Quân Nguyên Mông là nước nào

Tháng 10 năm Hồng Vũ thứ 2 nhà Minh (1369), Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương viết thư gửi Nguyên Thuận Đế, khuyên ông ta quy hàng Đại Minh. Trong thư viết: “Hồ không có vận trăm năm, nên thuận đạo trời, quy thuộc Trung Quốc ta, đó là thượng sách”. Cái gọi là hồ vận không quá trăm năm chính là xuất xứ từ đây. Vậy vì sao triều Nguyên lại chỉ ngắn ngủi hơn 90 năm đã bị diệt vong?

Tác giả cho rằng, triều Nguyên đã phạm phải 3 sai lầm làm cơ sở dẫn đến thất bại, cuối cùng sụp đổ hoàn toàn.

Nguyên nhân trước hết là không tiến hành thi cử, không thể đưa người có học thức vào trong hệ thống cai trị.

Trong thời kỳ nhà Nguyên thống trị, trước sau tổng cộng tiến hành 16 khoa thi, lấy được tổng cộng 1139 Tiến sĩ. Số lượng người đỗ đạt như vậy so với số lượng người có học hành đông đảo thì khá là thưa. Bởi thế rất nhiều người đọc sách có tài năng không ra làm việc cho nhà Nguyên. Những người Mông Cổ quen đoạt thiên hạ trên lưng ngựa không có sự giúp đỡ của những sĩ phu người Hán cho nên năng lực cai trị rất thấp là điều có thể thấy.

Thứ hai: Không có một chế độ thừa kế ngai vàng ổn định, ngôi vua luôn luôn bị tranh giành.

Việc kế thừa ngôi vua là một đại sự thời cổ đại. Người Mông Cổ có tập quán “ấu tử thủ táo” khác hẳn chế độ con trưởng con đích kế thừa ngai vàng. Có nghĩa là người Mông Cổ đem tuyệt đại bộ phận cơ nghiệp của người cha truyền cho đứa con nhỏ nhất. Chế độ kế thừa này khi ở trên thảo nguyên du mục tương đối hữu dụng, có thể giúp đứa con út giành được địa vị. Nhưng khi ở trong vấn đề kế vị nghiệp lớn thì nó lại tiềm ẩn những rủi ro. Sau khi Thành Cát Tư Hãn chết, Oa Khoát Đài kế thừa ngôi vị Đại Hãn, nhưng con út Đà Lôi lại kế thừa tuyệt đại bộ phận binh lực của Thành Cát Tư Hãn. Đợi khi Oa Khoát Đài chết xong, gia tộc Đà Lôi dựa vào lực lượng hùng mạnh đã lật đổ quyền thống trị của gia tộc Oa Khoát Đài. Đây cũng là một trong những căn nguyên của nội chiến Mông Cổ.

Sau khi Hốt Tất Liệt thành lập triều Nguyên, vẫn chưa giải quyết vấn đề chế độ thừa kế. Trong thời gian ngắn ngủi từ 1295 đến 1368 chỉ 70 năm, triều Nguyên đã có 10 vị hoàng đế. Một vương triều hỗn loạn như vậy, tự nhiên là sẽ phải đem tuyệt đại đa số tinh lực dùng vào đấu đá nội bộ. Thêm nữa, mỗi lần nội loạn, số chết nhiều nhất lại là những cấm quân tinh nhuệ tranh ngôi vị cho nên sự tổn thương đối với sức chiến đấu nói chung của vương triều là rất lớn. Sau đó, đến thời Nguyên mạt, các cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, Chu Nguyên Chương bắc phạt, nội bộ triều Nguyên vẫn còn bị hãm trong cuộc đấu đá.

Thứ ba là triều Nguyên liệt người Hán vào đẳng cấp tiện dân thấp nhất.

Thời kỳ đầu nhà Nguyên thống trị, đem toàn bộ dân chúng trong nước chia thành 4 đẳng cấp. Trong đó người Mông Cổ là nhất đẳng, các cư dân ở Tây Vực là nhị đẳng, người Hán ở trong lãnh thổ nước Kim, người Khiết Đan, người Nữ Chân là tam đẳng còn đại bộ phận người dân từ sông Hoàng Hà về phía Nam liệt hết là “Nam nhân”.

Cuối cùng, sự thống trị của triều Nguyên chính là bị khởi nghĩa của nông dân từ phương Nam lật đổ. Cho nên triều Nguyên ngay từ đầu đã phạm sai lầm, đem dân chúng phân chia ra thành 4 đẳng cấp.

Mấy trăm năm sau, những người thống trị Mãn Thanh chính là học được bài học của triều Nguyên nên đã mở khoa thi, định chế độ kế thừa, và các biện pháp khác, mới có thể duy trì được đến tận năm 1911.

Sơ lược về ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên?

