Quận cao bình ở đâu

Câu 1:Truyện viết về 2 nhân vật chính : Thạch Sanh, Lí Thông

- Truyện kể về việc: Cuộc đời của Thạch Sanh

Câu 2: *Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ: được thiên thần dạy đủ các võ nghệ và mọi phép thần thông, với các chiến công như đánh bại chằn tinh và đại bàng, cứu con vua Thủy Tề và thu phục các nước chư hầu.

* Lí Thông là một con người mưu mô, tiếp cần Thạch Sanh nhằm có lợi cho bản thân.

Câu 3: Chủ đề:  Thạch Sanh có xuất thân vừa phi thường vừa bình thường. Bình thường vì chàng là con của một vợ chồng nông dân nghèo khổ tốt bụng, lại sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống một mình khổ cực. Phi thường vì chàng lại chính là thái tử của Ngọc Hoàng đầu thai xuống làm người thường, được thần dạy nhiều phép thần thông và các loại võ nghệ.

Câu 4:

Những chi tiết hoang đường kì ảo:

  • Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con vợ chồng nghèo.
  • Người vợ mang thai mấy năm mà không sinh nở, mãi sau mới sinh được một cậu con trai.
  • Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ cho Thạch Sanh.

=> Các yếu tố hoang đường, kì ảo làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn cũng như góp phần gửi gắm ý nghĩa của tác phẩm.

Câu 5: so sánh: Người này khỏe như voi

=> Tác dụng : Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 

Câu 6: Thành ngữ: "Người này khỏe như voi"

"tứ cố vô thân"

Câu 7: lời dẫn trục tiếp :Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: "Người này khỏe như voi hắn về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu"

Những câu hỏi liên quan

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một cái lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng đã sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

(Thạch Sanh, SGK Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Câu: 4 #374749

 Báo lỗi

Tìm 03 từ mượn có trong đoạn trích trên và giải thích nghĩa. 

VĂN BẢN: THẠCH SANH (Truyện cổ tích)

ĐỀ 01

Cho đoạn trích:

Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được cậu con trai.

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên tử xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

(Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục)

1. (2 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Thuộc thể loại gì ? Nêu ngắn gọn khái niệm về thể loại đó ?

2. (3 điểm) Em hãy tìm những chi tiết cho thấy sự ra đời của Thạch Sanh là sự kết hợp giữa những điều bình thường và những điều bất thường (kì lạ) ? Nêu ý nghĩa của những điều bất thường đó?

3. (3 điểm) Vì sao mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị?

4. (5 điểm) Trong văn bản trên, tác giả dân gian đã xây dựng thành công hai chi tiết kì ảo, thần kỳ (Cây đàn thần và niêu cơm thần). Bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu), em hãy lựa chọn và phân tích một trong hai chi tiết kì ảo trên và cho biết ý nghĩa của chi tiết đó.

Thạch Sanh – Tóm tắt truyện Thạch Sanh. Ngày xưa, ở quận Cao Bình có vợ chồng Lục ông làm nghề đốn củi hiền lành, giàu lòng thương người. Ngọc Hoàng thương tình vợ chồng Lục ông hiếm hoi bèn cho Thế tử xuống trần đầu thai

Tóm tắt truyện Thạch Sanh – ngữ văn lớp 6

Bài làm

Ngày xưa, ở quận Cao Bình có vợ chồng Lục ông làm nghề đốn củi hiền lành, giàu lòng thương người. Ngọc Hoàng thương tình vợ chồng Lục ông hiếm hoi bèn cho Thế tử xuống trần đầu thai. Lục bà mang thai, nhưng đã nhiều năm vẫn chưa sinh nở. Rồi Lục ông qua đời… Mãi mấy năm sau, người mẹ già mới sinh được đứa con trai rất khôi ngô, đặt tên là Thạch Sanh. Chẳng bao lâu sau, mẹ hiền cũng qua đời. Thạch Sanh bơ vơ, lấy gốc đa làm nhà, kiếm củi độ thân. Ngọc Hoàng rất thương, bèn sai Thiên thần xuống trần dạy Thạch Sanh võ nghệ, các phép thần thông biến hoá, và cho búa thần làm vũ khí.

