Phương pháp hô hấp nhân tạo nào hiệu quả nhất

Hít thở là quá trình giúp con người duy trì sự sống. Tuy nhiên có không ít trường hợp gặp phải tai nạn điện giật, đuối nước, đột quỵ,...khiến quá trình hít thở bị gián đoạn và trở nên khó khăn, thậm chí là ngừng hẳn. Việc ngừng hít thở kéo dài quá 07 phút sẽ dẫn đến tử vong. Để có thể cứu sống những trường hợp nạn nhân gặp phải tai nạn như trên, phương pháp sơ cứu phổ biến được hầu hết mọi người áp dụng đó là hô hấp nhân tạo. Vậy hô hấp nhân tạo là gì? Có mấy phương pháp hô hấp nhân tạo và quy trình hô hấp nhân tạo như thế nào là đúng cách?
 

Phương pháp hô hấp nhân tạo nào hiệu quả nhất

 

Hô hấp nhân tạo là gì?

Hô hấp nhân tạo hay còn gọi là hồi sức qua đường miệng, là phương pháp sơ cứu cho nạn nhân khó thở, không thở được do ngạt nước, đuối nước, điện giật, ngủ trong không gian kín, do bị vùi lấp dưới đất, hít phải các loại khí ga, khí độc, bị tắc thở do dị vật, đờm, dãi, máu, chất nôn,....Hô hấp nhân tạo là công việc hỗ trợ, kích thích hô hấp của nạn nhân bằng cách thổi không khí từ bên ngoài vào phổi thông qua đường mũi hoặc miệng.
 

Phương pháp hô hấp nhân tạo nào hiệu quả nhất

 

Có mấy phương pháp hô hấp nhân tạo?

Chúng ta thường thấy hô hấp nhân tạo chỉ có 1 phương pháp duy nhất là thổi khí qua miệng nạn nhân. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều phương pháp hô hấp nhân tạo được các bác sĩ nghiên cứu và đưa ra, cụ thể như:

1. Phương pháp hô hấp nhân tạo “miệng đối miệng"Phương pháp hô hấp nhân tạo “miệng đối miệng” hay còn được gọi là hà hơi thổi ngạt. Đây là phương pháp đơn giản nhất, được áp dụng đầu tiên trong sơ cứu. Với các bước thực hiện đơn giản, mang đến hiệu quả cao nên hiện nay phương pháp hô hấp nhân tạo này được sử dụng rất phổ biến.

2. Phương pháp SilvesterPhương pháp Silvester là phương pháp hô hấp nhân tạo được bác sĩ H.R.Silvester nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm vào thế kỷ thứ 19. Đây là phương pháp cổ điển cũng mang đến hiệu quả cao nhưng ít người áp dụng.

3. Phương pháp Holger NielsenPhương pháp Holger Nielsen hay còn được gọi là phương pháp hô hấp nhân tạo H.N, được mô tả trong ấn bản đầu tiên của Cẩm nang Hướng đạo sinh xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1911. Với phương pháp này, bạn sẽ không phải áp miệng mình vào miệng nạn nhân nhưng vẫn có khả năng cứu sống họ. Hiện nay, phương pháp này cũng ít được áp dụng.

Hướng dẫn các bước hô hấp nhân tạo đúng quy trình

Nhìn chung, hô hấp nhân tạo là phương pháp sơ cứu đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, người thực hiện phải tiến hành các bước hô hấp nhân tạo theo đúng quy trình. Mỗi một phương pháp hô hấp nhân tạo sẽ có cách thực hiện khác nhau, cụ thể như sau:

1. Phương pháp hô hấp “miệng đối miệng”

► Bước 1: Đặt bệnh nhân nằm thẳng và kéo đầu ngửa ra sau một cách tối đa. Nếu cần thiết và có điều kiện, hãy kê một chiếc gối ở gáy nạn nhân.

► Bước 2: Quỳ ở bên trái, ngang vị trí vai của nạn nhân để tiến hành hô hấp nhân tạo.

► Bước 3: Dùng tay móc dị vật, đờm, dãi hoặc máu trong miệng nạn nhân ra ngoài để khai thông đường thở.

► Bước 4: Dùng tay phải bóp nhẹ hai cánh mũi đồng thời dùng tay trái đẩy cằm nạn nhân xuống để miệng há ra thật to.