Theo dòng lịch sử trãi qua ba lần dành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên quân và dân nhà trần đã tạo nên được những thắng lợi vẻ vang cho dân tộc, và khẳn định được sự đoàn kết cùng với những quốc sách và chiến lược sáng suốt của quân dân Đại Việt. Vậy để hiểu sơ lược về ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Sơ lược về ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên:
  • 2 2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên:
    • 2.1 2.1. Nguyên nhân thắng lợi:
    • 2.2 2.2. Ý nghĩa lịch sử:

(Last Updated On: 27/03/2022)

Cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII khi đế quốc Mông Cổ được thành lập đã tiến hành xâm lược nhà Nam Tống, lập ra nhà Nguyên ở Trung Quốc. Để bành trướng thế lực xuống phía Nam, chúng đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn.

– Cuộc kháng chiến lần 1 (1258):

Năm 1257, vua Mông Cổ quyết định tấn công tiêu diệt Nam Tống. Trong đợt tấn công này, một đạo quân gồm 3 vạn do Khađai chỉ huy được lệnh đánh vào Đại Việt, sau đó đánh vào Quảng Tây và phối hợp với các đạo quân khác. Trước khi đánh vào nước ta, tướng Mông Cổ cho sứ giả sang dụ hàng vua Trần nhưng đã bị vua Trần bắt trói. Chờ mãi không thấy, quân Mông Cổ chia 2 đường dọc sông Thao tiến vào.

Đầu năm 1258, giặc kéo đến Bình Lệ Nguyên (Tam Đảo, Vĩnh Yên), cuộc giao chiến xảy ra. Quân Trần rút về Phù Lỗ, quân giặc đuổi đến Đông Bộ Đầu. Nhà Trần chủ trương rút khỏi kinh thành Thăng Long và cùng nhân dân thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”. Chiếm được kinh thành, quân Mông Cổ gặp nhiều khó khăn vì không có lương thực. Lơi dụng cơ hội đó, quân Trần phản công, đánh bật quân giặc khỏi Thăng Long, buộc chúng phải tháo chạy về Vân Nam. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

– Cuộc kháng chiến lần 2 (1285):

Đầu năm 1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan cầm đầu lại ồ ạt kéo sang xâm lược nước ta. Các trận đánh lớn diễn ra quyết liệt ở nhiều vùng biên giới. Thấy thế giặc mạnh, Trần Hưng Đạo quyết định rút quân về Vạn Kiếp (Chí Linh – Hải Dương).

Quân nhà Trần lại thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” để chống giặc. Cùng thời gian, cánh quân Toa Đô chỉ huy đánh vào Nghệ An, nhằm thực hiện chiến lược hai gọng kìm, tiêu diệt quân Trần. Trần Quốc Tuấn và vua Trần lui ra các lộ ở miền biển Thanh Hóa. Quân giặc rơi vào khó khăn vì thiếu đói và bệnh tật. Nhân cơ hội đó, Trần Quốc Tuấn cho quân liên tục tấn công, tiêu diệt địch ở Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), Chương Dương (Thường Tín, Hà Tây), Thăng Long.

Tháng 6/1285, quân giặc tháo chạy, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát thân, Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết. Đất nước sạch bóng quân xâm lược.

– Cuộc kháng chiến lần 3 (1287 – 1288):

Thất bại nhục nhã ở Đại Việt khiến vua Nguyên hết sức căm giận. Vua Nguyên hạ lệnh điều hàng chục vạn quân, hàng trăm chiến thuyền sang xâm lược Đại Việt lần thứ 3.

Tháng 12/1287, quân Nguyên ồ ạt tràn vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy đánh vào Lạng Sơn, rồi tiến xuống phía Nam đóng tại Vạn Kiếp. Cánh quân thủy gồm 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào cửa sông Bạch Đằng, để hội quân với Thoát Hoan ở Vạn Kiếp. Đoàn thuyền lương của giặc do Trương Văn Hồ chỉ huy đã bị Trần Khánh Dư bố trí phục kích tại Vân Đồn. Số lương còn lại bị quân Trần chiếm.

Tháng 1/1288, Thoát Hoan cho quân tiến vào Thăng Long nhưng bị chống trả rất kịch liệt. Quân giặc phần thì bị thiếu lương, phần thì bị ốm đau nên rơi vào cảnh khó khăn, thiếu thốn, buộc phải rút về nước. Nhân cơ hội đó, quân dân nhà Trần đã đứng lên tiêu diệt các đạo quân của giặc, giành thắng lợi nhanh chóng.

2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên:

2.1. Nguyên nhân thắng lợi:

Với ba lần đánh thắng quân Mông – Nguyên xâm lược, Quân và dân nhà Trần đã làm nên những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Thắng lợi đó là minh chứng hùng hồn, khẳng định sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình của vương triều Trần cùng tinh thần tự lực, tự cường, ý chí cố kết cộng đồng và quyết tâm bảo vệ non sông, bờ cõi của quân, dân Đại Việt.

