy sinh sống.

Như vậy, chữ Phúc (tiếng Hán: 福) là một ước mơ về cuộc sống bình dị yên bình và cầu mong sao cho gia đình có người, có nhà, nề nếp hiếu thuận, ấm êm. Đồng thờ có ruộng để làm ăn sinh sống. 

Đây chính là ước mơ ngàn đời của những con người lao động, không mơ sự giàu sang, phú quý. Mà chỉ ước mơ một cuộc sống giản dị tốt đẹp và bền lâu mãi mãi. 

*** Xem thêm: Ý nghĩa bức tranh tùng hạc diên niên treo tường phong thuỷ

#3. Ý nghĩa của từ Phúc trong kinh Phật

Đức Phật dạy rằng: Cứu một người phúc đẳng hà sa, với ý nghĩa là khi cứu mạng một người thì phúc đức sẽ tới với bạn. Như bạn biết, xung quanh cuộc sống có nhiều người trẻ tuổi mà đã mắc bệnh nặng. Nhưng nhờ phúc của ông bà tổ tiên bao đời làm việc thiện tích được nên con cháu khỏi bệnh, khỏe mạnh.

Vì vậy, theo quan điểm của Phật giáo, chữ Phúc trong ngũ phúc là gì không phải là những thứ mà trời đất ban tặng và cũng không phải người khác trao tặng. Mà chính là Phúc là do họ tích từ nghiệp lực chiêu cảm của chính bản thân mình. 

Đối với gia chủ làm việc tốt có thể sẽ đem lại phúc cho bản thân mình. Ngược lại, nếu bản thân làm những việc xấu sẽ khiến cho phúc chẳng thể đến được, dẫu chúng ta có chăm chỉ cầu mong, khấn lễ.

Bởi vậy. mỗi chúng ta tự tu được đức hạnh thì thế giới này sẽ thật bình yên, an vui và hạnh phúc. Lúc này, mỗi người sẽ trở thành mỗi đóa hoa đẹp nơi trần gian tịnh độ, một đóa hoa làm thắm mùa xuân ý nghĩa, an lạc và hạnh phúc.

3. Quan niệm của Khổng Tử về ngũ phúc là gì?

Đối với Khổng Tử, trong bộ sách Kinh Thư đã quan niệm ngũ phúc như sau:

Thứ nhất, Ngũ phúc gồm có Trường thọ  – Phú quý – An khang – Hảo đức – Thiện chung. Với ý nghĩa của ngũ phúc này được giải thích cặn kẽ như sau:

  • Trường thọ – Mệnh không chết sớm và có thể kéo dài tuổi thọ
  • Phú quý  – Tiền của dư dã hơn và còn có địa vị tôn quý.
  • An khang – Sức khỏe dẻo dai và tâm linh an bình.
  • Hảo đức – Thể hiện sự lương thiện và nhân hậu trầm tĩnh.
  • Thiện chung – Dự đoán được ngày chết của mình. Có nghĩa là không gặp phải tai họa bất ngờ, thân thể không ốm đau. Nhất là trong nội tâm không lo lắng hoặc phiền não và an tường tự tại mà rời khỏi nhân gian.

Khi 5 điều đó hợp lại tạo thành ngũ phúc và hình thành một cuộc sống trọn vẹn hạnh phúc. Nếu chúng tách ra thì không còn ổn nữa. Thí dụ, một  người trường thọ lại nghèo hèn qua ngày, có người phú quý nhưng thân thể không khỏe, có người nghèo hèn mà thiện chung, có người phú quý lại gặp tai họa bất ngờ, …

Trong ngũ phúc chữ Phúc thứ tư là Hảo đức rất quan trọng. Nó thể hiện tấm lòng lương thiện và nhân hậu trầm tĩnh. Chỉ có Hảo đức thì con người đôn hậu thuần khiết và từ đó nuôi dưỡng bốn phúc khác, khiến chúng không ngừng lớn mạnh. 

4. Ngũ phúc là gì trong quan niệm của người Việt

Khổng Tử là một vị học giả ở Trung Quốc nên ông có cái nhìn khác với quan điểm người Việt. Chúng ta có quan điểm rõ hơn, thực tế hơn về 5 điều hạnh phúc trong cuộc sống. Năm chữ Phúc, đó là  Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Cụ thể:

  • Phú: Là sự giàu về tiền bạc, vật chất.
  • Qúy: Đài các, sang trọng và phong lưu.
  • Thọ: Sống lâu để hưởng phúc.Theo quan niệm người Việt Thọ đứng thứ 3 cũng hàm ý là trước hết phải phấn đấu Phú Quý về sau sẽ sống lâu để hưởng phú quý.
  • Khang: Đem lại khỏe mạnh về thân thể lẫn trí tuệ.
  • Ninh:  Sống yên ổn và an lành

Tất thảy là quan niệm của người Việt, một quan niệm chắc hẳn dễ hiểu, ngắn gọn. Nhưng nó bao hàm đầy đủ ước mơ về hạnh phúc của con người.

5. Biểu tượng của ngũ phúc là gì?

Như phần khái niệm đã đề cập, chữ Phúc trong tiếng Hán đồng âm với con dơi. Vì thế, mọi người tin rằng loài dơi sẽ mang lại trường thịnh và thành công. Đó cũng chính là linh vật mang tính biểu tượng của ngũ phúc. 

Phúc la gì

Biểu tượng của Ngũ phúc

Điều đó được thể hiện qua các  triều hoàng đế Mãn Châu, loài  dơi chỉ đứng hàng thứ hai sau rồng. Nó được sử dụng trang trí trên các chiếc long bào nhằm phù hộ vương quyền và mang lại sự may mắn. 

Hơn nữa, con dơi chữ Hán gọi là bức và cách đọc cùng âm [fú] với chữ phúc, phước theo nghĩa may mắn, phúc lành. Do vậy, trên mỗi tác phẩm đều điêu khắc 5ăm con dơi  tức là 5 chữ phúc (ngũ phúc) gồm có Thọ, Phú, Khang ninh, Du hiếu đức và Khảo chung mệnh.

*** Tìm hiểu thêm: Tranh Mừng Thọ Bằng Đồng

6. Tranh ngũ phúc phổ biến hiện nay

Với các nội dung liên quan đến ngũ phúc đã được đề cập trên thì chữ phúc thứ nhất, đó là Thọ được các nghệ nhân chế tác thành các mẫu tranh mừng thọ bằng đồng. Đây là một trong những tác phẩm nghệ thuật có giá trị về mặt tinh thần và vật chất đối với người sở hữu nó. 

Phúc la gì

Tranh dơi ngũ phúc đồng

Bức tranh bằng đồng này sử dụng phương pháp hoàn toàn thủ công cùng với sử dụng nhiều chất liệu đồng khác nhau. Trong đó chất liệu mạ vàng 24k là vật phẩm mang lại giá trị cao hơn so với chất liệu đồng khác.

Dưới đây là một số mẫu tranh ngũ phúc nói chung mà điển hình là trang mừng thọ, bao gồm: 

  • Tranh mừng thọ Phúc Lộc Thọ
  • Tranh mừng thọ  xuân  Tân Sửu
  • Tranh Ngọc đường Phú quý có thêm công cụ chiếu sáng đèn LED

Hy vọng các thông tin trên, bạn đã hiểu về ngũ phúc là gì cũng như các quan điểm điểm khác nhau liên quan chúng. Qua đó giúp bạn thêm trân quý và sử dụng bức tranh ngũ phúc lẫn tranh mừng thọ phù hợp.