► Bước 5: Hít một hơi thật sâu sau đó kề miệng mình sát miệng nạn nhân rồi thổi vào thật mạnh. Thực hiện thao tác này khoảng 12 - 16 lần/phút.

► Bước 6: Trong quá trình tiến hành hô hấp nhân tạo, người thực hiện cần theo dõi xem ngực nạn nhân có phồng lên xẹp xuống hay không. Nếu không có hiện tượng trên thì cần phải chỉnh lại đầu nạn nhân để cho ngửa ra sau tối đa.

Lưu ý: Trong trường hợp phần hàm và mặt nạn nhân có thương tích không thể mở ra được, người thực hiện sơ cứu có thể tiến hành thổi ngạt vào mũi hoặc dùng một ống đặc biệt để thổi vào miệng nạn nhân. Ngoài ra để phương pháp hô hấp nhân tạo mang đến hiệu quả tốt nhất thì có thể kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực.
 

Phương pháp hô hấp nhân tạo nào hiệu quả nhất

2. Phương pháp hô hấp Silvester

► Bước 1: Đặt nạn nhân nằm thẳng ở tư thế ngửa đồng thời nâng cao vai nạn nhân bằng cách lót gối để giúp đầu nạn nhân ngửa ra sau.

► Bước 2: Người thực hiện hô hấp nhân tạo sẽ ngồi thẳng ở phía trên đầu nạn nhân đồng thời nắm chặt cổ tay nạn nhân.

► Bước 3: Cầm tay nạn nhân và từ từ nâng lên phía đầu để giúp nạn nhân có thể hít không khí vào.

► Bước 4: Ép hai cánh tay vào nhau sau đó đẩy mạnh và sát về phía ngực để giúp nạn nhân thở ra.

Lặp lại lần lượt bước 3 và bước 4 khoảng 12 - 20 lần/phút, thực hiện liên tục trong khoảng 5 phút. Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu hồi tỉnh, cần phải tiến hành đổi phương pháp hô hấp nhân tạo và nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế.
 

Phương pháp hô hấp nhân tạo nào hiệu quả nhất

 

3. Phương pháp Holger Nielsen

► Bước 1: Đặt nạn nhân nằm sấp, hai tay úp chồng lên nhau và kê cằm lên trên.

► Bước 2: Người tiến hành hô hấp nhân tạo quỳ xuống trước đầu nạn nhân, đặt hai bàn tay lên xương bả vai ngang nách nạn nhân.

► Bước 3: Giữ hai tay thẳng, chồm người tới trước, ấn mạnh xuống lưng nạn nhân rồi buông ra đột ngột.

► Bước 4: Nắm hai cánh tay của nạn nhân gần mỏm khuỷu, kéo cánh tay lên trên và về phía đầu nạn nhân. tiếp theo đặt tay về tư thế lúc đầu và tiếp tục làm thao tác giúp thở ra.

Thực hiện bước 3 và bước 4 từ 10 - 12 lần trong một phút đồng thời liên tục theo dõi phản ứng của nạn nhân. Phương pháp này thường được áp dụng sơ cứu cho nạn nhân bị đuối nước để tống nước từ trong bụng ra ngoài.
 

Phương pháp hô hấp nhân tạo nào hiệu quả nhất

 

Trên đây là hướng dẫn các bước hô hấp nhân tạo đúng quy trìnhPhương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết quy trình hô hấp nhân tạo như thế nào là đúng cách, đồng thời biết làm sao để có thể cứu sống được những nạn nhân bị đuối nước, điện giật, ngất xỉu,...khi họ gặp phải nguy kịch do không thở được hoặc hô hấp khó khăn.

Hít thở là một quá trình sinh lý giúp duy trì sự sống. Việc ngừng hít thở chỉ khoảng 5 phút sẽ để lại những di chứng nặng nề khó có thể hồi phục và nếu kéo dài quá 7 phút, nạn nhân sẽ bị tử vong. Do đó, việc nắm vững kỹ thuật, phương pháp hô hấp nhân tạo đúng cách sẽ giúp bạn duy trì sự sống đồng thời bảo vệ sức khỏe cho những người xung quanh nếu chẳng may gặp phải các tai nạn gây nghẹt thở, khó thở.
 

Phương pháp hô hấp nhân tạo nào hiệu quả nhất

 

Hô hấp nhân tạo là gì?

