Qua bài thơ Những cánh buồm em có suy nghĩ như thế nào về tình cảm gia đình

Câu 1.(trang 39 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo) Đọc lại ba văn bản Những cánh buồm, Mây và sóng, Con là... và điền thông tin vào bảng sau:

Văn bản

Nội dung chính

Nhận xét về cách thể hiện tình cảm gia đình qua ba văn bản

Những cánh buồm

Bài thơ Những cánh buồm thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, tác giả còn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Tình cảm giữa cha và con được thể hiện qua biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ; cách dùng từ giàu hình ảnh và cảm xúc…

Mây và sóng

Bài thơ Mây và sóng đã ngợi ta tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Tình cảm giữa mẹ và con được thể hiện qua hình ảnh giàu tính tượng trưng, hình thức đối thoại lòng trong lời kể của em bé…

Con là…

Tình yêu thương vô bờ bến của người cha đối với con.

Tình cảm của cha dành cho con được thể hiện qua những hình ảnh so sánh độc đáo.

Câu 2.(trang 39 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo) Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý đến những yếu tố nào về hình thức và nội dung?

- Nội dung: Bài thơ diễn tả cảm xúc gì? Của ai?

- Hình thức: thể thơ, hình ảnh, từ ngữ, nhịp điệu…

Câu 3.(trang 39 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo) Các văn bản trong bài học này gợi cho em những suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?

Các văn bản trong bài học này gợi cho em một ý nghĩ vô cùng to lớn là tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng, chúng ta nên trân quý nó và yêu thương những người trong chính gia đình mình.

Câu 4.(trang 39 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo) Điền những yêu cầu của kiểu đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ vào sơ đồ trong SGK.

- Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:

   + Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

   + Trình bày cảm xúc về một bài thơ và sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

   + Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.

Câu 5.(trang 39 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo) Qua bài học này, em rút ra kinh nghiệm gì về cách tham gia thảo luận trong nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất?

- Nêu được những quan điểm của bản thân về vấn đề cần thảo luận.

- Khi thảo luận, cần ghi chép ngắn gọn các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng mà bạn đưa ra.

Câu 6.(trang 39 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo) Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?

Gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người. Ở đó có những người thân luôn yêu thương, bảo vệ và sẻ chia với chúng ta. Bởi vậy, con người cần phải trân trọng gia đình của mình.

Với soạn bài Những cánh buồm Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: chuẩn bị đọc, trải nghiệm cùng văn bản và suy ngẫm và phản hồi sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.

Những cánh buồm

* Chuẩn bị đọc

Gia đình là nơi chúng ta gắn bó và có nhiều kỉ niệm. Hãy nhớ lại một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân để chia sẻ vớ các bạn trong lớp.

Trả lời: 

– Đó là lần sinh nhật thứ 10 của em. 

– Hôm đó, em ngủ dậy với tâm trạng háo hức nhận những món quà, lời chúc từ người thân và bạn bè. Nhưng tất cả mọi người vẫn bình thường dường như không có gì đặc biệt so với ngày thường. 

– Em đã rất buồn và nghĩ mọi người đều đã quên đi sinh nhật của mình.

–  Nhưng thực ra là bố mẹ cùng mọi người đã tổ chức sinh nhật bất ngờ cho em. Em rất vui mừng và cảm động, em sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm vui vẻ ấy.

* Trải nghiệm cùng văn bản:

Câu 1. Em hình dung như thế nào về hình ảnh người cha và con qua câu thơ “Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng/ Nghe con bước lòng vui phơi phới”?

Trả lời: 

– Qua câu thơ, em hình dung được một buổi sáng rực rỡ với cảnh cha dắt con đi dạo trên bờ biển như mở ra những nốt ngân tươi vui, trong trẻo. 

+ Thời gian như reo vui cùng những bước chân nhỏ bé của con. Và cha lắng nghe niềm vui ngân nga trong hồn khi nghe tiếng chân con bước. 

+ Thời gian ở đây như một minh chứng vô hình cho hạnh phúc đơn sơ và rất đỗi thiêng liêng của con người. 

+ Cái vẻ đẹp rực rỡ của ngoại cảnh, cái nốt ngân lặng lẽ của thời gian đều được tỏa sáng.

Câu 2. Câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…” thể hiện mong muốn gì của người con?