Sau khi chinh phục được nhiều quốc gia và xây dựng nên một đế chế hùng mạnh từ bờ Đông biển Hắc Hải đến bờ Tây Thái Bình Dương, quân Mông Cổ tiếp tục tấn công hòng chinh phục Nam Tống và đánh chiếm các nước ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á. Để thực hiện mưu đồ này, Đại hãn Mông Cổ cho quân đánh chiếm Đại Việt làm bàn đạp tiến công Nam Tống và tiến hành “kế ở lâu dài” phát triển xuống khu vực Đông Nam châu Á. Tháng 01 năm 1258, khoảng bốn vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến hành xâm lược Đại Việt, tuy nhiên đội quân này đã bị quân và dân nhà Trần đánh bại. Sau cuộc tiến công lần đầu không thành, năm 1285, quân Mông – Nguyên tiến hành đánh chiếm nước ta lần thứ hai với quy mô lớn nhất (khoảng 60 vạn quân), mức độ ác liệt hơn, song vẫn không giành được thắng lợi. Không chấp nhận thất bại, năm 1288, quân Mông – Nguyên tiếp tục tiến công xâm lược lần thứ ba với mục đích rửa “nỗi nhục” tại đất nước nhỏ bé này và một lần nữa chúng lại phải cúi đầu khuất phục trước quân, dân Đại Việt.

Về phía Đại Việt, sau khi nắm quyền từ tay nhà Lý, nhà Trần tiếp tục đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, làm nên hào khí Đông A với những chính sách ưu việt, nổi bật là việc chăm lo củng cố triều chính, binh bị, bố phòng đất nước, khoan thư sức dân, v.v. Khi biết tin quân Mông – Nguyên chuẩn bị xâm lược nước ta, vua tôi nhà Trần đã đoàn kết một lòng cùng với nhân dân cả nước khẩn trương làm công tác chuẩn bị để đánh giặc giữ nước. Trong vòng 30 năm (1258 – 1288), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của vương triều Trần, quân và dân Đại Việt đã ba lần đánh bại quân Mông – Nguyên xâm lược, bảo vệ vững chắc giang sơn, bờ cõi. Có được chiến thắng trước đội quân xâm lược hùng mạnh là do nhiều yếu tố hợp thành; trong đó, yếu tố cơ bản, quan trọng là “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức” và sự chỉ đạo chiến lược sáng suốt, tài tình của Bộ Thống soái Đại Việt, đứng đầu là các vua Trần và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

– Toàn dân đánh giặc, đoàn kết, quyết thắng: tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh triều đình cất giấu lương thảo, của cải, thực hiện “vườn không nhà trống”, tự vũ trang đánh giặc, hăng hái tham gia các đội dân binh,…

– Chuẩn bị chu đáo của nhà Trần: chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.

– Quý tộc, vương hầu nhà Trần đoàn kết: chủ động giải quyết mối bất hòa trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuấn là tiêu biểu.

– Quân đội nhà Trần tinh nhuệ, quả cảm, có tinh thần hy sinh, quyết thắng.

– Sự đóng góp của các danh tướng: Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật.

– Nghệ thuật quân sự:

+ Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, “thanh dã”.

+ Tránh mạnh, đánh yếu

+ Buộc địch đánh theo cách đánh của ta

+ Buộc địch lâm vào bị động

+ Chớp thời cơ.

2.2. Ý nghĩa lịch sử:

– Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

– Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân ta.

– Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự vẻ vang của dân tộc.

– Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá: Củng cố khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

– Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam.

Như vậy, trong cả ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, nhờ nắm chắc tình hình, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, sở đoản của giặc, Bộ Thống soái nhà Trần đã có những chỉ đạo chiến lược: thực hiện các cuộc rút lui nhằm bảo toàn lực lượng; kéo dài thời gian kháng chiến để chuẩn bị phản công; tiến hành triệt để kế “thanh dã”, cắt đứt nguồn cung cấp, tiếp tế lương thảo của giặc, qua đó, làm cho chúng rơi vào tình cảnh khốn đốn, tinh thần hoang mang, ý chí chiến đấu giảm sút và không thực hiện được ý định đánh nhanh, thắng nhanh. Sự chỉ đạo chiến lược của triều đình nhà Trần là nhất quán, xuyên suốt trong ba cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên và là sách lược duy nhất đúng trong cuộc đối đầu với đội quân hùng mạnh, thiện chiến, quen trận mạc. Sự chỉ đạo chiến lược đó khẳng định tầm nhìn, tư duy sáng tạo, khả năng tổ chức của Bộ Thống soái Đại Việt, đứng đầu là các vua Trần và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời là bài học quý cần vận dụng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Chủ đề