Hô hấp nhân tạo hay còn gọi là hồi sức qua đường miệng là một hình thức “thông gió nhân tạo” - Công việc hỗ trợ và kích thích hô hấp bằng cách thông khí cho phổi, các cơ quan hô hấp ở bên ngoài hoặc ở nội bộ bên trong cơ thể. Có nhiều hình thức hô hấp nhân tạo và tất cả đều có một đặc điểm chung là giúp cung cấp không khí cho người khó thở hoặc không thể thở được.

Hô hấp nhân tạo là một kỹ năng sơ cứu cần thiết và quan trọng, được sử dụng riêng hoặc dùng kết hợp trong hầu hết các giao thức hồi sức tim, phổi (tổ hợp thao tác cấp cứu để đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch).
 

Phương pháp hô hấp nhân tạo nào hiệu quả nhất

 

Hô hấp nhân tạo có tác dụng gì?

Hít thở là một hoạt động cần thiết để duy trì sự sống. Việc hít thở giúp cung cấp đầy đủ oxy để các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường. Nếu do nguyên nhân nào đó mà một người bị khó thở hoặc không thể hít thở được, nguồn oxy bị gián đoạn sẽ làm cho các tế bào tê liệt và khiến nạn nhân tử vong.

Khi bị thiếu oxy, các tế bào thần kinh và não bộ sẽ là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng. Ở 3 - 5 phút đầu tiên, các tế bào vẫn còn có thể được cứu chữa và hồi phục lại bình thường. Từ 5 - 7 phút, não sẽ bị tổn thương vĩnh viễn. Từ 6 - 8 phút, nạn nhân sẽ bị tử vong.

Do vậy khi gặp một người bị khó thở hoặc ngừng thở, việc đầu tiên cần phải làm là cung cấp đủ oxy cho cơ thể trong khoảng 3 - 5 phút đầu tiên. Bởi nếu kéo dài quá lâu, dù có thể cứu sống được nạn nhân thì vẫn sẽ để lại những di chứng cực kỳ nghiêm trọng như liệt một phần hoặc liệt toàn thân, gặp vấn đề về thần kinh hay phải sống đời sống thực vật vĩnh viễn. Bởi lúc này não bộ đã bị tổn thương và gần như không thể phục hồi lại bình thường.

Từ đó, các giao thức hồi sức tim phổi nói chung hay hô hấp nhân tạo nói riêng đã ra đời. Khi tiến hành hô hấp nhân tạo, người sơ cứu sẽ đẩy không khí vào phổi nạn nhân thông qua đường miệng hoặc mũi, giúp bổ sung thêm oxy để duy trì khả năng hoạt động của các tế bào và giữ cho nạn nhân không tử vong hoặc bị tổn thương não bộ.
 

Phương pháp hô hấp nhân tạo nào hiệu quả nhất

 

Có mấy cách hô hấp nhân tạo?

Kể từ khi tổ chức sơ cấp cứu đầu tiên - Hội phục hồi những người bị chết đuối - được thành lập vào năm 1767 ở Amsterdam (Hà Lan), đã có khá nhiều phương pháp hô hấp nhân tạo được các bác sĩ nghiên cứu và đưa ra. Cụ thể như:

Hô hấp nhân tạo “Miệng đối miệng”: Hay còn gọi là hà hơi thổi ngạt, đây là phương pháp sơ khai nhất, được áp dụng đầu tiên trong sơ cấp cứu.

► Phương pháp Silvester: Được bác sĩ HR Silvester đưa ra vào thế kỷ thứ 19.

► Phương pháp Holger Nielsen: Hay còn gọi là phương pháp H.N, được mô tả trong ấn bản đầu tiên của Cẩm nang Hướng đạo sinh xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1911.

► Phương pháp Katsu: Là một phần của kỹ thuật phục hồi Kappo thường được sử dụng trong các môn võ thuật như Judo hay Danzan Ryu ở Nhật Bản.

Các trường hợp cần sử dụng hô hấp nhân tạo

Hô hấp nhân tạo được sử dụng để sơ cấp cứu cho những trường hợp mà nạn nhân khó thở hoặc không thể thở được, hoạt động hô hấp bị ngừng hoàn toàn, nạn nhân nằm yên, không cử động, sắc mặt trắng nhợt hoặc tím tái. Cụ thể hơn, hô hấp nhân tạo được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Ngạt thở do ngạt nước, chết đuối.