Trả lời: 

– Câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…” như lời thì thầm vang lên từ chính nơi sâu thẳm của tâm hồn trẻ thơ. 

+ Chính vì biển quá bao la mà cậu bé muốn khám phá trên một cánh buồm “trắng” đầy ước mơ tuổi thơ.

+ Cậu bé ước mơ được thấy người, thấy nhà cửa, thấy cây cối ở phía chân trời xa. 

+ Cậu khao khát được hiểu biết mọi thứ trên đời.

+ Cậu còn ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, về cuộc sống.

Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu thơ: “Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”?

Trả lời: 

– Em hiểu về câu thơ: “Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”: Người cha vô cùng hạnh phúc và như trẻ lại khi tìm lại mình, tìm lại được những khát vọng thuở trước trong tiếng ước mơ của con. Những khát vọng của con cũng là những khát vọng của cha ngày thơ ấu. Gặp lại những khát vọng ấy nơi con, lòng cha nhen nhóm lên bao hi vọng. Hi vọng con sẽ mang khát vọng của con và cha đi xa hơn nữa trong cuộc đời. Những điều cha chưa làm được từ nay sẽ được gửi gắm nơi con.

* Suy ngẫm và phản hồi

1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Những cánh buồm  là một bài thơ?

Trả lời: 

– Những dấu hiệu giúp em nhận thấy đây là một bài thơ là: 

+ Một câu thường có 5 đến 7 chữ được viết theo thể thơ tự do, được chia thành nhiều đoạn nhỏ khác nhau (cứ 4 câu chia thành một đoạn).

2. Theo em, bài thơ này có gì độc đáo? Nét độc đáo ấy được thể hiện qua nhữn từ ngữ, hình ảnh, biện pháp thu từ nào?

Trả lời: 

– Bài thơ này được tác giả viết một cách rất độc đáo, thể hiện qua:

+ Từ ngữ: nhà thơ sử dụng từ mang nghĩa chuyển gợi sự liên tưởng thú vị cho người đọc.

+ Hình ảnh hai cha con cùng nhau đi dạo, hình ảnh cánh buồm gợi cho người đọc những xúc cảm về ước mơ thuở nhỏ.

+ Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ hình ảnh “ánh trăng” tạo nên sự hàm xúc cho câu thơ, thể hiện những giọt mồ hôi của người cha trong quá trình nuôi dưỡng, dìu dắt con thành người.

3. Bài thơ có chứa các yếu tố miêu tả và tự sự không? Nếu có em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố đó.

Trả lời: 

– Bài thơ có chứa các yếu tố tự sự và miêu tả:

+ Tự sự: kể về những cuộc đối thoại giữa hai cha con về những thắc mắc trẻ thơ, về ước mơ tuổi trẻ của người cha.

+ Miêu tả: hình ảnh hai cha con dắt nhau bên bờ biển dưới nền cát mịn, ánh nắng mai hồng hay hình ảnh những cánh buồm.

– Tác dụng: 

+ Làm nổi bật tình cha con thiêng liêng nói riêng và tình cảm gia đình nói chung. 

+ Các yếu tố này giúp tác giả thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài thơ thêm ấn tượng và đặc sắc hơn.

4. Tình cảm của hai cho con được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?

Trả lời: 

– Tình cảm của hai cha con dành cho nhau được thể hiện một cách đầy chân thực qua những câu hỏi ngây ngô của cậu bé và những câu trả lời với tiết tấu chậm của người cha. 

– Người cha không hề tỏ ra ngạc nhiên trước những câu hỏi của con mà khẽ mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ con. Điều đó gợi cho em về tình cảm gia đình thật thiêng liêng, nó chất chứa sự yêu thương vô bờ biến, chia sẻ và sự nhẫn lại nâng cánh ước mơ của cha dành cho con.

5. Em nhận xét như thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thế hiện qua bài thơ. 

Trả lời: 

Qua việc đọc và tìm hiểu bài thơ em cảm nhận được tình cảm, cảm xúc đầy chân thật của tác giả qua từng ngôn từ. 

-Tác giả như đang sống trong hình ảnh người cha nói ra những suy nghĩ, thể hiện tình cảm cha con và đã gieo vào lòng các bạn trẻ những thế hệ sau này một khát vọng tốt đẹp cho cuộc đời.