Gần vùng có Lý Thông làm nghề bán rượu. Hắn đã đón Thạch Sanh về nhà kết nghĩa làm anh em. Năm ấy, đến lượt Lý Thông phải nộp mình cho Trăn tinh, hắn bèn lập mưu để Thạch Sanh đi giết quái vật thay mình, cắt đầu và xả xác quái vật, Thạch Sanh được bộ cung tên thần bằng vàng. Xách đầu Trăn tinh về, Thạch Sanh đập cửa gọi. Hai mẹ con họ Lý hoảng hồn… Nhưng khi mở cửa, Lý Thông nhìn thấy cái đầu khổng lồ của Trăn tinh, hắn bèn doạ Thạch Sanh giết chết báu vật của vua nuôi, phải mau mau trốn đi. Thạch Sanh lại trở về gốc đa chốn cũ. Lý Thông đem đầu trăn tinh dâng nộp triều đình và hắn được vua phong tước Quận công.

Trong lễ hội kén chọn phò mã, công chúa đã bị Đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đang nằm nghĩ dưới gốc đa chợt thấy con chim lạ bay về hang ở. Nhà vua hứa gả công chúa cho người tài nào cứu được nàng. Lý Thông tìm gặp “đứa em kết nghĩa”. Thạch Sanh theo dấu máu tìm đến hang ổ đại bàng, ác điểu chống trả quyết liệt chàng dũng sĩ, nhưng nó đã bị chàng dùng cung tên vàng bắn mù cả hai mắt, dùng búa thần chém đứt vuốt sắc, bổ làm đôi đầu quái vật. Dòng dây đưa nàng công chúa thoát khỏi hang sâu, Lý Thông lại sai quân lính vần đá lấp cửa hang hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã đi khắp hang lạnh, khám phá. Thạch Sanh lại dùng cung tên thần bắn tan cũi sắt, cứu thoát Thái tử con vua Thuỷ tề đang bị Đại bàng giam hãm. Thạch Sanh được Thái tử mời xuống chơi thuỷ phủ. Nhà vua hậu đãi chàng dũng sĩ cõi trần. Để đền ơn ân nhân, vua Thuỷ tề tặng Thạch Sanh nhiều vàng ngọc, nhưng chàng khước từ, chỉ xin nhận một cây đàn thần làm. kỉ vật. Thạch Sanh lại trở về gốc đa. Hồn của đại bàng và trăn tinh căm thù hâm hãi Thạch Sanh nên đã cùng bàn mưu bị hạ ngục!

Quảng cáo

Công chúa sau khi được cứu thoát, đã bị câm. Các quan ngự y đều bó tay. Lý Thông vô cùng nóng ruột… Nằm trong ngục, Thạch Sanh lấy đàn thần ra gáy. Tiếng đàn lúc thì ai oán não nùng, lúc, thì hờn căm uất hận. Nghe tiếng đàn thần, công chúa tự nhiên nói được, nàng xin vua cha được gặp người đánh đàn.

Gặp ân nhân, công chúa vui mừng khôn xiết kể lại câu chuyện dưới hang sâu. Nhà vua tức giận bắt giam Lý Thông và giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng đã tha tội cho cả hai mẹ con về quê. Nhưng đên giữa đường cả hai mẹ con Lý Thông đều bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Vua cho Thạch Sanh làm phò mã. Mười tám nước chư hầu bất bình kéo quân vây đánh kinh đô. Thạch Sanh lại dùng đàn thần lui giặc. Hàng vạn tướng sĩ chư hầu được Thạch Sanh đãi một niêu cơm thần bé xíu mà ăn mãi chẳng hết.

Mấy năm sau, vua già yếu, nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Trung tâm cố đô Cao Bình - Nà Lữ có ngoại vi bảo vệ rộng từ 10 - 20 km bao gồm thành Mục Mã, đại đồn Khau Đồn, Háng Quang, Khau Cút đến hậu cứ nhà Mạc ở Lam Sơn, xã Hồng Việt (Hòa An) và xã Minh Tâm (Nguyên Bình).