- Ngừng thở do gặp phải các loại tai nạn khác như: điện giật, ngủ trong không gian kín,….

- Ngạt thở do bị vùi lấp dưới đất, cát hoặc bị đất, cát che kín mũi, miệng.

- Ngạt thở do hít phải các loại khí gas, khí độc,….

- Ngạt thở do bị tắc đường hô hấp trên (bị bóp cổ; bị tắc thở do dị vật, đờm, dãi, máu, chất nôn;…).

Phương pháp hô hấp nhân tạo đúng kỹ thuật

1. Phương pháp hô hấp “miệng đối miệng”:

- Đặt người bị nạn nằm ngửa, người tiến hành sơ cứu ngồi quỳ bên trái, ngang vai nạn nhân. Kéo cho đầu nạn nhân ngửa ra sau một cách tối đa. Nếu cần thiết có thể kê một chiếc gối ở dưới gáy.

- Khai thông đường thở cho người bị nạn (dùng tay móc hết đờm, dãi, máu hoặc dị vật trong miệng ra ngoài).

- Dùng tay phải bóp nhẹ hai cánh mũi, tay trái đẩy cằm của nạn nhân để miệng há ra thật to.

- Đặt một miếng gạc hoặc vải mỏng, sạch lên miệng nạn nhân (nếu có điều kiện và muốn đảm bảo vệ sinh, hạn chế lây bệnh).

- Hít một hơi thật sâu rồi kề miệng mình sát miệng nạn nhân và thổi vào thật mạnh.

- Lặp lại bước này từ 12 - 16 lần/phút.

Phương pháp hô hấp nhân tạo nào hiệu quả nhất

- Khi tiến hành cần theo dõi kỹ xem lồng ngực nạn nhân có phồng lên rồi xẹp xuống hay không. Nếu không thấy hiện tượng trên tức là có thể đã thổi hơi vào dạ dày. Lúc này sẽ cần phải điều chỉnh lại cho nạn nhân ngửa cổ ra sau một cách tối đa.

- Trong một số trường hợp như: phần hàm - mặt của nạn nhân có thương tích không thể mở ra được, thực hiện hô hấp nhân tạo ở trong nước, không thể khai thông đường thở ở mồm, người sơ cứu có thể tiến hành thổi vào mũi hoặc dùng một ống đặc biệt thổi vào mồm nạn nhân.

2. Phương pháp Silvester:

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cấp cứu ngồi ở phía đầu của nạn nhân.

- Cầm cánh tay nâng lên phía đầu để giúp người bị nạn hít vào.

- Ép hai cánh tay vào nhau và đẩy mạnh, sát về phía ngực để giúp người bị nạn thở ra.

- Thực hiện lặp lại hai bước trên 16 lần mỗi phút.
 

Phương pháp hô hấp nhân tạo nào hiệu quả nhất

 

3. Phương pháp Holger Nielsen:

- Đặt người bị nạn nằm sấp, Đầu gối lên hai mu bàn tay. Người cấp cứu ngồi ở phía đầu của nạn nhân.

- Đẩy hai khuỷu tay của người bị nạn lên cao.

- Ấn mạnh vào lưng của nạn nhân.

- Lặp lại hai bước trên 16 lần mỗi phút.
 

Phương pháp hô hấp nhân tạo nào hiệu quả nhất

 

Đến giữa thế kỷ 20, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hô hấp nhân tạo “Miệng đối miệng” là cách đơn giản và hiệu quả hơn cả. Do đó, cộng đồng y tế hiện nay đã và đang thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi giải pháp này để sơ cứu trên toàn thế giới.

Trên đây là một số thông tin về phương pháp hô hấp nhân tạo đúng cáchKiến Thức 24h muốn chia sẻ đến bạn đọc. Khi gặp nạn, cứ mỗi phút việc sơ cứu bị chậm trễ là nạn nhân lại tiến gần hơn tới tử vong hoặc nhẹ hơn cũng là tình trạng thương tật nghiêm trọng vĩnh viễn. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này, các bạn đã biết cách hô hấp nhân tạo đúng kỹ thuật, giúp bảo vệ mạng sống và sức khỏe cho những người xung quanh nếu chẳng may gặp phải một số tai nạn nghiêm trọng.