Trước công nguyên 214 năm, thời Thục Phán với truyền thuyết "Chín chúa tranh vua", Thục Phán là một trong những chúa mạnh nhất gọi là chúa Tây Vu làm vua nước Nam Cương, đóng đô ở Bản Phủ Cao Bình, xã Hưng Đạo (Thị xã).

Thế kỷ thứ XI, Nùng Tồn Phúc nổi dậy chiếm Cao Bình - Nà Lữ làm kinh đô nước Trường Sinh vào năm Kỷ Mão (1039), vua Lý Thái Tông lên bắt được Nùng Tồn Phúc xử tội. Năm 1041, Nùng Trí Cao con Nùng Tồn Phúc lại nổi lên làm vua đặt tên nước là Đại Lịch.

Quận cao bình ở đâu

Sơ đồ khu trung tâm của nhà Mạc ở Cao Bằng vùng Cao Bình - Nà Lữ - Minh Tâm

Vua Lý thương tình cha bị diệt, đã dụ được Trí Cao về Thăng Long ăn học và lấy vợ là Trần Thị Cầm con vị tướng họ Trần đã lên Cao Bình thuyết phục Trí Cao không theo nhà Tống. Việc này đã thắt chặt mối quan hệ giữa vùng biên cương với kinh thành Thăng Long. Tháng 9 năm 1043, vua Lý cử Ngụy Trưng lên Quảng Nguyên ban cho Trí Cao đô ấn, phong hàm Thái Bảo.

Như vậy, đầu thế kỷ thứ XI, Cao Bình - Nà Lữ vẫn giữ vai trò là trung tâm chính trị vùng Quảng Nguyên với sự thống lĩnh của họ Nùng.

Thời Lê - Mạc phân tranh, năm Quý Tỵ (1593) con trai Mạc Mậu Hợp là Mạc Kính Cung thất thế ở Thăng Long chạy lên Cao Bình, xây thành đắp lũy chống nhà Lê - Trịnh nhằm đặt đế nghiệp lâu dài vững chắc, khi thời cơ đến sẽ lấy lại Thăng Long, thu phục cả nước như thuở mới sáng lập Mạc triều.

Ba đời vua Mạc ở Cao Bình (1594 - 1677), chọn nơi thiết triều ở thành Bản Phủ - Cao Bình, nhân dân hầu hết thuận phục nhà Mạc. Cung điện vua Mạc ở trong thành Nà Lữ gọi là thành Lua hiện vẫn còn dấu tích chân móng tường thành, còn bát hương ghi Đại Mạc hoàng đế. Nhà Mạc đã kết nối bang giao hữu hảo với nhà Thanh, mở rộng thông thương, dân hai bên biên giới đi lại mua bán thuận tiện ở các chợ thành Cao Bình và các chợ biên giới.

Trải qua 85 liên tục nhà Mạc ở Cao Bình đã tạo dựng được một trật tự xã hội, một nhà nước có kỷ cương, mở mang dân trí, đối nội, đối ngoại kịp thời có cách ứng xử cương nhu tùy lúc, đủ sức chống cự với các cuộc chinh phạt liên miên của nhà Lê - Trịnh. Có thể nói, so với các thời trước đó, vương triều Mạc ở Cao Bằng là thời hưng thịnh nhất.

Quận cao bình ở đâu

Đền thờ Vua Lê Thái Tổ trong thành Nà Lữ, nay thuộc xã Hoàng Tung (Hòa An, Cao Bằng).

Từ năm 1677, vua Lê Hy Tông chuyển trấn lỵ Cao Bình xuống Mục Mạ, Cao Bình - Na Lữ mất vai trò kinh thành, thị thành, quân thành, phường Nà Lữ được nông thôn hóa.

Hiện nay, Cao Bình vẫn được người dân nhớ tới như là một mảnh đất thiêng với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn